VOA
Tiếng Việt
04/05/2019
Huy động mọi người
dân làm báo để chống lại nền báo chí có định hướng của nhà cầm quyền và nhờ đó
sẽ giúp phân tán quyền lực truyền thông của nhà nước, một nhà báo tự do lưu
vong ở Mỹ nói về kinh nghiệm đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Hải,
người được biết đến nhiều hơn với biệt danh ‘Điếu Cày’, trao đổi với VOA về quá
trình ông dấn thân cho báo chí tự do ở Việt Nam hôm 3/5, nhân Ngày Tự do Báo
chí Thế giới. Ông là người thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do tại Việt Nam và từng
bị kết án nhiều năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trước khi được
Hà Nội trả tự do và cho sang Mỹ dưới áp lực của Hoa Kỳ.
Động cơ khiến ông Hải,
vốn là một cựu chiến binh, nhảy vào làm báo là khi ông chứng kiến ‘hàng ngàn bà
con các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn khiếu kiện’, ông cho biết.
“Họ biểu tình kéo
dài cả tháng ở văn phòng 2 Quốc hội ở đường Hoàng Văn Thụ mà 800 tờ báo và hàng
trăm đài phát thanh truyền hình không có một tin nào cả,” ông nói.
Nhà báo từng được cựu
Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới nói rằng
việc báo chí Việt Nam làm theo lệnh của chính quyền đã ‘cản trở tự do thông
tin’ và ‘bóp nghẹt việc cất lên tiếng nói của hàng triệu con người’.
Với mong muốn có sự
phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để hoạt động báo chí tự do, ông Hải và một số người đồng
chí hướng đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
“Chúng tôi thường
chọn những đề tài mà báo chí nhà nước tránh không đăng hoặc đưa tin không trung
thực như vụ sập cầu Cần Thơ, vụ hàng trăm ngàn công nhân khu công nghiệp Linh
Trung đình công,” ông kể và cho biết chính quyền đã ‘gửi hàng trăm giấy mời ông
lên làm việc’ vì những hoạt động báo chí của ông.
Ông Hải cho rằng
chính câu lạc bộ của ông đã ‘phát động phong trào dân làm báo’ và ‘khởi sự việc
dùng blog để làm báo’.
“Bất cứ ở đâu khi
có sự kiện xảy ra không thể có ngay nhà báo đến phỏng vấn đưa tin, nhưng ở đâu
cũng có người dân. Bằng chiếc điện thoại của mình họ có thể ghi âm, quay phim,
chụp ảnh sự kiện rồi gửi đến cộng đồng,” ông Hải nói nhưng cũng thừa nhận rằng
không thể đòi hỏi chuẩn mực báo chí ở những người dân làm báo vì chỉ đưa những
thông tin mà họ chứng kiến.
Khi được hỏi về ý
nghĩa của việc thúc đẩy tự do báo chí ở Việt Nam, ông nói là ‘để phân mảnh quyền
lực truyền thông tập trung trong tay chính quyền’.
“Hệ thống truyền
thông cộng sản đầu độc người dân rất nhiều với việc định hướng thông tin. Họ chỉ
cho người dân biết những gì họ muốn người dân biết và giấu tất cả những gì họ
không muốn cho người dân biết,” ông giải thích.
“Tự do báo chí đem
lại sự minh bạch cho truyền thông cho các sự kiện người dân không được chứng kiến,
đem lại góc nhìn khác để người dân có cái nhìn đa chiều từ đó có quyết định
chính xác hơn.”
Rộng hơn, tự do báo
chí ‘giúp khai dân trí, thay đổi xã hội’, ông Hải nói thêm.
“Phong trào tự do
báo chí càng mạnh bao nhiêu thì số lượng những người tham gia đấu tranh dân chủ,
đòi những quyền con người ngày càng nhiều hơn.”
Ông Hải phản bác việc
báo chí định hướng trong nước là để ‘tạo đồng thuận xã hội’ theo như tuyên truyền
của chính quyền.
“Thực chất định hướng
thông tin là để bảo vệ cho chế độ độc tài toàn trị,” ông nói.
“Vào năm 2007 khi
chúng tôi phát động phong trào báo chí công dân, chỉ có 5,6 triệu người sử dụng
các trang blog bằng tiếng Việt. Lúc đó, chúng tôi lý giải rằng chỉ cần 1% trong
số đó sử dụng trang blog của mình như một tờ báo nhỏ thì chúng ta sẽ có 60.000
tờ báo nhỏ để chống lại 800 tờ báo của chính quyền rồi,” ông kể và nói rằng thời
đại ngày nay người dân có nhiều công cụ trong tay để làm báo như blog, mạng xã
hội.
Blogger này tin tưởng
với việc dân số Việt Nam sử dụng Internet ngày càng nhiều và báo chí tự do ngày
càng phát triển thì ‘báo chí nhà nước sẽ phải chịu thua trong cuộc chiến truyền
thông trên mạng’.
Tuy nhiên, ông Hải
cũng thừa nhận rằng chính quyền Việt Nam ‘sẽ không bao giờ từ bỏ đặc quyền truyền
thông’ và ‘sẽ áp đặt những rào cản, luật lệ để khống chế truyền thông tự do’.
-------------------------------
VOA Tiếng Việt
04/05/2019
Các ủy ban trong Quốc
hội Hoa Kỳ đánh dấu Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5 bằng việc giới thiệu
hai nghị quyết khẳng định vai trò thiết yếu của tự do báo chí trong bối cảnh những
đe dọa nhắm vào các nhà báo gia tăng khắp nơi trên thế giới kể cả ở Mỹ.
Đây là năm thứ hai
liên tiếp các nghị quyết này được giới thiệu ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện nhằm
ghi nhận “những đe dọa đang mở rộng đối với tự do báo chí khắp thế giới, tái khẳng
định tính trọng yếu của một nền báo chí tự do và độc lập đối với sức khỏe của một
nền dân chủ, và tái khẳng định tự do báo chí là một ưu tiên của Hoa Kỳ trong việc
cổ xúy dân chủ, nhân quyền và quản trị tốt,” theo phần giới
thiệu nghị quyết của Hạ viện.
Nghị quyết được giới
thiệu bởi cả các dân biểu và thượng nghị sĩ thuộc Đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa.
Năm ngoái phiên bản của Thượng viện thông qua với sự đồng thuận tuyệt đối trong
khi phiên bản của Hạ viện không bao giờ rời khỏi ủy ban do phe Cộng hòa kiểm
soát.
Điều đáng chú ý
trong nghị quyết năm nay là nêu đích danh hàng loạt trường hợp các nhà báo bị
sát hại và bỏ tù ở khắp các nước trên thế giới - chẳng hạn như hai nhà báo người
Myanmar Wa Lone and Kyaw Soe Oo của Reuters bị bỏ tù về cáo buộc tiết lộ bí mật
nhà nước, hay cây bút chuyên viết bình luận cho báo The Washington Post, Jamal
Khashoggi, bị sát hại trong lãnh sự quán Ả rập Xê út ở Istanbul.
Nghị quyết cũng có
một phần công nhận vai trò của các cơ quan truyền thông độc lập được chính phủ
Mỹ tài trợ, trong đó có đài VOA, trong việc đưa tin tức tới “những vùng thiết yếu
khắp thế giới.”
Việc giới thiệu các
nghị quyết này cũng thu hút sự chú ý tới tự do báo chí ở Mỹ, vốn bị tấn công
ngày càng nhiều trong những năm qua trong khi những luận điệu bài xích truyền
thông của Tổng thống Doanld Trump khơi lên lo ngại về nguy cơ bạo lực nhắm vào
các nhà báo.
Ông đã tuyên bố báo
chí là “kẻ thù của người dân Mỹ” và thường xuyên sử dụng từ “fake news” (tin vịt)
để đáp trả những tường trình tiêu cực về ông, và thậm chí từng kêu gọi rút giấy
phép phát sóng của một số cơ quan truyền thông nhất định.
Alexandra
Ellerbeck, Điều phối viên Chương trình Bắc Mỹ của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ),
nói rằng các nhà báo ở Mỹ đồng thời cũng đối mặt với nhiều mối đe dọa từ lâu
nay như những đe dọa đối với khả năng bảo vệ nguồn tin khỏi bị do thám, những vụ
lục soát thiết bị điện tử mà không có lệnh khám xét, và trát buộc ra khai chứng.
“Chúng tôi thấy các
nhà báo bị bắt giữ hoặc bị hành hung,” bà nói trong một phát biểu qua email gửi
tới VOA Việt ngữ. “Năm
phóng viên thiệt mạng vì công việc của mình vào năm ngoái. Nhiều phóng
vên đang gia tăng các biện pháp an ninh trước những vụ tiết lộ danh tính và những
đe dọa trên mạng. Bầu không khí hiện thời và và những luận điệu hằn học càng
khiến các nhà báo gây dễ bị tổn hại hơn.”
Dù vậy, nhìn chung
các nhà báo ở Mỹ vẫn được tự do tác nghiệp và tường trình tin tức với ít hạn chế.
Một phân tích của
Ủy ban Phóng viên vì Tự do Báo chí (RCFP) cho biết chỉ có 11 nhà báo so với 37
người vào năm 2017 bị bắt giữ và họ chủ yếu lẫn trong số những người biểu tình,
dù tường trình về các thủ tục tòa án và hoạt động của giới chức chấp pháp cũng
dẫn tới một số vụ bắt giữ.
Trên thế giới, tự
do báo chí tiếp tục sa sút ở những nơi vốn được xem là an toàn cho các nhà báo
trong khi các chế độ độc tài tiếp tục thắt chặt kiểm soát truyền thông, theo một đánh giá của
tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp.
Việt Nam là một
trong năm nước có mức độ tự do báo chí thấp nhất thế giới, đứng ở vị trí 176
trên 180 nước được đánh giá, trên Trung Quốc, Eritrea, Triều Tiên và
Turkmenistan, theo Chỉ số Tự do Báo chí 2019 của RSF.
Đinh Quang Anh
Thái, một nhà báo kì cựu của nhật báo Người Việt ở California, nhận định Việt
Nam không thể có tự do báo chí dưới một chế độ độc tài do một đảng cai trị.
“800 tờ báo mà chỉ
có một ông tổng biên tập mà thôi là đảng Cộng sản Việt Nam,” ông nói. “Tất cả
những người làm truyền thông báo chí ở Việt Nam đều bị một cái lưỡi búa treo lơ
lửng trên đầu. Không ai có thể làm gì khác hơn được.”
Ngoài việc kiểm
soát chặt chẽ truyền thông chính thống, Việt Nam còn bỏ tù những blogger và nhà
báo công dân đưa tin độc lập bằng việc sử dụng các điều khoản trong Bộ Luật
hình sự, khép họ vào tội “hoạt động lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống
nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do và dân chủ đe dọa lợi ích nhà nước.”
Với việc người dân
Việt Nam sử dụng mạng xã hội ngày càng nhiều, ông Thái ca ngợi những nhà nhà
báo độc lập hoạt động trên những nền tảng này để giúp người dân biết được những
tin tức mới nhất về các vấn đề hệ trọng, như sức khỏe của các nhà lãnh đạo Việt
Nam.
“Họ có những nguồn
tin trong nội bộ của đảng Cộng sản cho nên nhiều tin chính xác lắm,” ông nói, dẫn
ra trường hợp của nhà báo độc lập Lê Nguyễn Hương Trà, một trong người đầu tiên
loan tin trên Facebook cho biết Tổng bí thư-Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh
trong một chuyến đi công tác ở Kiên Giang.
Sau nhiều ngày im
tiếng, Việt Nam chính thức xác nhận ông Trọng bị bệnh vào hôm 25 tháng 4 và sẽ
“sớm trở lại làm việc bình thường” nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
“Tin đồn trên mạng
Facebook - nói đùa theo lối đồng bào chúng ta ở trong nước - là ‘nói đâu là
trúng đó,’” ông Thái nói.
No comments:
Post a Comment