Huyền Trang, GNsP
Đăng
ngày 05.03.2016
- 2:10am
GNsP (05.03.2016) –
Tòa phúc thẩm xử trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn vào ngày 02.03.2016 vi phạm
nghiêm trọng Bộ Luật tố tụng hình sự, có nhiều tính tiết trong phiên tòa này có
thể kháng nghị giám đốc thẩm và yêu cầu Tòa án Nhân dân tối cao hủy bản án sơ
thẩm và đình chỉ vụ án, tuyên bố trẻ em Tuấn không có tội và trả tự do cho trẻ
em Tuấn.
Giờ này, lẽ ra trẻ em Nguyễn Mai Trung Tuấn
phải ngồi trên ghế nhà trường, chứ không phải đứng trước tòa để nêu lên nguyện
vọng “xin được về đi học”, vì chính những người có chức có quyền đã “đẩy” em Tuấn
vào vòng lao lý.
Đó là
nhận định của LS Nguyễn Văn Miếng, một trong những LS theo dõi sát sao và nghiên
cứu kỹ vụ án trẻ em Tuấn, trong tư cách là người gỡ tội cho trẻ em Tuấn trong
các phiên tòa phúc thẩm và sơ thẩm.
Tòa
phúc thẩm vi phạm BLTTHS
LS Miếng
cũng chỉ ra rằng tòa cấp phúc thẩm xử em Tuấn đã vi phạm nghiêm trọng BLTTHS
như:
Về phía
các nhân chứng của vụ án là cha-mẹ Tuấn –dù đang là những người chấp hành án phạt
tù thì cũng là những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đối với trẻ em Tuấn
và hai nhân viên giám định pháp y không được Tòa triệu tập, bất chấp các những
lời đề nghị của các LS.
Lý do
mà Hội đồng xét xử (HĐXX) đưa ra không triệu tập hai nhân viên giám định pháp y
bởi vì “họ đã có công văn xin vắng mặt và giải trình kết luận giám định của họ”.
Vì sao không triệu tập cha-mẹ Tuấn thì HĐXX không nêu ra được lý do.
“Công văn được gửi cho tòa vào ngày 22.02,
tuy nhiên vào ngày 26.02 khi các LS đến tòa xem lại các hồ sơ thì không có văn
bản này trong hồ sơ. Điều này cũng cho thấy Tòa đã vi phạm BLTTHS khi bác bỏ
triệu tập giám định viên.” LS Miếng nói.
Tòa
không triệu tập hai giám định viên đã gây nhiều bất lợi cho trẻ em Tuấn, bởi vì
kết quả giám định thương tật 35% của người bị hại –công an viên Nguyễn Văn Thủy-
là căn cứ chính đẩy em Tuấn phải vào chốn lao tù.
“Nếu triệu tập giám định viên sẽ làm rõ hơn bản
giám định của họ, do đó họ có thể rút lại một số kết luận ở trong đó mà không
phù hợp với pháp luật. Hoặc nếu tòa khách quan sau khi xét hỏi giám định viên nếu
thấy giám định viên trả lời vi phạm một số điều trong Luật giám định tư pháp
thì tòa có thể đề nghị hoãn phiên tòa, hoặc cho giám định lại bản thương tật của
ông Thủy.”
LS Miếng nói.
Kết quả
giám định vết thương có thể “sai sót” là điều không thể tránh được và điều này
cũng được VKS quả quyết trước tòa khi các LS hỏi đại diện VKS. Do đó các LS đã
chất vấn HĐXX: “vậy tại sao các LS yêu cầu
giám định pháp y lại của một cơ quan khác để cho một kết quả khách quan nhưng
bên phía đại diện VKS lại bác yêu cầu này?”, nhưng HĐXX không có hồi đáp.
Trẻ
em Tuấn không tạt axít vào người bị hại –công an viên Thủy
Một chi
tiết cũng khá quan trọng, trước tòa, người bị hại –công an viên Thủy- đã thừa
nhận, trong ngày cưỡng chế đất của gia đình trẻ em Tuấn, công an viên này được
phân công “chắn ngữ cửa chợ” cách nhà Tuấn 36m. “Ông Thủy nói, ông nhìn thấy một
thanh niên khoảng 20 tuổi tạt axit vào người ông, ông vội vàng quay lưng lại”.
LS Miếng nói
Trước tòa
“trẻ em Tuấn nói rằng người mà Tuấn tạt
axít vào người là người đã đuổi Tuấn vô đến tận cửa nhà, sau đó Tuấn vào nhà lấy
ca axit ra, thì ngôi nhà liền bốc cháy do ông Nguyễn Trung Cang –bố Tuấn- tự thủ
trong nhà và xả bình oxi ra để cho nổ bình ga, đốt cháy nhà (thực ra một căn lều).
Khi nhà bị cháy, chú công an sợ chết nên đã bỏ chạy trước, còn cháu Tuấn tay cầm
ca axit chạy sau. Tuấn nói rằng, khi có người nói là bắt lấy nó, bắt lấy nó thì
Tuấn tạt vội ca axit vô người đang chạy trước Tuấn để thoát thân.” LS Miếng
nói.
Vụ án của
trẻ em Tuấn liên quan đến vụ án của 12 dân oan Thạnh Hóa, trong đó có ông Nguyễn
Trung Minh (SN 1994 vừa đúng 20 tuổi) bị tòa án Long An kết án 3 năm 6 tháng tù
giam do có hành vi tạt axít vào người khác tội “cố ý gây thương tích”.
“Các LS cho rằng, người bị em Tuấn tạt axit
vào người và ông Thủy là hai người chứ không phải một người.” Ls Miếng khẳng định.
Không
có người đại diện cho gia đình cho Tuấn trước tòa phúc thẩm
Trẻ em
Tuấn chưa đến tuổi vị thành niên nên tòa đã chỉ định cậu ruột là ông Mai Văn Biển
là người giám hộ cho Tuấn ngay từ khi vụ án bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, trong
phiên tòa phúc thẩm này, ông Biển từ chối làm người giám hộ cho Tuấn với lý do
cha-mẹ Tuấn còn sống, và cũng yêu cầu tòa triệu tập cha-mẹ Tuấn bởi vì hai ông
bà cần phải có thông tin đầy đủ về người con của họ đang sống trong tình trạng
như thế nào. Nhưng, Tòa chỉ chấp thuận cho ông Biển không làm người giám hộ cho
trẻ em Tuấn và không chấp thuận triệu tập cha-mẹ Tuấn. Tòa phúc thẩm đã vi phạm
nghiêm trọng BLTTHS vì nguyên tắc Tuấn là người chưa thành niên và phải có người
đại diện của gia đình.
Trước
tòa, LS Miếng và các LS khác cũng lên án hành vi của tòa đã giam giữ trẻ em Tuấn
chưa thành niên có hành vi phạm tội không nghiêm trọng –nếu có- vì vi phạm đến
pháp luật VN và Luật quốc tế.
Tòa
đã chính trị hóa một hành vi của một người chưa thành niên
HĐXX và
VKS bác bỏ các lời bào chữa cũng như các kiến nghị của các LS. LS Miếng nhấn mạnh:
“tôi đề nghị khởi tố vụ án làm sai lệch hồ
sơ, hoặc là một vụ án ép buộc nhân viên tư pháp áp dụng sai pháp luật, bởi vì kết
luận giám định pháp y giống như có một sự chỉ đạo, sắp xếp lại hồ sơ, rút các
giấy tờ có bất lợi cho họ ra và chỉ để lại các giấy tờ kết tội Tuấn mà thôi.
Nhưng đại diện VKS tại phiên tòa không ghi nhận những lời đề nghị này của tôi.”
“Trước tòa, LS Phùng Thanh Sơn nói thẳng rằng,
Tòa đã chính trị hóa một hành vi của một người chưa thành niên, bởi vì trong bản
án có đề cập bị cáo có nói đụng chạm đến đảng cộng sản. Tuy nhiên, trong phần
xét hỏi và trong các văn bản và phán quyết của tòa thì không nhắc đến điều này
nhưng đằng sau đó lại là một bản án quá nghiêm khắc đối với người chưa thành
niên.”
LS Miếng nói.
“Lời nói sau cùng của trẻ em Tuấn là: bị cáo
không phạm tội, không cố ý gây thương tích và xin tòa cho bị cáo được trở về
nhà đi học.”
LS Miếng nói.
“Lao tù là một chốn khắc nghiệt ngay cả đối với
người lớn, không phải là môi trường giáo dục trẻ em”. LS Miếng lo lắng cho
tương lai của Tuấn không biết sẽ đi về đâu.
Huyền
Trang, GNsP
No comments:
Post a Comment