Sáng
nay 14/3/2015, tại Vũng Tàu, Sài Gòn, Hà Nội các tổ chức XHDS độc lập cùng nhiều
người dân đã tiến hành tưởng niệm những người lính hy sinh tại đảo Gạc Ma trong
trận chiến với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền cụm đảo chìm Gạc Ma - Cô Lin -
Len Đao (quần đảo Trường Sa) năm 1988.
Tại Sài Gòn, khoảng gần 100 người dân đã tập trung tại tượng đài Trần Hưng Đạo, quận
1, Sài Gòn để dâng hương tưởng niệm.
Ảnh CTV Danlambao
9h
sáng, những người tham dự với hoa, băng rôn, biểu ngữ đã
tập trung tại chân tượng đài để mặc niệm và thắp những nén nhang cho những người
lính đã ngã xuống. Những khẩu hiệu chống Trung Quốc quân sự hoá biển Đông, giết
hại ngư dân đã được hô vang sau giây phút tưởng niệm.
Ảnh CTV Danlambao
Lực lượng an ninh và các lực lượng khác họ có mặt từ
sớm và họ giám sát rất chặt chẽ những người đi tưởng niệm. Tuy nhiên họ không
có hành động cản trở nào tại buổi lễ.
Tại Vũng Tàu, những người hoạt động đã tổ chức buổi
tưởng niệm tại biển, trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động.
Anh Chu Tuấn, một người tham gia tưởng niệm tại Vũng Tàu cho biết: "Qua
các thông tin trên mạng thì anh được biết về cuộc chiến và những người lính đã
ngã xuống tại Trường Sa năm 1988."
Anh cũng mong muốn: "Qua buổi tượng niệm
này thì sẽ có nhiều hơn nữa những người dân tại Vũng Tàu biết tới những người
lính đã hi sinh vì tổ quốc cũng như cuộc chiến mà Trung Quốc đã gây ra."
Ảnh: Bạn đọc Danlambao
Tại Hà Nội, ngay từ sáng sớm rất đông lực lượng an ninh đã ngăn cản bà con dân oan
như gia đình chị Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương đến buổi tưởng niệm tại tượng
đài Lý Thái Tổ.
Ảnh Facebook Khánh
Huyền
Rất đông người quan tâm đến việc tưởng niệm các liệt
sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma đã đến thắp hương tại Tượng đài Lý Thái Tổ.
Ảnh Facebook Trung
Nghĩa
Ảnh Facebook Cường Anh
Sau khi thắp hương Tưởng niệm, mọi người cùng nhau
diễu hành và hô vang khẩu hiệu 'đả đảo Trung cộng xâm lược' quanh khu vực hồ
Hoàn Kiếm. Buổi tưởng niệm kết thúc tại chân tượng đài Cảm Tử.
Ảnh Facebook Nguyễn Chí Tuyến
Ảnh Facebook Bạch Hồng Quyền
Với chủ trương mở miệng sau một thời gian im lặng,
các buổi tưởng niệm hôm nay đã diễn ra trong sự giám sát chặt chẽ của an ninh.
--------------------------
Dân Luận
14/03/2016
(Sài Gòn, DL) - Ông Trương Tất Vĩnh, cựu chiến binh
biên giới Tây Nam với Campuchia, người tham gia tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma dưới
chân tượng đài Trần Hưng Đạo sáng 14/3/2016 ở Sài Gòn cho rằng, việc Tưởng niệm
64 liệt sỹ hy sinh ở Gạc Ma năm 1988 là việc làm đúng đắn.
Người dân hô "Đả đảo TQ xâm lược". Ảnh:
Huy Phan
Sài Gòn: Cựu binh biên giới Tây Nam
tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma 1988
Có khoảng 100 người có mặt
ở tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Bạch Đằng, Sài Gòn để tham gia lễ tưởng niệm
64 liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma 14-/3/1988 - 14/3/2016.
Ông Trương Tất Vĩnh, cựu chiến binh cho hay, sở dĩ năm nay ông mới
ra đây để tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma là vì trước giờ ông không có mạng Internet
và chỉ mới đọc được tin.
"Mấy bạn trẻ này dám làm vậy thì tôi huống hồ
tôi là già có gì đâu mà sợ, với lại mình làm vậy đâu có gì sai đâu", ông Vĩnh trả lời câu hỏi khi ông tưởng niệm
như vậy có lo sợ các nhân viên an ninh hay không.
Lực lượng an ninh chìm nổi
được mô tả là rất đông, tuy nhiên họ chỉ làm công việc quay phim người tưởng niệm.
"Lúc đầu an ninh có cản trở đem vòng hoa vào,
nhưng sau đó cũng cho đem vào", một người tham gia tưởng niệm cho Dân Luận biết.
Những người tham gia tưởng
niệm hô các khẩu hiệu: "Hoàng Sa Việt Nam, Trường sa Việt Nam, Đả đảo
Trung Quốc xâm lược", và ca vang các bài ca như Trả lại cho dân,
Việt Nam Việt Nam, Việt Nam quê hương ngạo nghễ.
Cuộc tưởng niệm bắt đầu
lúc 9h và diễn ra trong vòng 30 phút thì kết thúc.
Cựu chiến binh biên giới Tây Nam Trương Tất Vĩnh. Ảnh:
Huy Phan
Một số người
hoạt động bị ngăn chặn tại nhà không cho đi tưởng niệm như ông Huỳnh Ngọc
Chênh, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đình Nguyên...
Vài ngày trước Câu lạc bộ No-U SG, và CLB Lê Hiếu Đằng
có lời mời người dân đến tượng đài Đức Thánh Trần để tham gia tưỏng niệm.
Bên cạnh đó là thư ngỏ gửi trực tiếp Tân bí thư thành ủy Đinh La Thăng kêu gọi "ngưng các trò phá phách hạ
cấp của những năm trước và để cho 2 buổi tưởng niệm đầu năm 2016 diễn ra trong
trật tự và trang nghiêm".
Trước đó, ngày 17/2/2016, cuộc tưởng niệm các liệt
sĩ hy sinh ở biên giới Tây Bắc với Trung Quốc bị phá rối. Một số người được cho
là an ninh, thành đoàn TpHCM cầm dù, giật tan nát vòng hoa tưởng niệm. Ông Đỗ Đức
Hợp cầm vòng hoa lên và kêu đích danh Bí thư Thành uỷ TpHCM Đinh La Thăng phải
chịu trách nhiệm về việc này.
Đoàn người thắp
nhang tưởng niệm trang nghiêm tại tượng đài vua Lý Thái Tổ. Ảnh: Nghiêm Việt
Anh
Hà Nội: Tưởng niệm tại chân đài vua Lý chuyển sang tuần hành
Lúc
8h 30 sáng 14/3/2016, khoảng 200 người có mặt tại tượng đài vua Lý Thái Tổ theo
như lời kêu gọi của CLB No-U FC để tưởng niệm 28 năm ngày hy sinh của 64 chiến
sĩ hải quân nhân dân VN trong cuộc Hải chiến Trường Sa.
"Chúng ta có mặt
ở đây hôm nay để ghi nhớ và biết ơn những con người đã hi sinh vì Tổ quốc, vì
biển đảo thân yêu, đồng thời là để nhắc nhở người dân Việt Nam về sự kiện bi
thương này.
"Cho chúng tôi
xin được cảm ơn sự hi sinh của các anh!
"Với chúng
tôi, các anh là những anh hùng dù đã không thể chiến đấu sòng phẳng với Trung Cộng
vì thiếu thốn quân trang, vũ khí. Và dù có thể đã nhận được lệnh 'không được nổ
súng', các anh chắc chắn đã không khiếp nhược trước quân thù như những kẻ đang
bám bờ giữ 16 chữ vàng 4 tốt", ông Lã Việt
Dũng thay mặt nhóm No - U FC đọc diễn văn tưởng niệm.
Sau đó, mọi người chuyển sang tuần hành quanh bờ hồ
Hoàn Kiếm phản đối những động thái xâm lược của Trung Quốc.
Đoàn người xuất phát từ chân tượng đài vua Lý Thái Tổ
đến chân tượng đài cảm tử thì kết thúc lúc 9h45.
Đặc biệt có khoảng 6 bạn trẻ từ Quảng Trị cũng tham
gia cuộc tưởng niệm lần này, những người này là bạn của con liệt sĩ Gạc Ma tên
Nguyễn Mậu Phong.
"Nói chung
cũng hơi buồn 1 chút, thôi thì chính quyền VN không làm thì chúng mình tự tưởng
niệm.
"Trong ngày
này cũng có bố của bạn em hy sinh trong ngày này, bác tên Nguyễn Mậu Phong và
em rất vui được tưởng niệm bác ở nơi phố cổ này", bạn Huyền, bạn trẻ đến từ Quảng Trị chia sẻ.
Bạn trẻ tên Huyền đến
từ Quảng Trị. Ảnh: Bạch Hồng Quyền
Lực
lượng công an có xe loa đi ngược chiều phát loa lớn yêu cầu đoàn tuần hành giải tán và việc tuần hành
chống Trung Quốc là "Gây rối trật tự công cộng".
Cuộc tưởng niệm ngày hôm nay vắng bóng những người
phá rối tự xưng là Dư luận viên.
Một năm trước trong cuộc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma
có khoảng hơn 10 người tự xưng là Dư Luận Viên mặc đồng phục cờ đỏ sao vàng,
phía sau in biểu tượng DLV cầm cờ đỏ sao vàng, và cờ búa liềm ra phá rối, ngăn
cản tưởng niệm.
Thậm chí những người này còn có hành vi giật phá
băng rôn, khẩu hiệu cũng như ca bài "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng"
trong ngày giỗ của các liệt sĩ Gạc Ma.
Các báo nhà nước lên tiếng chỉ trích những hành động
này, báo Giáo dục VN gọi những người này là "những kẻ vong ân bội
nghĩa".
Tướng công an Nguyễn Đức Chung sau đó xác nhận lực
lượng này không thuộc công an cũng như tuyên giáo và hứa sẽ xem xét xử lý tuy
nhiên sau đó không thấy trả lời.
(L.N.T)
----------------------
Thương
thay những "cột mốc sống" chủ quyền trên biển (Dân Luận 14/3/2016)
No comments:
Post a Comment