Phạm Trần
3/23/2016
“Đại biểu Quốc hội khóa XIII có cơ cấu khá hợp lý,
luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức; có năng lực, trình độ, kỹ năng hoạt động ngày một
nâng cao; có bản lĩnh vững vàng, tinh thần trách nhiệm; luôn tâm huyết, trăn trở
trước những khó khăn, bức xúc của đời sống xã hội; những nguy cơ, thách thức đặt
ra trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Các vị đại biểu Quốc
hội đã phát huy trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân; thường xuyên gắn bó, nắm bắt
ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu, tìm tòi, tự đổi mới, cải tiến cách thức
thực hiện nhiệm vụ; thể hiện chính kiến rõ ràng, thẳng thắn, công tâm, nhất là
khi thực hiện quyền chất vấn, thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước,...
“
Chủ tịch mãn nhiệm Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như thế trong báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội ngày 22/03/2016.
Đây là kỳ họp thứ 11 và cũng là lần họp cuối cùng để kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của Khóa XIII (2011-2016), trước khi bàn giao cho Quốc hội khóa XIV sẽ được bầu ngày 22/05/2016.
Trong thời gian làm việc đến ngày bế mạc 12/04 (2016), kỳ họp 11 sẽ bỏ phiếu bầu 3 chức danh Lãnh đạo chủ chốt gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.
Ba người đương nhiệm theo thứ tự gồm Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định rút lui để nhường cho Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội thay Nguyễn Sinh Hùng; Đại tướng Công an Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị ngồi vào ghế Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ giữ chức Thủ tướng.
Đây là kế hoạch đã được dàn dựng từ trước Đại hội đảng kỳ XII (20-28/01/2016) của Tổng Bí tư tái cử Nguyễn Phú Trọng.
Vì vậy chuyện bầu cử của Quốc hội đối với 3 chức danh lãnh đạo tối cao, diễn ra từ 30/3 đến 07/04/2016 cũng chỉ là hình thức theo thủ tục nhằm giảm thiểu chê bai mà thôi.
Nhưng khi đã biết cách làm việc tào lao của Quốc hội như thế thì nội dung lời tuyên bố trong báo cáo thành tích cuối nhiệm kỳ khóa XIII của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có phản ảnh đúng hình ảnh của nhiều Đại biểu Quốc hội không ?
Trước hết thử tìm hiểu xem Đại biểu Quốc hội khóa XIII có “luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức” như ông Hùng nói thì chỉ cần nói về 3 trường hợp tiêu biểu trong số 500 ông, bà nghị viên khóa XIII.
Khóa này có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hòang Yến, đơn vị 1 Tỉnh Long An bị giải nhiệm vì khai gian lý lịch và Châu Thị Thu Nga, đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm vì có sai phạm trong kinh doanh. Cả hai bà này đã khai man mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nơi cư trú vẫn nhắm mắt đề cử sau các cuộc gọi là hiệp thương năm 2011. Họ cũng đã được nhân dân nơi cư trú tán thành ứng cử đại diện cho mình thì có thuốc gì chữa nổi không ?
Người thứ 3 là Đại biểu nổi tiếng ăn nói lung tung và mất phẩm chất của một Đại diện dân là ông Hoàng Hữu Phước của đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông này được nổi tiếng nhờ câu nói ngày 17/11/2011: “ Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”.
Trong cuộc phỏng vấn tại hành lang Quốc hội, ông Phước đối đáp với phóng viên báo Tuổi Trẻ như sau:
(TT) : “Thưa ông, biểu tình được coi là quyền hiến định, tại sao ông cho rằng không nên có Luật biểu tình?
(HHP): “Đã là quyền tự do ghi trong Hiến pháp thì không sớm thì muộn nó cũng sẽ được thể chế hóa. Nhưng vấn đề là ở thời điểm nào thì thích hợp. Tại sao người dân các nước khác họ có quyền đó mà dân mình lại chậm? Lý do là hoàn cảnh của VN khác. Các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích. Phải biết rằng kẻ thù đang rình rập mình, họ không bỏ qua cơ hội nào.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết rằng những nước văn minh như Anh, Mỹ mà tại sao biểu tình vừa rồi cũng xảy ra đốt phá, cướp bóc. Vậy với nước mình thì sao? Cho nên không phải mình triệt bỏ quyền tự do đó của người dân, nhưng quyền tự do đó phải đợi đến lúc dân trí và kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó.
(TT) : “Trong thời gian qua có một số cuộc “tụ tập đông người” xảy ra ở Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người lập luận rằng: có Luật biểu tình thì vừa đảm bảo được quyền của người dân, vừa khiến hoạt động biểu tình diễn ra trong trật tự và hợp pháp, ông nghĩ sao?
(HHP) : “Không. Tất nhiên khi có luật sẽ rất chặt chẽ như phải đăng ký, phải có người đứng đầu, phải tới địa điểm quy định... Nhưng đèn đỏ đèn xanh lập ra giữ gìn trật tự giao thông mà người ta vẫn vi phạm. Vậy khi mình cho phép thì phải đương đầu với sự cho phép đó. Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép biểu tình và những người biểu tình, mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại.
(TT):” Vậy theo ông, thời điểm nào là thích hợp để xây dựng Luật biểu tình?
(HHP): “ Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình. Vừa rồi có một số cuộc biểu tình diễn ra làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, cản trở hoạt động của người dân nên rất nhiều người bức xúc. Tôi cho rằng phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình.”
Tuyên bố của ông Phước đã bị nhiều Đại biểu lên án. Ông Trương Trọng Nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trích ông Phước đã “hạ thấp nền dân trí Việt Nam” .
Đại biểu tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc nói:”Thóa mạ những người biểu tình như thế, chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của Nhà nước. Đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật.” (theo Tuổi Trẻ, 18/11/2011)
AI NGU HƠN AI ?
Sau đó 3 năm, ông Phước lại cho nổ qủa bom tấn công chừng ngàn cân lên đầu Đại biểu Dương Trung Quốc, một người được kính trọng tại Quốc Hội vì đã có những tuyên bố thằng thắn đi sâu vào lòng người. Ông Quốc còn là một trong sốt rất ít Đại biểu đã can đảm chất vấn gay gắt Thủ tướng và các viên chức Chính phủ về thái độ dè dặt trước kế hoạch chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hành động thiếu suy xét và khiếm nhã của ông Phước đối với một đồng viện có uy tín như Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam đã làm cho nhiều giới và báo chí ở Việt Nam kinh ngạc.
Bài viết được gọi là “Tư Đại Ngu” sỉ nhục kiến thức của ông Quốc được chính ông Phước phổ biến và lưu trữ lâu ngày trên Blog riêng của mình cho đến năm 2014.
Khi “Giới thiệu đôi nét về ông Dương Trung Quốc" , ông Phước viết:” Dương Trung Quốc quê quán tỉnh Bến Tre, sống ở Hà Nội, trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học môn Sử, tự dưng có danh xưng “Nhà Sử Học” trên trời rơi xuống, không rõ do tự xưng hay do thuộc hạ tung hê, ắt do ở Việt Nam và trên thế giới chỉ có “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ” mới được gắn học vị vào tên, chứ “tốt nghiệp đại học” (tức “Cử nhân”) hay “tốt nghiệp phổ thông” (tức “Tú tài”) thì theo quy định bất thành văn của thời hiện đại không được nêu ra kèm theo tên họ, nên tức mình đau mẩy phải áp cụm từ “nhà sử học” vào tên để cho có với người ta chăng. Tuy nhiên, việc Dương Trung Quốc không chọn danh xưng “Sử Gia” cũng là một điều khá khen là khôn ngoan, vì đã là “sử gia” thì phải là giáo sư tiến sĩ Sử, dù trong tiếng Hán Việt thì “gia” cũng là “nhà”, nhưng “gia” thì … to lắm, thế nên mới có chuyện các nhà tài phiệt chỉ được gọi là “đại gia” chứ đố ai dám vặn vẹo kiểu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà nói đó là…“nhà lớn”.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam, thì ngôn ngữ của ông Phước được chi tiết như thế này:
- Cái đại ngu thứ nhất của Dương Trung Quốc là lập lại lời thiên hạ thế gian này hay nói khi tuyên bố danh chính ngôn thuận giữa nghị trường quốc hội rằng mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại, rằng các nước luật hóa mại dâm nên Việt Nam đừng có đạo đức giả nữa đối với nghề mại dâm mà phải công nhận nghề này, và rằng nhất thiết phải đưa mại dâm lên bàn nghị sự của quốc hội".
- "Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai….
….Việc Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả…".
- "Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam".
- "Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chínhđược cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán)".
- "Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền” tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân” mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy".
Sau khi trích dẫn như thế, báo Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi:”Với những phát ngôn như trên, liệu rằng ông Hoàng Hữu Phước chỉ tranh luận hay đang có ý đồ nào khác?”
Tác phong như thế mà Hoàng Hữu Phước vẫn còn can đảm tự ứng cử vào khóa XIV và đã lọt qua vòng 2 của Hiệp thương ở Sài Gòn. Vòng 3 sau cùng sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 4/2016.
Tiếp theo, ông Nguyễn Sinh Hùng ca ngợi “Các vị đại biểu Quốc hội đã phát huy trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân; thường xuyên gắn bó, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu, tìm tòi, tự đổi mới, cải tiến cách thức thực hiện nhiệm vụ.”
Nói như thế liệu ông Hùng có nịnh các đồng nghiệp của ông quá đáng để được điểm tốt khi về hưu không ?
Chắc phải có nhưng làm sao mà ông quên được không khí sôi động và nhiều khi gay gắt của nhân dân trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyên kinh tế của Việt Nam trong khu vực quần đào Hoàng Sa từ ngày 2/5 đến ngày 27/5/2014.
Hồi đó trong dân đã nổi lên một phong trào xuống đường tự phát chống Trung Quốc từ Sài Gòn ra Hà Nội nhưng bị Công an đàn áp dã man. Vậy mà không một Đại biểu Quốc hội nào dám hé răng phản đối hành động phản quốc này của nhà nước.
Rồi khi có một số Đại biểu Quốc hội và nhiều nhân sỹ trí thức yêu cầu Quốc hội ra một Nghị quyết lên án Trung Quốc thì Ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Hùng đứng đầu quyết định không có Nghị quyết, sau khi đã họp kín để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.
Có người giải thích Nghị quyết phải ghi rõ những việc sẽ làm đối với hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc nên sợ sẽ gây khó khăn trong bang giao giữa hai nước, và có thể tạo cớ cho Bắc Kinh có hành động chống Việt Nam mạnh mẽ hơn nên đành thôi !
Vì vậy Báo chí và người dân, dù yêu nước lắm cũng chỉ được ở ngoài Quốc hội để nghe hơi nồi chõ qua lời lẽ ghi trong Thông cáo số 2 của Quốc hội ngày 21/05/2014.
Thông cáo phổ biến viết rằng: “ Quốc Hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Quốc Hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Quốc Hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.”
Thông cáo cũng nhận định: “ Diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường. QH đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.”
Ngoài thái độ rụt rè như thế, các Đại biểu Quốc hội còn đồng loạt “tát nước theo mưa” để giữ thái độ tự cho mình quyền quên đi những hy sinh xương máu của 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân và trên 40,000 quân-dân 6 tỉnh biên giới phía bắc khi họ chống quân Tầu xâm lược rải rác từ 1974 đến 1990.
Như thế thì các Đại biểu Quốc hội khóa XIII có giữ “trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân” như ông Hùng ca tụng họ không ?
QUỐC HỘI PHƯỜNG GÌ ?
Đến đây, nếu chúng ta chưa thể cười ra nước mắt và thương thay cho những đồng tiền thuế của dân đã bỏ ra nuôi Quốc hội thì hãy đọc lại để thấy những hình ảnh rất “vì dân vì nước” của Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam do báo Petro Times (Năng Lượng Mới) viết trong số báo ngày 20/03/2016.
Với câu hỏi :”Họ vào Quốc hội làm gì?”, Petro Times mỉa mai một số người tự ra ứng cử Quốc hội năm 2016 :
“Thông tin về những ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV là ca sĩ tự do, cụ ông 91 tuổi hay chị bán bán bánh mỳ... đang dấy lên nhiều lo ngại về chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới.
Những ngày gần đây, dư luận cả trong và ngoài nước đang dành sự quan tâm đặc biệt tới kết quả hiệp thương lần 2 danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV. Sự đa dạng về thành phần, tuổi tác cũng như nghề nghiệp của các ứng viên là điểm nổi bật nhất trong bản danh sách các ứng viên này.
Nhưng cũng chính sự đa dạng này lại đang dấy lên nhiều lo lắng về “chất lượng” của những vị đại biểu Quốc hội này nếu được bầu vào Quốc hội khoá tới.
Ở đây, chúng ta không bàn đến chuyện họ ứng cử vào Quốc hội vì mục đích chống phá, bị xúi giục... gì đó mà chỉ xin nhấn mạnh đến vấn đề “chất lượng” tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận các vấn đề lớn của quốc gia, dân tộc.”
Sau khi giáo đầu như thế, báo này viết :”Nói vậy không phải để khẳng định những ứng viên là ca sĩ tự do, cụ ông 91 tuổi hay người bán bánh mỳ... không đủ tiêu chuẩn tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà đơn giản ở đây, như đã nói ở trên là để cập đến vấn đề “chất lượng” của đại biểu Quốc hội….”
Chúng ta thử hỏi, với những con người như vậy thì trước những vấn đề sống còn của dân tộc, quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, họ sẽ đóng góp được gì?
Một ca sĩ không tên, không tuổi, hành nghề tự do thì chắc gì đã hiểu biết được hết những kiến thức chuyên môn, các quy định về việc hành nghề ca hát?
Một người bán bánh mỳ thì liệu có biết gì đến Luật Lao động, Bảo hiểm xã hội...?
Một cụ ông 91 tuổi có thể có kiến thức chuyên môn, lại có cả kinh nghiệm nhưng sức khoẻ liệu có đảm bảo không, trí tuệ còn minh mẫn không?
Vậy họ vào Quốc hội để là gì?
Nhìn lại những kỳ họp Quốc hội thời gian qua chúng ta không khó nhận ra, những người hay phát biểu, hay chất vấn, hay đặt vấn đề với các vấn đề “nóng” của nền kinh tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và một điều đáng chú ý, phần lớn trong số này đều đã có quá trình trải nghiệm lâu dài trong một hoặc nhiều lĩnh vực công tác.
Vậy nên, khi một vấn đề đặt ra, họ hiểu ngay và đặt vấn đề chất vấn, góp ý, thậm chí sẵn sàng tranh luận “tay bo” với lãnh đạo ngành, lĩnh vực ấy.
Thế còn những đại biểu Quốc hội khác họ làm gì? Họ như thể đến cho có mặt. Cả một nhiệm kỳ không thấy phát biểu, chất vấn, đóng góp ý kiến lấy một câu.
Đi họp Quốc hội để thảo luận các vấn đề “nóng” của nền kinh tế nhưng đến rồi thì ngồi đọc báo, xem Ipad... và thậm chí là ngủ. Cử tri bức xúc, địa phương có vấn đề cần kiến nghị họ nghe, tiếp thu nhưng rồi chẳng làm gì.
Đại biểu Quốc hội vì thế cũng thật đa dạng!
Tự do ứng cử là một trong những quyền cơ bản nhất được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng không phải vì thế mà lợi dụng để tự ứng cử.
Người tự ứng cử phải xác định rõ vào Quốc hội để làm gì? Mình sẽ đóng góp gì trong cả một nhiệm kỳ tới, cho những quyết sách, đường hướng phát triển của đất nước?...
Xác định được như vậy thì chất lượng đại biểu Quốc hội mới nâng lên được!”
Vậy Khóa Quốc hội XIII sắp mãn nhiệm đã làm nên cơm cháo gì chưa ?
Báo Năng Lượng Mới trả lời: “Đã nói đến họp Quốc hội thì bất cứ ai cũng nghĩ đến đó là một nơi tôn nghiêm, mọi hoạt động diễn ra trong đó phải rất nghiêm túc. Là nơi “quan trên trông xuống người ta trông vào”; là nơi mà cử tri gửi gắm sự tin cậy, trông mong. Còn người dự họp thì từ y phục, từ lời ăn tiếng nói, từ dáng ngồi, đến dáng đi… đều phải thể hiện là người “đại biểu của nhân dân”. Nói tóm lại, người ta phải nhìn thấy ở đây là nơi mẫu mực về phong cách làm việc, về ứng xử văn hóa, về trí tuệ của từng người.
Sự đòi hỏi này không có gì là quá đáng, bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan quyền lực của quốc gia. Những quyết sách ở đây liên quan đến sự phát triển của cả một dân tộc, một đất nước .
Đại biểu Quốc hội do dân bầu nên và cử tri thì bao giờ cũng mong mỏi người đại diện cho mình phải là những người không những có trí tuệ, có trách nhiệm với dân, với nước mà còn phải là những người có chuẩn mực về văn hóa. Rồi nữa, đại biểu Quốc hội còn phải là người phản ánh được mong muốn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân đối với các vấn đề lớn của đất nước; và cả những vấn đề nhỏ liên quan đến miếng cơm manh áo.
Ấy vậy mà từ vài năm trở lại đây, những việc không hay xảy ra ở Quốc hội xem ra ngày một nhiều.”
Petro Times kể ra:
“Nào là chuyện có đại biểu Quốc hội dùng mạng xã hội để nói xấu, xỉ vả đại biểu Quốc hội khác, sự thiếu văn hóa của đại biểu Quốc hội này đến mức dư luận phải đặt ra câu hỏi rằng, ông này liệu có bị “thần kinh”? Quả thật, nếu ông ta bị “thần kinh” thì đây là điều may cho Quốc hội và cũng làm cho những cử tri đã trót bầu cho ông ta thấy đỡ ngượng, bởi vì mình đã chọn nhầm một người bị “điên”. Nhưng nếu như ông này không bị “điên” thật mà lại có cách ứng xử như vậy, thì rõ ràng tầm văn hóa của ông ta ở mức không chấp nhận được. Và như vậy, cử tri đã bị “lừa”, thế cho nên mới bỏ phiếu cho ông ấy.”
Petro Times không dám nói thẳng người “nói xấu” hay “xỉ vả” đồng viện là Đại biểu Hoàng Hữu Phước và nạn nhân là Đại biều Dương Trung Quốc như đã nói ở phần trên bài này.
“Nhưng ở kỳ họp Quốc hội lần này có một điều thực sự đáng buồn”, Petro Times viết tiếp, “ Ấy là ý thức của không ít đại biểu quá thấp. Vậy sự thể hiện chữ “thấp” đó là gì?
Đó là vắng mặt không có lý do; đó là nhờ người bấm nút biểu quyết hộ. Có những phiên họp biểu quyết thông qua một đạo luật mà vắng đến gần 100 người. Đến mức Chủ tịch Quốc hội phải kêu lên khi con số biểu quyết trên bảng điện tử cứ nhảy nhót lung tung. Và ông khẳng định rằng, đó là do bấm nút biểu quyết hộ.
Tình trạng đại biểu Quốc hội vắng mặt tại các buổi thảo luận tổ hoặc cả những phiên họp tại hội trường đã được nói nhiều từ những kỳ họp trước nhưng căn bệnh này xem ra không giảm.
Rồi trên tivi lại thấy hình ảnh, có những vị đại biểu Quốc hội ngủ vô tư trong hội trường, thậm chí ngay ở phiên khai mạc.
Rồi những hình ảnh đại biểu Quốc hội điềm nhiên đọc báo trong khi Chủ tịch Quốc hội đang kết luận.
Thậm chí có đại biểu ngang nhiên chơi cờ bằng iPad khi Thủ tướng đang trả lời chất vấn.
Thật không thể hiểu nổi cho những vị đại biểu Quốc hội này.
Trong khi đồng bào cả nước chăm chú theo dõi qua màn hình phát biểu của Thủ tướng về những vấn đề quốc kế dân sinh, về những chủ trương có tính chiến lược của Chính phủ để xây dựng phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ tổ quốc thì vị đại biểu này điềm nhiên ngồi đánh cờ. Vậy thử hỏi, chúng ta cần những vị đại biểu này ngồi ở Hội trường Diên Hồng làm gì?
Rồi lại có đại biểu mang vào hội trường cả máy tính xách tay và một chiếc iPad và bày ra trước mặt để làm việc.
Có thể nói, những cảnh “chướng tai gai mắt” ở Quốc hội đã và đang làm cho cử tri nghi ngờ về tính nghiêm túc và ý thức trách nhiệm, kỷ cương của đại biểu Quốc hội.
Cũng vẫn biết rằng, không có điều luật nào bắt các đại biểu Quốc hội phải dự 100% thời gian họp nhưng việc vắng mặt quá nhiều, việc các đại biểu thiếu ý thức trong lúc ngồi họp là điều rất mong Quốc hội phải nghĩ đến, làm thế nào để chấm dứt chuyện đó.”
(Petro Times-Năng Lương Mới, ngày 27/11/2014-)
Với thành phần nhân sự của Quốc hội được mệnh danh là Cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia mà còn lắm trò ma bùn, phí phạm tiền mồ hôi nước mắt của dân như thế thì có lý do gì để tờ Petro Times nỡ nặng lời với một số người tự ra ứng cử ?
Tiêu biểu như Nghệ sỹ diễn hài Nguyễn Công Vượng, tức Vượng Râu và ca sỹ Lâm Ngân Mai.
Trong số ra ngày 02/03/2016, Petro Times chạy tít bài :”Quốc hội không phải là phường chèo!” để mở đầu chế riễu:”Những phát ngôn gây sốc về tình hình chính trị, những đàm luận liên quan đến “Dư luận viên”, “Biển Đông”, chống “Tàu” và gần đây nhất là tham gia cùng nhóm “xã hội dân sự” cùng những gương mặt như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy và một số luật sư để tự ứng cử đại biểu Quốc hội.
Cũng “chém gió, đốt đền” hòng nổi danh
Sẽ không có gì đáng bàn nếu những người ứng cử đó thực sự thực hiện quyền ứng cử để mang tài đức tham gia cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, góp phần vì dân, vì nước. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy và xem xét những suy nghĩ, phát ngôn và hành động của Nguyễn Công Vượng gần đây thì sẽ thấy ngay việc làm của anh ta vì ai, hướng tới những mục tiêu gì?”
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khôi hài: “Nghệ sỹ chỉ biết hát vào Quốc hội rất khó!”
Ông nói với báo chí Việt Nam:“Đại biểu Quốc hội không chỉ cần hát hay mà phải cần sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, có năng lực để tham gia vào các dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước...”
Ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được trích lời nói rằng việc có nhiều nghệ sỹ ứng cử vào Quốc hội XIV:”chứng tỏ các văn nghệ sỹ rất yêu quý Quốc hội”.
Nhưng công cũng lưu ý:”Chuyện ứng cử Quốc hội là quyền của họ nhưng là ĐBQH không phải chỉ hát hay, mà ĐBQH phải hiểu biết nhiều lĩnh vực, có năng lực để tham gia xây dựng các dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước...”.
“Nếu văn nghệ sỹ nào có trình độ như vậy thì rất hoan nghênh, còn nếu chỉ biết hát không thôi vào Quốc hội là rất khó. Quốc hội hoan nghênh nhưng phải đủ tiêu chuẩn và cử tri sẽ chọn lựa người ĐB mình tin tưởng để bỏ phiếu.”
VƯỢNG RÂU VÀ LÂM NGÂN MAI PHẢN PHÁO
Trước những lời dèm pha của Petro Times và của ông Phúc, hai Nghệ sỹ Vượng Râu và Ca sỹ Lâm Ngân Mai đã phản ứng mạnh mẽ.
Vượng Râu nói với báo Thanh Niên:”
(TN) : “Vì lý do gì mà anh quyết định tự ứng cử ĐBQH?”
(VR) : “ Đầu tiên là tôi cảm thấy vui và phấn khởi bởi hiến pháp và pháp luật VN từ lâu đã cho phép người dân có quyền tự ứng cử. Nhưng rất ít người, đặc biệt là những người trẻ mà tôi gọi vui là “xông xáo”, tham gia nghị trường. Biết đâu việc ứng cử là cơ hội để luồng gió trẻ trung thổi vào, để một số lĩnh vực mà người ứng cử đam mê hay theo đuổi sẽ thay đổi, phát triển hơn. Tôi nghĩ một cách rất tích cực như thế. Bất cứ công dân nào trên đất nước VN đủ tuổi, đủ trách nhiệm, có trình độ nhất định đều có quyền tham gia. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân. Tôi muốn tạo nên những chuyển biến tích cực trong văn hóa và giáo dục.”
(TN) : Nếu trúng cử, anh sẽ chú trọng suy nghĩ về những việc gì?
(VR) : “ Nếu được vào, tôi sẽ đưa hết tâm huyết của mình ra để cố gắng chỉnh đốn, khắc phục và làm tốt đẹp hơn mảng văn hóa, cụ thể là việc quản lý lễ hội, quản lý bảo tồn di tích. Tôi thích kiến trúc Việt, những ngôi đình, đền, cổ. Chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao nhiều di tích bị đổ sụp, xuống cấp, quản lý như thế nào, số tiền rót ra để duy tu ra sao... Từ những việc như vậy cho đến việc xét cấp bằng di tích như thế nào cho hợp lý, chứ không thể để các cụ già 70 - 80 tuổi đi xin.
Về biểu diễn, tôi cũng là nghệ sĩ, đã học diễn xuất và đạo diễn, nên muốn làm sao không để xảy ra chuyện phân tầng nghệ sĩ, nhưng phải rõ ràng là nghệ sĩ giải trí thì cũng phải học đến đầu đến đũa nếu không sẽ gây ra hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến giới trẻ.
Lĩnh vực thứ hai mà tôi tâm huyết thay đổi, chứ không dám nói cải cách, là giáo dục. Tôi muốn học sinh học ít nhưng hiểu nhiều bằng việc thay đổi phương pháp dạy, chứ không phải học theo kiểu đọc cho học sinh chép. Tôi nghĩ cốt lõi của mỗi quốc gia là có văn hóa, giáo dục.
(TN) :” Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng “QH không phải là phường chèo” và phản đối việc anh tự ứng cử ĐBQH?
(VR) : “ Để vào được còn phải có những tiêu chí cơ mà. Với đơn vị báo chí xúc phạm tôi, tôi đã có đơn yêu cầu rút bài và xin lỗi công khai. Họ đã vu khống tôi. Tôi khẳng định là tôi không thuộc hay có quan hệ với tổ chức nào trong và ngoài nước. Họ viết như vậy cũng là đã xúc phạm.”
Lâm Ngân Mai viết trên Facebook của cô: “Tôi không phải chỉ có hát thôi, mà tiếng hát tôi có thể giúp người nghèo khắp miền đất nước Việt Nam, những trẻ em cơ cực mồ côi; tôi không phải chỉ có giọng hát thôi mà tôi còn thông qua tiếng hát lắng nghe bao điều tâm sự đau buồn của nhân dân Việt Nam mọi nơi mà các lãnh đạo có biết? Nhờ tiếng hát mà mọi người tìm đến tôi chia sẽ biết bao điều khốn khổ!
Các ông có từng tiếp xúc nhân dân nhiều như tôi không khi phán rằng tôi chỉ hát thôi không thể vào Quốc hội lên tiếng thay dân Việt Nam?
Đại biểu Quốc hội là người có số đông dân chúng ủng hộ, tôi không dừng lại ở địa phương tôi sống mà tiếng nói của tôi vang xa hơn, nhất là tiếng nói lương tri tuy bé nhỏ của tôi nhưng đã lan truyền đến hàng trăm ngàn người bao năm qua tôi sống.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ông không hiểu gì về người dân Việt Nam khi ông phát ngôn “Chỉ hát hay thôi khó vào Quốc hội”
Tôi hiện thấy mình không hề gặp khó khăn nào từ phía người dân Việt Nam ủng hộ tôi ứng cử vị trí ĐBQH khóa 14; mà tôi cảm thấy rất khó khăn, khó thở khi nghe quy định và phát ngôn của ông!
Là một Tổng thư ký Quốc hội ông nên học cách tôn trọng nhân dân Việt Nam. Dù đó là ai đi nữa, dù làm nghề gì, dù họ có những gì hay không có gì cả, họ cũng đã đóng thuế và chấp pháp, huống chi là người như tôi sẵn sàng lắng nghe người dân Việt Nam và lên tiếng thay họ dù cho tôi đã và đang chưa có thẩm quyền bao nhiêu năm qua!
Sau buổi họp hôm qua và nghe ông phát biểu tôi vô cùng thấy đau buồn cho giới văn nghệ sỹ nhất là ca sỹ!
Mời ông mở rộng trái tim khi nghe tôi hát và học cách xin lỗi tôi đi!”
Với những đối đáp thẳng thắn của 2 Nghệ sỹ, ta thử nghĩ coi ai là “Phường Chéo” ?
Phạm Trần
(03/016)
Chủ tịch mãn nhiệm Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như thế trong báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội ngày 22/03/2016.
Đây là kỳ họp thứ 11 và cũng là lần họp cuối cùng để kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của Khóa XIII (2011-2016), trước khi bàn giao cho Quốc hội khóa XIV sẽ được bầu ngày 22/05/2016.
Trong thời gian làm việc đến ngày bế mạc 12/04 (2016), kỳ họp 11 sẽ bỏ phiếu bầu 3 chức danh Lãnh đạo chủ chốt gồm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nước và Thủ tướng Chính phủ.
Ba người đương nhiệm theo thứ tự gồm Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định rút lui để nhường cho Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội thay Nguyễn Sinh Hùng; Đại tướng Công an Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị ngồi vào ghế Trương Tấn Sang và Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ giữ chức Thủ tướng.
Đây là kế hoạch đã được dàn dựng từ trước Đại hội đảng kỳ XII (20-28/01/2016) của Tổng Bí tư tái cử Nguyễn Phú Trọng.
Vì vậy chuyện bầu cử của Quốc hội đối với 3 chức danh lãnh đạo tối cao, diễn ra từ 30/3 đến 07/04/2016 cũng chỉ là hình thức theo thủ tục nhằm giảm thiểu chê bai mà thôi.
Nhưng khi đã biết cách làm việc tào lao của Quốc hội như thế thì nội dung lời tuyên bố trong báo cáo thành tích cuối nhiệm kỳ khóa XIII của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng có phản ảnh đúng hình ảnh của nhiều Đại biểu Quốc hội không ?
Trước hết thử tìm hiểu xem Đại biểu Quốc hội khóa XIII có “luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức” như ông Hùng nói thì chỉ cần nói về 3 trường hợp tiêu biểu trong số 500 ông, bà nghị viên khóa XIII.
Khóa này có 2 nữ Đại biểu Đặng Thị Hòang Yến, đơn vị 1 Tỉnh Long An bị giải nhiệm vì khai gian lý lịch và Châu Thị Thu Nga, đơn vị Hà Nội bị bãi nhiệm vì có sai phạm trong kinh doanh. Cả hai bà này đã khai man mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc nơi cư trú vẫn nhắm mắt đề cử sau các cuộc gọi là hiệp thương năm 2011. Họ cũng đã được nhân dân nơi cư trú tán thành ứng cử đại diện cho mình thì có thuốc gì chữa nổi không ?
Người thứ 3 là Đại biểu nổi tiếng ăn nói lung tung và mất phẩm chất của một Đại diện dân là ông Hoàng Hữu Phước của đơn vị Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông này được nổi tiếng nhờ câu nói ngày 17/11/2011: “ Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình”.
Trong cuộc phỏng vấn tại hành lang Quốc hội, ông Phước đối đáp với phóng viên báo Tuổi Trẻ như sau:
(TT) : “Thưa ông, biểu tình được coi là quyền hiến định, tại sao ông cho rằng không nên có Luật biểu tình?
(HHP): “Đã là quyền tự do ghi trong Hiến pháp thì không sớm thì muộn nó cũng sẽ được thể chế hóa. Nhưng vấn đề là ở thời điểm nào thì thích hợp. Tại sao người dân các nước khác họ có quyền đó mà dân mình lại chậm? Lý do là hoàn cảnh của VN khác. Các nước thì có ai chống họ đâu, trong khi VN thì nhiều thế lực thù địch tập trung công kích. Phải biết rằng kẻ thù đang rình rập mình, họ không bỏ qua cơ hội nào.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần biết rằng những nước văn minh như Anh, Mỹ mà tại sao biểu tình vừa rồi cũng xảy ra đốt phá, cướp bóc. Vậy với nước mình thì sao? Cho nên không phải mình triệt bỏ quyền tự do đó của người dân, nhưng quyền tự do đó phải đợi đến lúc dân trí và kinh tế phát triển đến một trình độ nào đó.
(TT) : “Trong thời gian qua có một số cuộc “tụ tập đông người” xảy ra ở Hà Nội và TP.HCM. Nhiều người lập luận rằng: có Luật biểu tình thì vừa đảm bảo được quyền của người dân, vừa khiến hoạt động biểu tình diễn ra trong trật tự và hợp pháp, ông nghĩ sao?
(HHP) : “Không. Tất nhiên khi có luật sẽ rất chặt chẽ như phải đăng ký, phải có người đứng đầu, phải tới địa điểm quy định... Nhưng đèn đỏ đèn xanh lập ra giữ gìn trật tự giao thông mà người ta vẫn vi phạm. Vậy khi mình cho phép thì phải đương đầu với sự cho phép đó. Những người phá hoại họ không nằm trong số những người xin phép biểu tình và những người biểu tình, mà họ trà trộn hoặc đứng ở góc đường nào đó để phá hoại.
(TT):” Vậy theo ông, thời điểm nào là thích hợp để xây dựng Luật biểu tình?
(HHP): “ Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình. Vừa rồi có một số cuộc biểu tình diễn ra làm ảnh hưởng đến trật tự giao thông, cản trở hoạt động của người dân nên rất nhiều người bức xúc. Tôi cho rằng phải hỏi xem có bao nhiêu người muốn có Luật biểu tình.”
Tuyên bố của ông Phước đã bị nhiều Đại biểu lên án. Ông Trương Trọng Nghĩa của Thành phố Hồ Chí Minh chỉ trích ông Phước đã “hạ thấp nền dân trí Việt Nam” .
Đại biểu tỉnh Đồng Nai, ông Dương Trung Quốc nói:”Thóa mạ những người biểu tình như thế, chúng ta đi ngược lại những tuyên bố chính thức của Nhà nước. Đó là những người yêu nước, cách biểu thị của họ không thích hợp trong hoàn cảnh này vì chúng ta chưa có luật.” (theo Tuổi Trẻ, 18/11/2011)
AI NGU HƠN AI ?
Sau đó 3 năm, ông Phước lại cho nổ qủa bom tấn công chừng ngàn cân lên đầu Đại biểu Dương Trung Quốc, một người được kính trọng tại Quốc Hội vì đã có những tuyên bố thằng thắn đi sâu vào lòng người. Ông Quốc còn là một trong sốt rất ít Đại biểu đã can đảm chất vấn gay gắt Thủ tướng và các viên chức Chính phủ về thái độ dè dặt trước kế hoạch chiếm đóng biển đảo Việt Nam của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hành động thiếu suy xét và khiếm nhã của ông Phước đối với một đồng viện có uy tín như Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam đã làm cho nhiều giới và báo chí ở Việt Nam kinh ngạc.
Bài viết được gọi là “Tư Đại Ngu” sỉ nhục kiến thức của ông Quốc được chính ông Phước phổ biến và lưu trữ lâu ngày trên Blog riêng của mình cho đến năm 2014.
Khi “Giới thiệu đôi nét về ông Dương Trung Quốc" , ông Phước viết:” Dương Trung Quốc quê quán tỉnh Bến Tre, sống ở Hà Nội, trình độ học vấn: tốt nghiệp đại học môn Sử, tự dưng có danh xưng “Nhà Sử Học” trên trời rơi xuống, không rõ do tự xưng hay do thuộc hạ tung hê, ắt do ở Việt Nam và trên thế giới chỉ có “Thạc sĩ” và “Tiến sĩ” mới được gắn học vị vào tên, chứ “tốt nghiệp đại học” (tức “Cử nhân”) hay “tốt nghiệp phổ thông” (tức “Tú tài”) thì theo quy định bất thành văn của thời hiện đại không được nêu ra kèm theo tên họ, nên tức mình đau mẩy phải áp cụm từ “nhà sử học” vào tên để cho có với người ta chăng. Tuy nhiên, việc Dương Trung Quốc không chọn danh xưng “Sử Gia” cũng là một điều khá khen là khôn ngoan, vì đã là “sử gia” thì phải là giáo sư tiến sĩ Sử, dù trong tiếng Hán Việt thì “gia” cũng là “nhà”, nhưng “gia” thì … to lắm, thế nên mới có chuyện các nhà tài phiệt chỉ được gọi là “đại gia” chứ đố ai dám vặn vẹo kiểu “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà nói đó là…“nhà lớn”.
Theo Báo Giáo dục Việt Nam, thì ngôn ngữ của ông Phước được chi tiết như thế này:
- Cái đại ngu thứ nhất của Dương Trung Quốc là lập lại lời thiên hạ thế gian này hay nói khi tuyên bố danh chính ngôn thuận giữa nghị trường quốc hội rằng mại dâm là nghề cổ xưa nhất của nhân loại, rằng các nước luật hóa mại dâm nên Việt Nam đừng có đạo đức giả nữa đối với nghề mại dâm mà phải công nhận nghề này, và rằng nhất thiết phải đưa mại dâm lên bàn nghị sự của quốc hội".
- "Dương Trung Quốc là đại biểu quốc hội ứng cử tại địa bàn tỉnh Đồng Nai là nơi có rất nhiều giáo xứ. Tôi đã là giáo viên chủ nhiệm một lớp do tỉnh Đồng Nai gởi đến nhờ trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đào tạo nên một đội ngũ giáo viên tiếng Anh thật giỏi để phục vụ ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai….
….Việc Dương Trung Quốc phát biểu linh tinh về mại dâm là việc làm không chút khôn ngoan do động đến vấn đề liên quan đến đạo đức mà Kinh Thánh đã nêu và các cử tri là giáo dân các giáo xứ tỉnh Đồng Nai khó thể chấp nhận được sự xúc phạm, nhất là kiểu ăn nói quàng xiên rằng “không công nhận mại dâm tức là đạo đức giả…".
- "Dương Trung Quốc đã hoàn toàn không biết rằng ngay tại Mỹ chỉ có vài tiểu bang và tại các tiểu bang này chỉ có một hay hai thị trấn đưa mại dâm vào danh sách “nghề” để quản lý. Mà ngay cả khi thế giới đảo điên này có công nhận “nghề” mại dâm, cũng không phải là lý do để đặt đĩ nằm chình ình trên bàn nghị sự của quốc hội Việt Nam".
- "Dương Trung Quốc đã không có tầm nhìn bao quát, sâu rộng, về vấn đề mại dâm. Dương Trung Quốc chỉ nghĩ đến mại dâm như việc đơn giản người phụ nữ có quyền bán thân để kiếm tiền và để đáp ứng nhu cầu xã hội. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng mại dâm bao gồm đĩ cái, đĩ đực, đĩ đồng tính nữ, đĩ đồng tính nam, và đĩ ấu nhi. Dương Trung Quốc hoàn toàn không biết rằng khi “công nhận” cái “nghề đĩ” để “quản lý” và “thu thuế”, thì phát sinh … nhu cầu phải có trường đào tạo nghề đĩ thuộc các hệ phổ thông đĩ, cao đẳng đĩ, đại học đĩ; có các giáo viên và giáo sư phân khoa đĩ; có tuyển sinh hàng năm trên toàn quốc cho phân khoa đĩ; có chương trình thực tập cho các “môn sinh” khoa đĩ; có trình luận văn tốt nghiệp đĩ trước hội đồng giảng dạy đĩ; có danh sách những người mua dâm để tuyên dương vì có công tăng thu nhập thuế trị giá gia tăng cho ngành công nghiệp đĩ; có chính sách giảm trừ chi phí công ty hay cơ quan nếu có các hóa đơn tài chínhđược cấp bởi các cơ sở đĩ, đặc biệt khi cơ quan dùng vé “chơi đĩ cái” tặng nam nhân viên và vé “chơi đĩ đực” cho nữ nhân viên nào ưu tú trong năm tài chính vừa qua; ban hành quy định mở doanh nghiệp cung cấp đĩ, trường dạy nghề đĩ, giá trị chứng chỉ văn bằng đĩ trên cơ sở so sánh giá trị nội địa, khu vực, hay quốc tế; và có các hướng dẫn về nội dung tờ bướm, tờ rơi, bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên hông xe buýt và trên thân máy bay, cũng như quảng cáo online về đĩ, tập đoàn đĩ lên sàn (chứng khoán)".
- "Dương Trung Quốc đã không thể phân biệt giữa nội dung “nhân quyền” tức “quyền con người” trong việc “tự do bán thân”, với “quyền công dân” mà một đạo luật đĩ có thể điều chỉnh hành vi. Việt Nam đã chấm dứt việc bố ráp đưa mại dâm nữ vào cơ sở chữa bệnh-phục hồi nhân phẩm, và đây là do Việt Nam tôn trọng “quyền con người”. Còn việc ra sức giáo dục, tuyên truyền để hạn chế sự hoành hành tác tệ của mại dâm đối với trật tự xã hội, nhân cách công dân, đạo đức xã hội, v.v., là việc mà nhà nước nào, dù thần quyền hay thế tục, đều cố gắng làm tốt. Dương Trung Quốc dường như rất vô tư đối với nội hàm làm băng hoại xã hội Việt Nam, cứ như xuất phát từ lòng căm thù bịnh hoạn nào đó đối với chế độ hiện tại của nước này vậy".
Sau khi trích dẫn như thế, báo Giáo dục Việt Nam đặt câu hỏi:”Với những phát ngôn như trên, liệu rằng ông Hoàng Hữu Phước chỉ tranh luận hay đang có ý đồ nào khác?”
Tác phong như thế mà Hoàng Hữu Phước vẫn còn can đảm tự ứng cử vào khóa XIV và đã lọt qua vòng 2 của Hiệp thương ở Sài Gòn. Vòng 3 sau cùng sẽ tổ chức vào trung tuần tháng 4/2016.
Tiếp theo, ông Nguyễn Sinh Hùng ca ngợi “Các vị đại biểu Quốc hội đã phát huy trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân; thường xuyên gắn bó, nắm bắt ý kiến, kiến nghị của cử tri; nghiên cứu, tìm tòi, tự đổi mới, cải tiến cách thức thực hiện nhiệm vụ.”
Nói như thế liệu ông Hùng có nịnh các đồng nghiệp của ông quá đáng để được điểm tốt khi về hưu không ?
Chắc phải có nhưng làm sao mà ông quên được không khí sôi động và nhiều khi gay gắt của nhân dân trước việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyên kinh tế của Việt Nam trong khu vực quần đào Hoàng Sa từ ngày 2/5 đến ngày 27/5/2014.
Hồi đó trong dân đã nổi lên một phong trào xuống đường tự phát chống Trung Quốc từ Sài Gòn ra Hà Nội nhưng bị Công an đàn áp dã man. Vậy mà không một Đại biểu Quốc hội nào dám hé răng phản đối hành động phản quốc này của nhà nước.
Rồi khi có một số Đại biểu Quốc hội và nhiều nhân sỹ trí thức yêu cầu Quốc hội ra một Nghị quyết lên án Trung Quốc thì Ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Hùng đứng đầu quyết định không có Nghị quyết, sau khi đã họp kín để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình Biển Đông.
Có người giải thích Nghị quyết phải ghi rõ những việc sẽ làm đối với hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc nên sợ sẽ gây khó khăn trong bang giao giữa hai nước, và có thể tạo cớ cho Bắc Kinh có hành động chống Việt Nam mạnh mẽ hơn nên đành thôi !
Vì vậy Báo chí và người dân, dù yêu nước lắm cũng chỉ được ở ngoài Quốc hội để nghe hơi nồi chõ qua lời lẽ ghi trong Thông cáo số 2 của Quốc hội ngày 21/05/2014.
Thông cáo phổ biến viết rằng: “ Quốc Hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
Quốc Hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
Quốc Hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.”
Thông cáo cũng nhận định: “ Diễn biến tình hình trên biển Đông còn phức tạp và khó lường. QH đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.”
Ngoài thái độ rụt rè như thế, các Đại biểu Quốc hội còn đồng loạt “tát nước theo mưa” để giữ thái độ tự cho mình quyền quên đi những hy sinh xương máu của 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa, 64 chiến sỹ Quân đội Nhân dân và trên 40,000 quân-dân 6 tỉnh biên giới phía bắc khi họ chống quân Tầu xâm lược rải rác từ 1974 đến 1990.
Như thế thì các Đại biểu Quốc hội khóa XIII có giữ “trách nhiệm trước Tổ quốc, Nhân dân” như ông Hùng ca tụng họ không ?
QUỐC HỘI PHƯỜNG GÌ ?
Đến đây, nếu chúng ta chưa thể cười ra nước mắt và thương thay cho những đồng tiền thuế của dân đã bỏ ra nuôi Quốc hội thì hãy đọc lại để thấy những hình ảnh rất “vì dân vì nước” của Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam do báo Petro Times (Năng Lượng Mới) viết trong số báo ngày 20/03/2016.
Với câu hỏi :”Họ vào Quốc hội làm gì?”, Petro Times mỉa mai một số người tự ra ứng cử Quốc hội năm 2016 :
“Thông tin về những ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV là ca sĩ tự do, cụ ông 91 tuổi hay chị bán bán bánh mỳ... đang dấy lên nhiều lo ngại về chất lượng đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới.
Những ngày gần đây, dư luận cả trong và ngoài nước đang dành sự quan tâm đặc biệt tới kết quả hiệp thương lần 2 danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV. Sự đa dạng về thành phần, tuổi tác cũng như nghề nghiệp của các ứng viên là điểm nổi bật nhất trong bản danh sách các ứng viên này.
Nhưng cũng chính sự đa dạng này lại đang dấy lên nhiều lo lắng về “chất lượng” của những vị đại biểu Quốc hội này nếu được bầu vào Quốc hội khoá tới.
Ở đây, chúng ta không bàn đến chuyện họ ứng cử vào Quốc hội vì mục đích chống phá, bị xúi giục... gì đó mà chỉ xin nhấn mạnh đến vấn đề “chất lượng” tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận các vấn đề lớn của quốc gia, dân tộc.”
Sau khi giáo đầu như thế, báo này viết :”Nói vậy không phải để khẳng định những ứng viên là ca sĩ tự do, cụ ông 91 tuổi hay người bán bánh mỳ... không đủ tiêu chuẩn tự ứng cử đại biểu Quốc hội mà đơn giản ở đây, như đã nói ở trên là để cập đến vấn đề “chất lượng” của đại biểu Quốc hội….”
Chúng ta thử hỏi, với những con người như vậy thì trước những vấn đề sống còn của dân tộc, quyết sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, họ sẽ đóng góp được gì?
Một ca sĩ không tên, không tuổi, hành nghề tự do thì chắc gì đã hiểu biết được hết những kiến thức chuyên môn, các quy định về việc hành nghề ca hát?
Một người bán bánh mỳ thì liệu có biết gì đến Luật Lao động, Bảo hiểm xã hội...?
Một cụ ông 91 tuổi có thể có kiến thức chuyên môn, lại có cả kinh nghiệm nhưng sức khoẻ liệu có đảm bảo không, trí tuệ còn minh mẫn không?
Vậy họ vào Quốc hội để là gì?
Nhìn lại những kỳ họp Quốc hội thời gian qua chúng ta không khó nhận ra, những người hay phát biểu, hay chất vấn, hay đặt vấn đề với các vấn đề “nóng” của nền kinh tế chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và một điều đáng chú ý, phần lớn trong số này đều đã có quá trình trải nghiệm lâu dài trong một hoặc nhiều lĩnh vực công tác.
Vậy nên, khi một vấn đề đặt ra, họ hiểu ngay và đặt vấn đề chất vấn, góp ý, thậm chí sẵn sàng tranh luận “tay bo” với lãnh đạo ngành, lĩnh vực ấy.
Thế còn những đại biểu Quốc hội khác họ làm gì? Họ như thể đến cho có mặt. Cả một nhiệm kỳ không thấy phát biểu, chất vấn, đóng góp ý kiến lấy một câu.
Đi họp Quốc hội để thảo luận các vấn đề “nóng” của nền kinh tế nhưng đến rồi thì ngồi đọc báo, xem Ipad... và thậm chí là ngủ. Cử tri bức xúc, địa phương có vấn đề cần kiến nghị họ nghe, tiếp thu nhưng rồi chẳng làm gì.
Đại biểu Quốc hội vì thế cũng thật đa dạng!
Tự do ứng cử là một trong những quyền cơ bản nhất được quy định tại Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng không phải vì thế mà lợi dụng để tự ứng cử.
Người tự ứng cử phải xác định rõ vào Quốc hội để làm gì? Mình sẽ đóng góp gì trong cả một nhiệm kỳ tới, cho những quyết sách, đường hướng phát triển của đất nước?...
Xác định được như vậy thì chất lượng đại biểu Quốc hội mới nâng lên được!”
Vậy Khóa Quốc hội XIII sắp mãn nhiệm đã làm nên cơm cháo gì chưa ?
Báo Năng Lượng Mới trả lời: “Đã nói đến họp Quốc hội thì bất cứ ai cũng nghĩ đến đó là một nơi tôn nghiêm, mọi hoạt động diễn ra trong đó phải rất nghiêm túc. Là nơi “quan trên trông xuống người ta trông vào”; là nơi mà cử tri gửi gắm sự tin cậy, trông mong. Còn người dự họp thì từ y phục, từ lời ăn tiếng nói, từ dáng ngồi, đến dáng đi… đều phải thể hiện là người “đại biểu của nhân dân”. Nói tóm lại, người ta phải nhìn thấy ở đây là nơi mẫu mực về phong cách làm việc, về ứng xử văn hóa, về trí tuệ của từng người.
Sự đòi hỏi này không có gì là quá đáng, bởi lẽ, Quốc hội là cơ quan quyền lực của quốc gia. Những quyết sách ở đây liên quan đến sự phát triển của cả một dân tộc, một đất nước .
Đại biểu Quốc hội do dân bầu nên và cử tri thì bao giờ cũng mong mỏi người đại diện cho mình phải là những người không những có trí tuệ, có trách nhiệm với dân, với nước mà còn phải là những người có chuẩn mực về văn hóa. Rồi nữa, đại biểu Quốc hội còn phải là người phản ánh được mong muốn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân đối với các vấn đề lớn của đất nước; và cả những vấn đề nhỏ liên quan đến miếng cơm manh áo.
Ấy vậy mà từ vài năm trở lại đây, những việc không hay xảy ra ở Quốc hội xem ra ngày một nhiều.”
Petro Times kể ra:
“Nào là chuyện có đại biểu Quốc hội dùng mạng xã hội để nói xấu, xỉ vả đại biểu Quốc hội khác, sự thiếu văn hóa của đại biểu Quốc hội này đến mức dư luận phải đặt ra câu hỏi rằng, ông này liệu có bị “thần kinh”? Quả thật, nếu ông ta bị “thần kinh” thì đây là điều may cho Quốc hội và cũng làm cho những cử tri đã trót bầu cho ông ta thấy đỡ ngượng, bởi vì mình đã chọn nhầm một người bị “điên”. Nhưng nếu như ông này không bị “điên” thật mà lại có cách ứng xử như vậy, thì rõ ràng tầm văn hóa của ông ta ở mức không chấp nhận được. Và như vậy, cử tri đã bị “lừa”, thế cho nên mới bỏ phiếu cho ông ấy.”
Petro Times không dám nói thẳng người “nói xấu” hay “xỉ vả” đồng viện là Đại biểu Hoàng Hữu Phước và nạn nhân là Đại biều Dương Trung Quốc như đã nói ở phần trên bài này.
“Nhưng ở kỳ họp Quốc hội lần này có một điều thực sự đáng buồn”, Petro Times viết tiếp, “ Ấy là ý thức của không ít đại biểu quá thấp. Vậy sự thể hiện chữ “thấp” đó là gì?
Đó là vắng mặt không có lý do; đó là nhờ người bấm nút biểu quyết hộ. Có những phiên họp biểu quyết thông qua một đạo luật mà vắng đến gần 100 người. Đến mức Chủ tịch Quốc hội phải kêu lên khi con số biểu quyết trên bảng điện tử cứ nhảy nhót lung tung. Và ông khẳng định rằng, đó là do bấm nút biểu quyết hộ.
Tình trạng đại biểu Quốc hội vắng mặt tại các buổi thảo luận tổ hoặc cả những phiên họp tại hội trường đã được nói nhiều từ những kỳ họp trước nhưng căn bệnh này xem ra không giảm.
Rồi trên tivi lại thấy hình ảnh, có những vị đại biểu Quốc hội ngủ vô tư trong hội trường, thậm chí ngay ở phiên khai mạc.
Rồi những hình ảnh đại biểu Quốc hội điềm nhiên đọc báo trong khi Chủ tịch Quốc hội đang kết luận.
Thậm chí có đại biểu ngang nhiên chơi cờ bằng iPad khi Thủ tướng đang trả lời chất vấn.
Thật không thể hiểu nổi cho những vị đại biểu Quốc hội này.
Trong khi đồng bào cả nước chăm chú theo dõi qua màn hình phát biểu của Thủ tướng về những vấn đề quốc kế dân sinh, về những chủ trương có tính chiến lược của Chính phủ để xây dựng phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ tổ quốc thì vị đại biểu này điềm nhiên ngồi đánh cờ. Vậy thử hỏi, chúng ta cần những vị đại biểu này ngồi ở Hội trường Diên Hồng làm gì?
Rồi lại có đại biểu mang vào hội trường cả máy tính xách tay và một chiếc iPad và bày ra trước mặt để làm việc.
Có thể nói, những cảnh “chướng tai gai mắt” ở Quốc hội đã và đang làm cho cử tri nghi ngờ về tính nghiêm túc và ý thức trách nhiệm, kỷ cương của đại biểu Quốc hội.
Cũng vẫn biết rằng, không có điều luật nào bắt các đại biểu Quốc hội phải dự 100% thời gian họp nhưng việc vắng mặt quá nhiều, việc các đại biểu thiếu ý thức trong lúc ngồi họp là điều rất mong Quốc hội phải nghĩ đến, làm thế nào để chấm dứt chuyện đó.”
(Petro Times-Năng Lương Mới, ngày 27/11/2014-)
Với thành phần nhân sự của Quốc hội được mệnh danh là Cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc gia mà còn lắm trò ma bùn, phí phạm tiền mồ hôi nước mắt của dân như thế thì có lý do gì để tờ Petro Times nỡ nặng lời với một số người tự ra ứng cử ?
Tiêu biểu như Nghệ sỹ diễn hài Nguyễn Công Vượng, tức Vượng Râu và ca sỹ Lâm Ngân Mai.
Trong số ra ngày 02/03/2016, Petro Times chạy tít bài :”Quốc hội không phải là phường chèo!” để mở đầu chế riễu:”Những phát ngôn gây sốc về tình hình chính trị, những đàm luận liên quan đến “Dư luận viên”, “Biển Đông”, chống “Tàu” và gần đây nhất là tham gia cùng nhóm “xã hội dân sự” cùng những gương mặt như Nguyễn Quang A, Nguyễn Tường Thụy và một số luật sư để tự ứng cử đại biểu Quốc hội.
Cũng “chém gió, đốt đền” hòng nổi danh
Sẽ không có gì đáng bàn nếu những người ứng cử đó thực sự thực hiện quyền ứng cử để mang tài đức tham gia cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, góp phần vì dân, vì nước. Nếu nhìn theo khía cạnh ấy và xem xét những suy nghĩ, phát ngôn và hành động của Nguyễn Công Vượng gần đây thì sẽ thấy ngay việc làm của anh ta vì ai, hướng tới những mục tiêu gì?”
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng khôi hài: “Nghệ sỹ chỉ biết hát vào Quốc hội rất khó!”
Ông nói với báo chí Việt Nam:“Đại biểu Quốc hội không chỉ cần hát hay mà phải cần sự hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, có năng lực để tham gia vào các dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước...”
Ông Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc được trích lời nói rằng việc có nhiều nghệ sỹ ứng cử vào Quốc hội XIV:”chứng tỏ các văn nghệ sỹ rất yêu quý Quốc hội”.
Nhưng công cũng lưu ý:”Chuyện ứng cử Quốc hội là quyền của họ nhưng là ĐBQH không phải chỉ hát hay, mà ĐBQH phải hiểu biết nhiều lĩnh vực, có năng lực để tham gia xây dựng các dự án luật, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước...”.
“Nếu văn nghệ sỹ nào có trình độ như vậy thì rất hoan nghênh, còn nếu chỉ biết hát không thôi vào Quốc hội là rất khó. Quốc hội hoan nghênh nhưng phải đủ tiêu chuẩn và cử tri sẽ chọn lựa người ĐB mình tin tưởng để bỏ phiếu.”
VƯỢNG RÂU VÀ LÂM NGÂN MAI PHẢN PHÁO
Trước những lời dèm pha của Petro Times và của ông Phúc, hai Nghệ sỹ Vượng Râu và Ca sỹ Lâm Ngân Mai đã phản ứng mạnh mẽ.
Vượng Râu nói với báo Thanh Niên:”
(TN) : “Vì lý do gì mà anh quyết định tự ứng cử ĐBQH?”
(VR) : “ Đầu tiên là tôi cảm thấy vui và phấn khởi bởi hiến pháp và pháp luật VN từ lâu đã cho phép người dân có quyền tự ứng cử. Nhưng rất ít người, đặc biệt là những người trẻ mà tôi gọi vui là “xông xáo”, tham gia nghị trường. Biết đâu việc ứng cử là cơ hội để luồng gió trẻ trung thổi vào, để một số lĩnh vực mà người ứng cử đam mê hay theo đuổi sẽ thay đổi, phát triển hơn. Tôi nghĩ một cách rất tích cực như thế. Bất cứ công dân nào trên đất nước VN đủ tuổi, đủ trách nhiệm, có trình độ nhất định đều có quyền tham gia. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân. Tôi muốn tạo nên những chuyển biến tích cực trong văn hóa và giáo dục.”
(TN) : Nếu trúng cử, anh sẽ chú trọng suy nghĩ về những việc gì?
(VR) : “ Nếu được vào, tôi sẽ đưa hết tâm huyết của mình ra để cố gắng chỉnh đốn, khắc phục và làm tốt đẹp hơn mảng văn hóa, cụ thể là việc quản lý lễ hội, quản lý bảo tồn di tích. Tôi thích kiến trúc Việt, những ngôi đình, đền, cổ. Chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao nhiều di tích bị đổ sụp, xuống cấp, quản lý như thế nào, số tiền rót ra để duy tu ra sao... Từ những việc như vậy cho đến việc xét cấp bằng di tích như thế nào cho hợp lý, chứ không thể để các cụ già 70 - 80 tuổi đi xin.
Về biểu diễn, tôi cũng là nghệ sĩ, đã học diễn xuất và đạo diễn, nên muốn làm sao không để xảy ra chuyện phân tầng nghệ sĩ, nhưng phải rõ ràng là nghệ sĩ giải trí thì cũng phải học đến đầu đến đũa nếu không sẽ gây ra hình ảnh xấu, ảnh hưởng đến giới trẻ.
Lĩnh vực thứ hai mà tôi tâm huyết thay đổi, chứ không dám nói cải cách, là giáo dục. Tôi muốn học sinh học ít nhưng hiểu nhiều bằng việc thay đổi phương pháp dạy, chứ không phải học theo kiểu đọc cho học sinh chép. Tôi nghĩ cốt lõi của mỗi quốc gia là có văn hóa, giáo dục.
(TN) :” Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng “QH không phải là phường chèo” và phản đối việc anh tự ứng cử ĐBQH?
(VR) : “ Để vào được còn phải có những tiêu chí cơ mà. Với đơn vị báo chí xúc phạm tôi, tôi đã có đơn yêu cầu rút bài và xin lỗi công khai. Họ đã vu khống tôi. Tôi khẳng định là tôi không thuộc hay có quan hệ với tổ chức nào trong và ngoài nước. Họ viết như vậy cũng là đã xúc phạm.”
Lâm Ngân Mai viết trên Facebook của cô: “Tôi không phải chỉ có hát thôi, mà tiếng hát tôi có thể giúp người nghèo khắp miền đất nước Việt Nam, những trẻ em cơ cực mồ côi; tôi không phải chỉ có giọng hát thôi mà tôi còn thông qua tiếng hát lắng nghe bao điều tâm sự đau buồn của nhân dân Việt Nam mọi nơi mà các lãnh đạo có biết? Nhờ tiếng hát mà mọi người tìm đến tôi chia sẽ biết bao điều khốn khổ!
Các ông có từng tiếp xúc nhân dân nhiều như tôi không khi phán rằng tôi chỉ hát thôi không thể vào Quốc hội lên tiếng thay dân Việt Nam?
Đại biểu Quốc hội là người có số đông dân chúng ủng hộ, tôi không dừng lại ở địa phương tôi sống mà tiếng nói của tôi vang xa hơn, nhất là tiếng nói lương tri tuy bé nhỏ của tôi nhưng đã lan truyền đến hàng trăm ngàn người bao năm qua tôi sống.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, ông không hiểu gì về người dân Việt Nam khi ông phát ngôn “Chỉ hát hay thôi khó vào Quốc hội”
Tôi hiện thấy mình không hề gặp khó khăn nào từ phía người dân Việt Nam ủng hộ tôi ứng cử vị trí ĐBQH khóa 14; mà tôi cảm thấy rất khó khăn, khó thở khi nghe quy định và phát ngôn của ông!
Là một Tổng thư ký Quốc hội ông nên học cách tôn trọng nhân dân Việt Nam. Dù đó là ai đi nữa, dù làm nghề gì, dù họ có những gì hay không có gì cả, họ cũng đã đóng thuế và chấp pháp, huống chi là người như tôi sẵn sàng lắng nghe người dân Việt Nam và lên tiếng thay họ dù cho tôi đã và đang chưa có thẩm quyền bao nhiêu năm qua!
Sau buổi họp hôm qua và nghe ông phát biểu tôi vô cùng thấy đau buồn cho giới văn nghệ sỹ nhất là ca sỹ!
Mời ông mở rộng trái tim khi nghe tôi hát và học cách xin lỗi tôi đi!”
Với những đối đáp thẳng thắn của 2 Nghệ sỹ, ta thử nghĩ coi ai là “Phường Chéo” ?
Phạm Trần
(03/016)
-----------------------------
3/22/2016
No comments:
Post a Comment