21/03/2016 07:38 GMT+7
Vì xấu
hổ, vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quan tại Malaysia phải chắp
tay xin lỗi quan khách vì bị lấy hết đồ ăn.
Câu chuyện trên được ông Trương Văn Món – Giám đốc
Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Chăm kể với Đất Việt.
Đại
sứ phải cúi đầu
Ông Món kể: "Tôi
từng ở Malaysia 3 năm và là thành viên trong ban bí thư chi bộ. Ở Malaysia, mỗi
khi đến dịp lễ 2/9, Đại sứ quán Việt Nam tổ chức sự kiện rất lớn, có mời đại diện
Đại sứ quán các nước khác và người lao động Việt Nam ở nước ngoài tới dự. Chúng
tôi được yêu cầu hỗ trợ tổ chức chương trình đón tiếp như chuẩn bị bàn ghế, đồ
ăn tiếp khách.
Hình ảnh nhiều người
Việt Nam tranh cướp nhau khi ăn buffet
Tiệc đứng tổ chức
ngoài trời, lễ kỷ niệm tổ chức trong hội trường. Buổi lễ sẽ rất hoàn hảo nếu
người Việt có lòng tự trọng và có ý thức cao hơn. Khi buổi lễ chưa kết thúc,
trước bao nhiêu quan khách đã ào vào lấy thức ăn. Tạo ra một khung cảnh hỗn loạn
vô cùng xấu hổ. Đến mức khách tham dự không còn gì ăn.
Lúc đó, vì xấu hổ,
vì danh dự của một quốc gia, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại đây phải chắp
tay xin lỗi quan khách vì bị cướp hết đồ ăn".
Cứ tưởng cảnh tượng
trên chỉ diễn ra một lần, tuy nhiên, nó lặp lại y như cũ và năm nào cũng vậy, ông nói.
"Đến năm sau,
rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức một nửa tiệc ngoài trời, một nửa trong hội
trường. Nhưng tình hình cũng không cải thiện được bao nhiêu. Họ ăn hết ngoài trời
lại xông vào hội trường, leo lên cả tầng hai cướp đồ ăn luôn. Không biết xấu hổ
là gì. Ăn xong còn vứt rác bừa bãi, chỗ nào cũng vứt. Xấu xí vậy nhưng không cải
thiện được", ông Món kể.
Hết
chuyện tranh ăn, ông lại kể tiếp việc thiếu ý thức ở sân bay. Theo ông, ở sân bay có những xe đẩy đồ dùng để đẩy đồ cho khách, thì người
Việt Nam lại lấy để đẩy người.
"Cứ 2-3 người
ngồi lên một cái xe rồi đẩy nhau. Thật không thể hiểu nổi".
Điều đáng nói là ý thức nhận thức của người Việt Nam
quá thấp, khi biết rõ những việc làm không đẹp, không đúng nhưng vì thói quen, vì
lợi ích của mình nên cứ làm.
Theo ông, không phải người dân nước nào cũng hoàn hảo,
cũng đều tốt có điều ở trong một đất nước mà pháp luật, kỷ cương được thiết lập
chặt chẽ, người dân có ý thức vươn lên, thấy sai sẽ sửa.
Chứng minh cho lời nói của mình, ông Món kể lại câu
chuyện của chính bản thân ông khi còn ở Malyasia.
Ông cho biết, trong một lần đi công tác ở Malaysia,
trong lúc đợi lên tàu ông được gặp lại người bạn là người Nhật Bản. Người bạn
Nhật của ông đã mua hoa quả, đồ ăn chuẩn bị cho lúc đợi tàu.
Do lâu ngày mới gặp lại, hai người bị cuốn vào câu
chuyện và quên mất yêu cầu không được phép mang đồ ăn, hút thuốc khi ra đảo.
Ngay lập tức, cảnh sát Malaysia bước tới yêu cầu
quay lại, xử phạt ngay.
"Không như Việt
Nam, hút thuốc thoải mái, dù có cấm nhưng cũng chả phạt được ai. Ở đây rõ ràng
là ý thức nhưng cũng còn phải do cơ chế quản lý. Không thể chỉ kêu gọi ý thức
suông nữa", ông Món nói.
Mâu
thuẫn
Nghiên cứu của các chuyên gia trường ĐH Nottingham
khi cho biết, Việt Nam bị xếp cuối bảng về tính trung thực. Nghiên cứu cũng cho
biết, những quốc gia có tỉ lệ tham nhũng thấp sẽ ít nói dối hơn, nước Anh là quốc
gia có công dân trung thực cao nhất.
Ông Món cho hay, nghiên cứu đã chỉ đúng thực chất của
Việt Nam. "Việt Nam cam kết xóa đói
giảm nghèo và tuyên bố tiêu chuẩn giảm nghèo của VN với Liên Hiệp quốc là 82%.
Tuy nhiên, chưa nói tới số liệu thống kê có chính xác, đáng tin cậy hay không
nhưng khảo sát thực tế tại các một số xã, huyện miền núi vẫn có xã có đến gần
80% là hộ nghèo.
Trước đó vài hôm, một
kênh truyền hình cũng phát tại Bắc Cạn, vẫn trong diện nghèo đói, khó khăn
nhưng trong thống kê thì những hộ này đã thoát nghèo. Tôi không bình luận, chỉ
nêu ví dụ như vậy để hình dung cho dễ", vị chuyên
gia văn hóa cho hay.
Ông cho biết, bản chất của người Việt không xấu, cơ
bản là do quản lý không chặt. Khi làm được một lần, làm được lần hai, lần ba,
lâu dần sẽ thành thói quen. Một thói quen cứ lặp đi lặp lại thì thành văn hóa.
Ông lấy ví dụ, đi khám bệnh, nếu có một người xé
hàng để khám trước nhưng trong cả hàng đó không ai nói gì họ sẽ quen. Một người
làm được, người khác sẽ làm, cứ thế ai cũng muốn xé hàng mà không muốn xếp
hàng.
(GHI
CHÚ : Bài này trên báo Đất
Việt Online đã bị rút xuống)
baodatviet.vn/.../nguoi-viet-tranh-an-dai-su-quan-vn-c...
14 hours ago - Vì xấu hổ, vì danh dự của một quốc
gia, đại diện Đại sứ quan tại Malaysia phải chắp tay xin
lỗi quan khác vì bị cướp hết đồ ăn.
.
Cũng có thể xem ở đây :
No comments:
Post a Comment