Anna Анна Plotnikova, inosmi
Phạm
Nguyên Trường
dịch
Posted
on Mar 7, 2016
Nhân
kỉ niệm 60 năm ngày Nikita Khrushchev đọc báo cáo “Về tệ sùng bái cá nhân và hậu
quả của nó”
Ngày 25
tháng 2 năm nay là kỉ niệm lần thứ 60 ngày Nikita Khrushchev trình bày trước Đại
hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô báo cáo “Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của
nó”. Bản báo cáo này đã liệt kê những tội ác của chế độ Stalin, nhưng đánh giá
những tội ác này thì lại được thực hiện từ quan điểm của ý thức hệ cộng sản: “Những sự kiện này cùng nhiều sự kiện tương
tự khác chứng tỏ mọi chuẩn mực nhằm giải quyết vấn đề một cách đúng đắn của Đảng
đã bị xóa bỏ; tất cả đều
tùy thuộc vào sự chuyên quyền của một cá nhân”.
Việc
minh oan cho các tù nhân chính trị đã bắt đầu ngay sau khi Stalin chết, nhưng đến
năm 1956 mới chỉ có khoảng 10 ngàn người đã trở về từ các GULAG. Sau Đại hội XX
quá trình này diễn ra nhanh hơn và đến cuối mùa hè năm 1956 đã có mấy triệu người
được thả khỏi các trại tập trung và nơi lưu đầy.
Quá
trình tố cáo tệ sùng bái cá nhân Stalin vẫn tiếp tục sau Đại hội XXII của Cộng
sản Liên Xô, được tổ chức tháng 10 năm 1961. Xác của Stalin được mang ra khỏi
Lăng, những thành phố và đường phố mang tên ông ta bị đổi, nhiều tượng đài bị đập
bỏ.
Nhưng từ
đầu những năm 1970 trong các bộ phim Liên Xô hình ảnh Stalin bắt đầu xuất hiện
trở lại trong bối cảnh tích cực. Nửa sau những năm 1980 xu hướng này đã thay đổi,
trong làn sóng của “glasnost” của Gorbachev ở Liên Xô, một số cuốn tiểu thuyết
và phim thời sự tài liệu đã giải ảo Stalin, coi ông ta là nhà lãnh đạo nhà nước
đã tiến hành những vụ đàn áp hàng loạt với chính nhân dân nước mình và không
còn coi ông ta là “chiến lược gia thiên tài” trong chiến tranh nữa.
Giai đoạn phục hồi Stalin và chủ nghĩa
Stalin bắt đầu ngay sau khi Vladimir Putin nắm được quyền lực. Chính sách này đã có
kết quả: theo cuộc thăm dò do Trung tâm Nevada thực hiện tháng 3 năm 2015 thì
45% người Nga cho rằng có thể biện minh được cho những vụ đàn áp của Stalin và
24% cho rằng ông ta chết là “mất một lãnh tụ và người thày vĩ đại”.
Ngay
trước ngày kỷ niệm lần thứ 60 năm bài phát biểu của Khrushchev tại Đại hội XX của
Đảng cộng sản Liên Xô người ta đã đưa vào Viện bảo tàng quân sự-lịch sử khu vực
Pskov bức tượng bán thân của Josef Stalin. Trước đó, người ta cũng đã dựng tượng
Stalin ở Bắc Ossetia, ở Penza, Chita và Tambov. Ở St. Petersburg, một bức tượng
bán thân của Stalin, do những người ủng hộ ông ta đặt trước mặt tiền tòa nhà đã
bị rỡ bỏ sau vài giờ.
Phóng
viên đài Voice of America đã đề nghị các chuyên gia Nga trả lời câu hỏi, vì sao
những cố gắng nhằm phi Stalin hóa ở Nga không được thực hiện cho tới cùng.
“Chúng
ta chưa trưởng thành tới mức có thể trở thành những người tự do”
Sử gia
Nikita Petrov nhận xét rằng trong giai đoạn Khrushchev đọc báo cáo thì đây là mạc
khải, vì trước đó không ai dám công khai chỉ trích Stalin. Nhưng mặt khác, báo
cáo “không phải là xu hướng mới trong chính sách của Liên Xô mà là củng cố những
thứ đã có”. Ngoài ra, Nikita Petrov nhắc chúng ta: “Đất nước đã biết rằng dưới thời Stalin nhiều người vô tội đã phải đau
khổ, rằng những vụ đàn áp hàng loạt động chạm tới rất nhiều người, trong đó có
cả những nhà lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước”.
Ngoài
ra, tháng 2 năm 1956, tức là khi diễn ra Đại hội XX cũng đã bắt đầu quá trình
phục hồi cho những người bị đàn áp và tên tuổi các tác giả trước đây bị cấm
cũng đã xuất hiện trở lại. “Và phải giải thích chuyện này theo cách nào đó” – vị
phó chủ tịch hội đồng quản trị tổ chức có tên là “Tưởng niệm” nói tiếp.
Nikita
Petrov cho rằng nỗ lực được thực hiện trong giai đoạn giữa những năm 1950 “nhằm
phi Stalin từ trên xuống” là yêu cầu của thời đại, bởi vì “không có người nào
trong số các thành viên của ban lãnh đạo Liên Xô, kể cả trong Chủ tịch đoàn Ủy
ban Trung ương, là không sẵn sàng tiếp tục những hành động tàn ác thời Stalin”.
Cùng với sự nới lỏng ở bên trong, chính sách đối ngoại cũng có thay đổi, trong
đó có việc rút quân khỏi nước Áo và bình thường hóa quan hệ với Nam Tư. “Đây là
một bước tiến về phía chính sách mới, giảm căng thẳng quốc tế và, theo nghĩa
nào đó thì báo cáo của Khrushchev là khẳng định quan điểm này”, chuyên gia này
nghĩ như thế.
Đồng thời,
Nikita Petrov không đồng tình với quan điểm của một số sử gia Nga khi họ cho rằng
Đại hội XX đã khởi đầu của sự cáo chung của Liên Xô. “Ngược lại, báo cáo của
Khrushchev làm cho Liên Xô sống dai hơn, vì hệ thống đã trở nên nhân đạo hơn,
và, ngoài ra, làm cho những khu vực ngoại vi yên lòng” – sử gia này nói.
Đồng thời
Petrov cũng nhấn mạnh rằng báo cáo “Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó”
chưa nói hết sự thật về Stalin. “Nhiệm vụ của Khrushchev là thuyết phục thế giới
cũng như nhân dân Liên Xô rằng tệ sùng bái cá nhân Stalin không làm lay chuyển
bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Và người ta đã bám vào luận điểm này cho
đến tận ngày tàn của Liên Xô. Ngay cả dưới thời Gorbachev, khi diễn ra làn sóng
tiếp theo trong việc lật lại các tài liệu lịch sử và những câu chuyện về quá khứ,
thì hóa ra là người ta vẫn sợ, không dám nói toàn bộ sự thật về qui mô của những
vự đàn áp (các nhà lãnh đạo Liên Xô – ghi chú của tác giả bài viết). Và không
chỉ đơn giản là cái gọi là “Đội cận vệ của Lenin” đã trở thành nạn nhân của
Stalin – Đảng không bao giờ tha thứ cho Stalin chuyện đó – mà bản chất độc ác,
súc sinh bên trong chế độ Xô Viết đã phỉ báng các công dân của mình dựa vào
thành phần giai cấp-xã hội”.
Sau năm
1991 nhiều tài liệu thể hiện qui mô của vụ khủng bổ do Stalin tiến hành đã được
xuất bản. Cuối thời Dmitri Mevedev làm tổng thống đã từng có đề xuất công khai
hóa tất cả các tài liệu lưu trữ. “Và thế là xuất hiện sự chống cự của những tổ
chức giữ những tài liệu của cơ quan an ninh – NKVD (Dân Ủy nội vụ), Cục chính
trị quốc gia (OGPU). Nhiều tài liệu vẫn còn nằm trong vòng bí mật, đấy là chuyện
rất không bình thường, kể cả nếu xét từ quan điểm luật pháp của nước Nga hiện
nay. Thời hạn giữ bí mật hiện nay là ba mươi năm”, Nikita Petrov nói.
Rồi ông
kết luận: “Hóa ra những người cầm quyền ở Nga hiện nay đã quen với những phương
pháp kiểm soát độc tài thời Xô Viết đến mức coi chúng là phổ quát. Không tự do
dân chủ, không công khai, không tự quản mà là “quyền lực cứng nhắc từ trên xuống”
như người ta bắt đầu nói từ những năm 2000. Vì vậy mà chính phủ hiện nay không
quan tâm tới quá trình phi Stalin hóa và nói chung là không quan tâm tới việc
xem xét một cách trung thực những tội ác của chế độ Liên Xô. Còn hiện nay chúng
ta thấy chính sách của nhà nước cũng dựa trên lừa dối hay bạo lực. Nghĩa là
chúng ta chưa đủ trưởng thành để trở thành những người tự do và nhà nước dân chủ.
Và sự chậm trễ này mang tính hệ thống. Tính chính danh của chính quyền Nga hiện
nay là từ thời Xô Viết. Và dĩ nhiên đáng lẽ là phải đoạn tuyệt với nó ngay từ đầu
những năm 1990”, sử gia Nikita Petrov khẳng định.
Ở địa
phương vẫn còn những “Stalin con”
Chủ tịch
quĩ bảo vệ công khai hóa Alexei Simonov nhớ lại phản ứng của người thân về báo
cáo của Khrushchev như sau: “Tâm trạng của mẹ thay đổi hẳn, cuối cùng tôi đã biết
được bí mật của gia đình, bác gái tôi, tức là chị cả của mẹ tôi không phải đi
công tác dài hạn mà là đang cải tạo ở Vorkut”. Rồi ông nói thêm rằng sau này
ông mới đọc báo cáo “Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó”.
Nói
chung, theo Simonov, quá trình phi Stalin hóa ở Nga không chỉ không được làm đến
cùng mà đơn giản là đã thất bại. “Bởi vì phi Stalin hóa trước hết liên quan đến
những người đã làm những việc như thế. Nhưng vì ý tưởng thay đổi xuất phát từ
những người này, mà họ đã quá sợ cho cuộc sống trước đây, họ sẵn sàng và kiên
quyết tiến hành phi Stalin hóa, nhưng vẫn là những Stalin tí hon” – chủ tịch
quĩ ủng hộ công khai hóa nói.
Và ông
kết luận rằng để thực hiện trọn vẹn quá trình phi Stalin hóa thì điều cần thiết
là người dân không chỉ cảm thấy mình là người tự do hoàn toàn mà còn có thể so
sánh cuộc sống của mình với cách sống của những dân tộc khác. “Có so sánh mới biết và đa số
người Nga không có khả năng so sánh. Những người Tháng Chạp (những người
khởi nghĩa chống lại Sa Hoàng năm 1925 – ND) ở đâu ra? Tại sao năm 1946 một lần
nữa Stalin lại cắm sừng cừu vào đầu những sĩ quan đã giành được chiến thắng (ý
nói chiến thắng trong Thế chiến II – ND)? Bởi vì đây là một số ít người đã nhìn
thấy cuộc sống ở nước ngoài và hiểu rằng đời sống trong đế chế Liên Xô không tốt
như người muốn miêu tả” – Alexei Simonov nhận xét.
“Stalin
không có tương lai, nhưng người ta lại cần công cụ của ông ta”
Nhà hoạt
động nhân quyền và từng là tù nhân chính trị dưới thời Xô Viết, Alexander
Podrabinek, nói rằng báo cáo của Khrushchev tại Đại hội XX Đảng cộng sản Liên
Xô và nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô ngày 30
tháng 6 năm 1956 “Về những biện pháp khắc phục tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của
nó” đã đưa ra khuôn khổ mang tính ý thức hệ cho việc chỉ trích chủ nghĩa
Stalin, chứ không phải là chỉ trích chủ nghĩa xã hội. “Bản báo cáo về việc hạ bệ
chủ nghĩa Stalin được giới trí thức Liên Xô coi – giới này tin vào “tan băng” –
như hiện tượng lớn hơn là nó vốn là. Nghĩa là, Khrushchev phê phán Stalin nhưng
dân chúng lại nghĩ rằng ông ta phê phán sự mất tự do, vi phạm nhân quyền, đàn
áp, và nhiều hiện tượng trong lịch sử (Liên Xô – tác giả)” – Podrabinek nói.
Trên thực
tế, báo cáo “Về tệ sùng bái cá nhân và hậu quả của nó” chủ yếu là đánh giá một
cách tiêu cực cái gọi là “Những vụ án ở Moskva’ trong các năm 1936- 1938, khi
những nhà lãnh đạo quan trọng của Đảng và gia đình họ bị đàn áp. Nhưng nó không
nói tới vụ “khủng bố đỏ”, cũng không nói tới quá trình tập thể hóa hoặc hoạt động
của “các đội trừ gian” trong Thế chiến II, cũng không nói về hoàn cảnh của những
người từng bị bắt làm tù binh, và nhiều tội ác khác của chế độ Xô Viết.
“Tôi
còn nhớ những ấn tượng đầu tiên của tuổi thơ trong những năm đầu 1960, khi mọi
người tưởng rằng báo cáo tại Đại hội XX chỉ là bước đầu tiên, rằng sẽ bắt đầu
giai đoạn tố cáo thực sự hệ thống đó. Nhưng đấy chỉ là ảo tưởng và chẳng bao
lâu sau đã bị chính Khrushchev xua tan và sau khi ông ta ra đi thì lại bị bộ
máy của Brezhnev và toàn bộ lịch sử Liên Xô – mà tất cả chúng ta đều biết – xóa
bỏ” – Podrabinek nói.
Theo
Podrabinek, quá trình phi Stalin hóa của Khrushchev “không nhắm tới mục tiêu
cao hơn: lên án của chủ nghĩa xã hội. Và hiện nay chính quyền không nghĩ rằng cần
phải chỉ trích nó vì theo tôi hiểu, người ta đang tính đến việc quay trở lại với
những giá trị của chế độ Xô Viết”, – nhà hoạt động nhân quyền này nói.
Đồng thời,
Alexander Podrabinek cũng nhấn mạnh rằng không phải chính quyền mà công dân nên
tiến hành quá trình phi Stalin hóa, và rộng hơn – phi cộng sản hóa. “Chí ít thì xã hội cũng cần chuẩn bị nền tảng cho
những quyết định quan trọng về mặt pháp lý đối với vấn đề này. Và bầu không khí
tự do sẽ rất có lợi cho công việc này. Nhưng, đáng tiếc là vấn đề không được giải
quyết trong một vài tháng và ngay cả nhiều năm, phải là quá trình dài hơi hơn
thì mới có thể phi cộng sản hóa được nước Nga. Nhưng chuyện này đã không xảy
ra. Giai đoạn tự do trong những năm 1990 là quá ngắn, sau đó thì bắt đầu quay lại
như cũ” – ông nói.
Tổng kết
lại, Alexander Podrabinek nói: “Tôi nghĩ
rằng Stalin và chủ nghĩa cộng sản không có tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng chính
quyền Nga hiện nay đang cần những công cụ được sử dụng, cả trong những năm tồi
tệ nhất dưới thời Stalin, và đang được sử dụng thành công không ít thì nhiều. Hầu
như ngày nào chúng ta cũng thấy bằng chứng về sự quay lại của những vụ đàn áp
chính trị, đấy là khi người ta bị kết án vì những lời vu khống hay những lời
phát biểu trên mạng Internet, theo điều 282 “kích động sự bất hòa trong xã hội”.v..v.
Tức là điều 58 thời kì Stalin, còn điều 70 và 190 của những giai đoạn sau này
cũng không mất mà được thay bằng những điều khác của bộ Luật hình sự, nếu cần
thì vụ đàn áp chính trị nào cũng có thể gán ghép được hết. Do đó, dự đoán của
tôi là khá đen tối, bởi vì tất nhiên có thể nói rằng tất cả chúng ta đều hi vọng
rằng tự do và dân chủ sẽ đơm hoa kết trái, nhưng hiện nay chúng ta đang thấy
chuyển động theo hướng ngược lại”, – Alexander Podrabinek kết luận.
No comments:
Post a Comment