.
Rừng phòng hộ ven biển Quảng Cư trước kia,
giờ là công trình của Tập đoàn FLC. Ảnh, chú thích: Báo Laodong
|
FLC “làm giàu không khó” bằng cách nào?
Tập
đoàn FLC được thành lập từ năm 2008, sau 4 lần đổi tên, từ Công ty TNHH Đầu tư
Trường phú Fortune, Công ty Cổ phần Đầu tư tổng hợp CRV, Công ty Cổ phần FLC,
và cuối cùng là Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Chủ tịch
HĐQT Tập đoàn FLC là ông Trịnh Văn Quyết, doanh nhân này có tên trong top 10 giải
thưởng doanh nhân Sao Đỏ 2014.
Ngày
01/4/2011, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản số 893/UBCK-QLPH chấp thuận
cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC trở thành công ty đại chúng. Sự kiện này là điều
kiện thuận lợi để FLC mở ra kênh huy động vốn lớn nhằm thực hiện các chiến lược
đầu tư lớn trung và dài hạn, theo đó, vốn điều lệ của toàn bộ tập đoàn và các
công ty thành viên cũng tăng rất mạnh, lên 1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng lên
hàng nghìn tỉ đồng.
Để huy
động vốn, tập đoàn FLC triển khai nhiều dự án và công bố rất đình đám tại các tỉnh
thành từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Phú Quốc… Nhiều dự
án được công bố của FLC bị chậm tiến độ hoặc không có dấu hiệu triển khai. Nói
một cách dễ hiểu, FLC thực hiện việc huy động vốn từ hoạt động tài chính, dòng
tiền chủ yếu thu nhận từ phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp, còn sản phẩm thật
hiện diện bán ra thì gần như không nhiều.
FLC phá rừng phòng hộ, lách luật chiếm biển
ra sao?
Theo
thông tin trên báo Lao Động: “Đại dự án làm sân golf, khu resort, khách
sạn, biệt thự sinh thái của Cty CP Tập đoàn FLC đã ôm trọn vùng đất ven biển xã
Quảng Cư. Số liệu của UBND xã này cho hay, tổng dự án của FLC tại Sầm Sơn là
201ha, xã đã bàn giao cho FLC đưa vào sử dụng 140ha của 220 hộ, chủ yếu là đất
thủy sản và rừng phòng hộ, còn hơn 60ha của 480 hộ đang tiến hành kiểm kê, giải
phóng mặt bằng giai đoạn 2 để FLC triển khai công trình khu vui chơi giải trí.”
Tuy
nhiên cán bộ địa chính cấp xã, thị xã không thể đưa ra con số chính xác diện
tích đất rừng phòng hộ giao cho tập đoàn FLC.
Theo tờ
trình số 270/TTr-SNNPTNT của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh
Hóa gửi Chủ tịch UBND tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang
thực hiện dự án khu resort tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn, tổng diện tích rừng
phòng hộ đề nghị chuyển đổi chỉ là 11,57ha.
Tuy
nhiên, con số cung cấp cho Báo Lao Động ngày 26.5.2015 của Phòng Quản lý bảo vệ
rừng - Chi cục Kiểm lâm của sở này lại cho thấy, “hiện tại diện tích rừng
quy hoạch phòng hộ xã Quảng Cư: 120.4ha. Trong đó, diện tích có rừng (phi lao)
70,05ha; diện tích chưa có rừng: 50,35ha”. Theo ông Nguyễn Thế Thái - cán bộ
địa chính xã Quảng Cư - diện tích đất rừng phòng hộ của toàn xã sau khi triển
khai dự án của FLC chỉ còn 9ha. Vậy hơn 110ha (120-9) đất rừng phòng hộ được xử
lý ra sao?
Trên thực
địa, Tập đoàn FLC đã thi công các công trình trải dài ven biển, không còn một
mét vuông nào bỏ trống. Vậy hàng chục hécta đất rừng phòng hộ chưa giao nhưng
FLC đã thi công? (1)
Bài viết
trên báo Lao Động cũng khiến người đọc đặt câu hỏi liệu có hay không việc tập
đoàn FLC lách luật đất đai để chiếm rừng phòng hộ? Bởi theo quy định tại điểm
a, khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai 2013 thì với việc chuyển đổi 10ha đất trồng
lúa trở lên hoặc 20ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở lên phải có văn
bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì UBND cấp tỉnh mới có quyền cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất. Theo đó, nếu việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ ở
xã Quảng Cư cho Tập đoàn FLC triển khai dự án bất động sản dưới 20ha thì UBND tỉnh
Thanh Hóa có quyền ra quyết định. Nếu trên 20ha, phải có văn bản chấp thuận của
Thủ tướng mới được triển khai. Tập đoàn FLC rất khôn ngoan khi tách thành 2 dự
án (mỗi dự án khoảng trên 10ha). Tất nhiên, động thái tách làm 2 dự án để lách
luật của FLC phải được sự hậu thuẫn của một số lãnh đạo trong bộ máy công quyền.
Trong
văn bản ngày 4/03/2016 để cung cấp thông tin cho các cổ đông và các nhà đầu tư
sau khi người dân biểu tình đòi trả lại biển, đại diện tập đoàn FLC, ông Trần
Thế Anh (không nói rõ chức vụ) có công bố về việc có 2 dự án đang được FLC thực
hiện tại thị xã Sầm Sơn. Dự án thứ nhất là khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế FLC Sầm
Sơn Golf & Resort. Đây là dự án thuộc khu vực rừng phòng hộ Quảng Cư. Và dự
án này cũng gây ra nhiều bức xúc cho người dân vì FLC đã có hành vi xua đuổi, cấm
cản người dân địa phương đi vào khu vực bãi biển ở đây.
Thư FLC gửi cổ đông
Dự án
thứ hai là dự án cải tạo nâng cấp bãi biển phía đông đường Hồ Xuân Hương. Tập
đoàn FLC xác nhận việc trúng thầu dự án và nhận mặt bằng sạch từ chủ đầu tư là
UBND thị xã Sầm Sơn.
Vậy đã
rõ, việc nhà cầm quyền địa phương đứng ra thu hồi đất giúp doanh nghiệp, và khi
chưa đạt được thỏa thuận với dân thì sử dụng lực lượng công an, côn đồ để đàn
áp.
-------------------------------
Liên tiếp
trong nhiều ngày từ cuối tháng 2/2016 bà con ngư dân các phường thuộc thị xã Sầm
Sơn biểu tình trước UBND tỉnh Thanh Hóa đòi quyền lợi khi chủ trương “cải tạo
ven biển” được giao cho tập đoàn FLC thực hiện.
Trả lời
báo chí và nội dung các băng rôn đều ghi rõ “Trả lại biển cho dân”, nhiều
tờ báo như Lao Động, Người Lao Động, VNExpress, Vietnamnet... phản ánh khá
trung thực những gì đã diễn ra và ghi nhận nguyện vọng của dân rồi truyền tải đến
bạn đọc.
Ngày
2/3/2016, Pháp Luật Việt Nam phiên bản điện tử có bài của phóng viên Ngân Hà với
tiêu đề: “Dân đòi tỉnh trả lại đất giao cho FLC” : Chủ tịch Sầm
Sơn lên tiếp (1).
Nội
dung bài báo là cuộc phỏng vấn ông Lê Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn
và những giải bày của phóng viên “nói hộ” tập đoàn FLC.
Bài báo
này có nhiều điểm đánh tráo khái niệm, lập lờ giữa việc dân đòi lại biển, trong
đó có nhu cầu giữ lại khu vực neo đậu tàu thuyền để giữ kế mưu sinh.
Đề án
di chuyển khu vực bến đậu thuyền của ngư dân chưa đạt được thỏa thuận nhưng nhà
thầu lại gấp rút thi công để phục vụ mùa du lịch hè vào tháng 4/2016. Đây là điểm
khúc mắc, gây bức xúc với dân mà chính báo PLVN cũng thừa nhận.
Phóng
viên Ngân Hà, đã cố tình lập lờ về việc trước đó UBND tỉnh không đạt được thỏa
thuận với dân, dẫn đến việc dân bức xúc biểu tình, rồi tỉnh mới có quyết định hỗ
trợ khẩn cấp trong buổi họp báo chiều ngày 2/3/2015.
Sẽ chẳng
có gì lạ với nhiều phóng viên ở các báo khác khi đặt câu hỏi tại sao PLVN chọn
cách phát ngôn thay cho tập đoàn FLC bằng những bài viết đậm tính PR.
Bởi trước
đó, vào tháng 12/2015, ban điện tử báo PLVN đã có một cuộc gặp mặt ăn mừng tại
chính khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC Sầm Sơn Golf & Resort.
Dẫn đầu
đoàn phóng viên này chính là trưởng ban điện tử - nhà báo Lê Thị Thanh Lương.
Ngay
sau chuyến nghỉ dưỡng này, báo PLVN đã có bài “Sầm Sơn sắp có đường ven
biển đẹp nhất Việt Nam” vào ngày 28/2/2016. (2).
Bài báo
này cho rằng: Với chính sách đầu tư “bỏ bạc tỷ đổi tiền cắc” trong dự án “cải tạo
ven biển”, tập đoàn FLC rất nhân văn khi tạo điều kiện cho con em làng chài
chuyển đổi công việc trong các resort, đỡ phải đi tha phương lập nghiệp. Việc
xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp từ các “vùng ao hồ đầm lầy heo hút của Sầm
Sơn” đã khiến Thanh Hóa có diện mạo mới.
Có thể
vì mối “quan hệ” thân tình giữa các báo và doanh nghiệp nên báo PLVN nhắm mắt
trước việc tập đoàn FLC phá rừng phòng hộ, chiếm không gian chung gây ảnh hướng
đến đời sống người dân Sầm Sơn?
Có thể
vì các hợp đồng quảng cáo béo bở, khiến báp PLVN tự biến mình thành công cụ PR
với các tin bài tốt về tập đoàn FLC.
Tiêu
chí phát triển bền vững của một chính quyền minh bạch đó là phải đảm bảo được đời
sống của người dân địa phương.
Thay đổi
một ngành nghề, tái ổn định đời sống của người dân tại chỗ sao cho phù hợp nhất
không phải là chuyện có thể làm trong một sớm một chiều.
Quy hoạch
hay phát triển du lịch dù mục đích tốt thế nào cũng phải dựa trên thực tiễn đời
sống và nguyện vọng của người dân địa phương.
Chẳng
phải nhà nước đã giương khẩu hiệu "do dân, vì dân" suốt mấy chục năm
qua để đánh lừa những người tin và đi theo đảng Cộng sản hay sao?
Mong rằng các nhà báo hãy nhớ nhiệm vụ chính của mình phản ánh thông tin, đừng vì đồng tiền mà biến mình thành công cụ tuyên truyền của các tập đoàn lớn đang kinh doanh theo tước đoạt quyền sống của người dân.
Mong rằng các nhà báo hãy nhớ nhiệm vụ chính của mình phản ánh thông tin, đừng vì đồng tiền mà biến mình thành công cụ tuyên truyền của các tập đoàn lớn đang kinh doanh theo tước đoạt quyền sống của người dân.
____________________________________
Chú
thích:
(2) http://baophapluat.vn/ngan-hang-dia-oc/sam-son-sap-co-duong-ven-bien-dep-nhat-viet-nam-263620.html
No comments:
Post a Comment