Nguyễn Đình Cống
18/3/2016
Kính gửi các ông:
Trương Tấn Sang- Chủ tịch nước;
Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hội
đồng bầu cử;
Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng;
Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an
Tôi là công dân Nguyễn Đình Cống, 80 tuổi, xin khẩn
thiết gửi thư này đến các ông vì việc quan trọng của Quốc gia.
Tôi
nhận được từ các nguồn một tin động trời như sau:
Từ hôm 15/3, một số báo trong nước đồng loạt đăng
bài về việc “có tổ chức phản động cung cấp tài chính để vận
động bầu cử cho một số người tại Hà Nội”.
Thông tin được các báo dẫn nguồn từ Tiểu ban An
ninh Hội đồng bầu cử Quốc gia không nêu rõ tên các tổ chức phản động cũng
như danh tính những người nhận tiền.
Thông tin dưới đây trên trang báo điện tử VnExpress,
ngày 15/3/2016, trong bài viết có tựa đề “Tổ
chức phản động đứng sau một số người ứng cử Quốc hội”: “Theo một thành viên đoàn giám sát, Tiểu ban
an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng bầu cử Quốc gia thì trong
47 người tự ứng cử tại Hà Nội, “một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động
trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính
để vận động”, ông cho hay, tuy nhiên ông không nêu cụ thể trường hợp nào”.
Tôi rất hoang mang khi đọc những tin như vậy, nghĩ rằng
“Đây có thể là là một âm mưu thâm độc
nhằm phá hoại cuộc dân chủ bầu cử Quốc hội sắp tới”.
Với tinh thần “Quốc gia hưng vong thất phu hữu
trách” tôi khẩn thiết đề nghị các ông, tùy theo trách nhiệm trước Nhà nước, trước
toàn dân mà làm ngay một số việc sau có liên quan:
1- Làm rõ ai trong Tiểu ban An ninh là người chịu
trách nhiệm về các tin trên. Yêu cầu cho biết đích xác tên các ứng viên (trong
số 47 người) đã nhận sự ủng hộ như vậy, cá nhân nào, tổ chức nào đã có sự
ủng hộ ấy.
2- Làm rõ sự ủng hộ và nhận ủng hộ như vậy có phạm
vào luật pháp không, nếu phạm thì phạm vào điều luật nào. Nếu không phạm luật
thì các ứng viên có quyền nhận sự ủng hộ không.
3- Căn cứ vào đâu để kết tội tổ chức này, cá nhân
kia là phản động khi chưa có kết luận buộc tội của tòa án. Kết tội như vậy có
phạm vào tội vu cáo, phạm vào điều luật nào không.
4- Cho bắt ngay, tạm giữ để điều tra người của Tiểu
ban An ninh cung cấp cho báo chí các tin trên vì có khả năng những thông tin ấy
là bịa đặt, vu khống.
5- Nếu không làm rõ được nội dung các mục 1; 2; 3
thì người của Tiểu ban An ninh nói trên đã có việc làm thâm độc nhằm chống lại
cuộc bầu cử, cần phải truy tố.
6- Nếu chứng minh được có ứng viên nào đã vi phạm luật
pháp thì thông báo công khai và loại ngay người đó ra khỏi danh sách. Không được
dùng lối lập lờ đánh lận.
Cuộc bầu cử Quốc hội khóa 14, diễn ra sau đại hội 12
của ĐCSVN với tinh thần “dân chủ đến thế là cùng”. Nhân dân trông chờ vào tinh
thần dân chủ với những người ứng cử tự do, không bị lệ thuộc vào cách “Đảng
cử dân bầu”. Nếu không đủ bằng chứng để theo mục 6 thì việc làm của người Tiểu
ban An ninh nói trên là một sự xúc phạm lớn đến Nhà nước, đến Quốc hội, đến
toàn dân, đó là âm mưu ly gián nhằm phá hoại tinh thần dân chủ của bầu cử. Những
việc làm như thế cần được xét xử nghiêm minh. Ngoài ra việc các báo , đài loan
truyền rộng rãi tin trên đã phạm phải sự vội vàng của thói a dua, xu nịnh thiếu
căn cứ.
Tôi kính chúc Quý Ông sức khỏe, làm tốt trách nhiệm
để nhận được sự tin cậy của nhân dân.
N.Đ.C.
Tác giả gửi BVN
---------------------------------
04:43:am 17/03/16
Sáng nay 17-3, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt
trần Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) đã tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai bầu
cử đại biểu Quốc hội (ĐB QH) khóa XIV.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng đã bày tỏ ý kiến về
các vấn đề kê khai tài sản, đề nghị cần có cơ quan để xác minh việc kê khai của
những người ứng cử; đồng
thời đề nghị làm rõ thông tin ai là người tự ứng cử được tổ chức
phản động nước ngoài hậu thuẫn, không thể nói chung chung vì sẽ ảnh hưởng
đến những người đang tự tham gia ứng cử.
Tại Hội nghị này, Nguyễn Túc, Uỷ viên
Đoàn chủ tịch Uỷ ban trung ương MTTQ VN và thiếu tướng Lê mã Lương, Uỷ
viên Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Giám đốc Bảo
tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã yêu cầm làm rõ việc “những người tự ứng cử được
các tổ chức phản động hậu thuẫn”. Đây là ý
kiến được đưa ra bởi tiểu ban an ninh trong buổi làm việc của đoàn
giám sát công tác bầu cử do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu với thành phố
Hà Nội sáng 15/3. Ý kiến ngay lập tức gây phản ứng trên các trang mạng xã hội.
Ông Lê Mã Lương nói trong cuộc họp 17/3: “Tôi cho
rằng không nên nói chung chung như thế, nếu có phải chỉ rõ, làm rõ bởi nếu
không nó phương hại, ảnh hưởng đến nhiều người đang tham gia tự ứng cử”.
Liên quan tới phát biểu của tiểu ban an ninh, mới
đây ứng cử viên tự do, tiến sĩ Nguyễn Quang A đã có
thư gửi tới Hội đồng Bầu cử Quốc gia yêu cầu làm rõ.
(Biên tập theo báo NLD)
No comments:
Post a Comment