ĐIỂM TIN NGÀY 18-3-2016
.
·
Ông
Trump ra ứng cử là một rủi ro cho thế giới(VOA) - Việc ông
Donald Trump ra ứng cử tổng thống Mỹ là mối đe dọa lớn thứ 6 cho thế giới, gắn
liền với khả năng chủ nghĩa khủng bố gây bất ổn kinh tế
·
Bầu
cử sơ bộ Mỹ : Donald Trump chia rẽ đảng Cộng Hòa (RFI) - Sau ngày «
Super Tuesday mini » 16/03/2016, bộ đôi Clinton-Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng
ngày càng rõ nét, sau khi cả hai bỏ xa các đối thủ trong nội bộ đảng của họ.
Các nhật báo Pháp tiếp tục đưa tin về cuộc bầu cử sơ bộ ngày càng trở nên căng
thẳng và bất ngờ trong số ra ngày 17/03/2016.
·
Bầu
cử Mỹ : Donald Trump cảnh báo sẽ có bạo động nếu không được đề cử (RFI) - Trong các cuộc
bầu cử sơ bộ tại Mỹ, ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump tiếp tục giành được thắng
lợi ngoạn mục. Hai đối thủ còn lại còn lại của ông không tài nào bắt kịp : Ông
Trump đã hơn ứng viên đứng thứ nhì Ted Cruz 200 đại biểu, và đã giành được một
nửa số 1.237 đại biểu mà ông cần để được đảng đề cử chính thức ra tranh chiếc
ghế tổng thống.
·
Garland
được đề cử vào Tòa Tối cao Mỹ (BBC) - Tổng thống Barack Obama đề cử
thẩm phán giàu kinh nghiệm Merrick Garland vào vị trí trong Tòa án Tối cao Hoa
Kỳ.
·
Hoa
Kỳ quyết định duy trì lãi suất (BBC) - Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết
định giữ mức lãi suất từ 0,25% đến 0,5% và cho biết thị trường lao động đang hồi
phục.
·
Biểu
tình vì băng ghi âm tổng thống Brazil (BBC) - Băng nghi âm
lời tổng thống Dilma Rousseff nói với người tiền nhiệm, ông Lula da Silva bị
thẩm phán Sergio Moro tung ra gây biểu tình lớn.
·
Thẩm
phán Brazil đình chỉ việc bổ nhiệm ông Lula làm chánh văn phòng (VOA) - Một thẩm phán
liên bang Brazil đã đình chỉ việc Tổng thống Dilma Rousseff bổ nhiệm cựu Tổng
thống Luiz Inacio Lula da Silva làm chánh văn phòng
·
Brazil
: Biểu tình phản đối cựu tổng thống Lula vào chính phủ (RFI) - Người dân
Brazil tức giân lại xuống đường tối qua 16/03/2016 ở nhiều thành phố, phản đối
việc cựu tổng thống Lula da Silva, đang trong vòng điều tra tham nhũng, được mời
tham gia chinh quyền hầu tránh bị truy tố.
·
Syria:
« Nhóm thân Matxcơva » xuất hiện tại Genève (RFI) - Hòa đàm về
Syria tiếp diễn tại Genève, với sự xuất hiện bất ngờ của một phái đoàn thứ ba -
phái đoàn của các nhà « đối lập ôn hòa » - được Matxcơva ủng hộ và Damas chấp
nhận. « Nhóm thân Matxcơva » này bị phe đối lập Syria tố cáo chỉ là « chiêu trò
» của chế độ và do Nga giật dây. Hôm qua, 16/03/2016, mặc dù bị đối lập phản đối,
phái đoàn này đã được nhà trung gian hòa giải Liên Hiệp Quốc, Staffan de
Mistura, tiếp đón.
·
Ngoại
trưởng Mỹ công bố chiến thuật khủng bố của IS là diệt chủng (VOA) - Ngoại trưởng
Mỹ tuyên bố ông đã xác định các tội ác tàn bạo do nhóm Nhà nước Hồi giáo gây ra
là diệt chủng
·
Putin:
Nga có thể tái củng cố sự hiện diện quân sự tại Syria nếu cần (VOA) - Tổng thống
Nga Vladimir Putin tuyên bố nếu cần thiết, chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, ông
có thể tái tăng cường sự hiện diện của Moscow tại Syria
·
Ân
xá Quốc tế kêu gọi EU chớ bán đứng người tị nạn (VOA) - Một tổ chức
nhân quyền kêu gọi Liên hiệp châu Âu chớ bán đứng người tị nạn trước thượng đỉnh
EU-Thổ Nhĩ Kỳ
·
Liên
Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ: Thượng đỉnh khó khăn (RFI) - 28 thành viên
Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ họp thượng đỉnh trong hai ngày kể từ hôm 17/03/2016 tại
Bruxelles. Mục tiêu nhằm đúc kết với Thổ Nhĩ Kỳ một thỏa thuận về người nhập
cư, đặc biệt là về số phận người tị nạn Syria. Tuy đã có phác thảo, nhưng thỏa
thuận vẫn còn rất nhiều bất đồng.
·
TAK
nhận trách nhiệm vụ đánh bom Ankara (BBC) - Nhóm các tay
súng người Kurd nói họ đã tiến hành vụ tấn công chết người hôm Chủ Nhật tại thủ
đô Thổ Nhĩ Kỳ.
·
Nhật
Bản và Đông Timor hết sức quan ngại về tình hình Biển Đông (RFI) - Ngày
15/03/2016, Tổng thống Đông Timor Taur Matan Ruak đã tiếp xúc với thủ tướng Nhật
Bản Shinzo Abe nhân chuyến ghé thăm Tokyo. Hai nước đã bày tỏ thái độ « quan ngại
nghiêm trọng » trước việc Trung Quốc áp đặt một cách hung hăng quyền kiểm soát
trên vùng Biển Đông mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Lập trường của Đông Timor gây ngạc
nhiên vì nước này cho đến nay được xem là thân Trung Quốc.
·
Tàu
ngầm Nhật khuấy động Biển Đông (RFI) - Theo thông báo của Hải Quân Nhật
Bản, lần đầu tiên từ 15 năm nay, một tàu ngầm của nước này, mang tên Oyashio, sẽ
ghé thăm cảng Subic của Philippines vào cuối tuần này. Sau đó các tàu hộ tống
tàu ngầm Oyashio cũng sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam lần đầu tiên vào
cuối tháng 4.
·
Nhật
Bản nỗ lực làm sống lại Vòng Cung Dân Chủ (RFI) - Tàu ngầm Nhật
có thể sẽ được bán cho cho Úc, tàu tuần duyên Nhật được cung cấp cho Việt Nam
và Philippines, Hải Quân Nhật sẽ tập trận cùng với Mỹ và Ấn Độ ở vùng biển phía
Bắc Philippines, ngay sát Biển Đông : Những diễn biến gần đây, trong đó có cả
những tuyên bố hầu như thường nhật của các giới chức ngoại giao hay quân sự
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã làm sống lại khái niệm « Vòng Cung Dân
Chủ », liên kết Nhật, Mỹ, Ấn, Úc, được Nhật Bản đề xướng cách đây 10 năm, nhưng
sau đó đã bị chìm vào quên lãng.
·
Tư
lệnh Mỹ nói mất đường vào Biển Đông là điều nghiêm trọng (VOA) - Đô đốc Scott
H. Swift nói nếu Mỹ để mất đường vào các vùng biển quốc tế mà Trung Quốc đòi chủ
quyền ở Biển Đông, điều đó sẽ có các tác động sâu xa
·
Tàu
hải quân RSS Endurance cập cảng Cam Ranh (RFA) - Tàu hải quân
Singapore có tên RSS Endurance vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh của Việt Nam vào
lúc 9 giờ sáng ngày 17 tháng 3.
·
ASEAN
có vai trò quan trọng để giải quyết xung đột tại Biển Đông (RFA) - Hiệp hội Các
quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, có vai trò quan trọng trong việc giải
quyết các xung đột tại khu vực Biển Đông. Đó là ý kiến chung được các chuyên
gia quốc tế về luật biển và những nhà ngoại giao đưa ra tại đối thoại ASEAN về
luật pháp quốc tế do Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEA) tổ chức vào hôm
nay, 17 tháng 3 ở Jakarta, Indonesia.
·
Dự
báo hạn hán, xâm nhập mặn sẽ nghiêm trọng hơn (RFA) - Người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm qua cho biết phía Trung Quốc sẽ xả
nước gấp đôi so với nhiều năm trước sau khi nhận được đề nghị từ phía Việt Nam
nhằm khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
·
Hà
Nội công bố danh sách ứng cử viện đại biểu quốc hội khóa 14 (RFA) - Có 87 ứng cử
viện đại biểu quốc hội khóa 14 trong đó có 48 người tự ứng cử theo danh sách mới
công bố vào sáng ngày hôm nay 17/3 của ủy ban mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội.
Đây là danh sách sơ bộ được thông qua sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai của
thành phố Hà Nội.
·
‘Đến
lúc cần tiếng nói vì dân trong QH’ (BBC) - Từ góc độ ứng
viên tự do, khách mời Bàn tròn của BBC nhìn nhận ‘thời thế thay đổi và cần có
tiếng nói vì dân trong nghị trường’.
·
Bàn về hiệp
thương lần 2 cho những người tự ứng cử và được đề cử ở địa phương (BoxitVN) - Theo Nghị quyết
liên tịch (NQQLT) số 11/2016/NQLT/UBTVQH-CP-DCTUBTWMTTQVN ngày 1/2/2016, Hội
nghị Hiệp thương lần thứ hai được quy định trong Chương III của NQLT này. Theo
Điều 17 của NQLT, Hội nghị hiệp thương lần 2 được tổ chức khoảng giữa 16/3/2016
đến 18/03/2016 (sẽ diễn ra vào ngày mai 17/3/2016).
Hội nghị hiệp thương lần 2 ở cấp trung ương liên quan đến những người được trung ương ĐỀ CỬ, và chúng ta không bàn đến ở đây (tuy rất đáng bàn vệ sự PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ này).
Hội nghị hiệp thương lần 2 (HNHT2) do Uỷ Ban Thường Trực Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc (UNTTUBMTTQ) cấp tỉnh triệu tập và chủ trì theo quy định tại Điều 44 của Luật Bầu cử.
Hội nghị hiệp thương lần 2 ở cấp trung ương liên quan đến những người được trung ương ĐỀ CỬ, và chúng ta không bàn đến ở đây (tuy rất đáng bàn vệ sự PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ này).
Hội nghị hiệp thương lần 2 (HNHT2) do Uỷ Ban Thường Trực Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc (UNTTUBMTTQ) cấp tỉnh triệu tập và chủ trì theo quy định tại Điều 44 của Luật Bầu cử.
·
Lại ra đòn
đánh những người tự ứng cử đại biểu quốc hội (BoxitVN) - Các tổ chức
xã hội dân sự Việt Nam vừa hình thành chỉ mong muốn có nhiều thành viên và người
dân ra ứng cử đại biểu Quốc hội kì này để các tổ chức xã hội dân sự có đóng góp
và trưởng thành lên trong các hoạt động chính trị của đất nước, để người dân có
ý thức về quyền làm chủ đất nước của mình và cũng để thể nghiệm, để chứng minh
xã hội Việt Nam dân chủ đến thế là cùng. Đó đều là những mong muốn chính đáng
và tốt đẹp, không có gì là phản động.
Phát ngôn chính thức của Hội đồng bầu cử quốc gia cho rằng một số người tự ứng cử có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, ngoài nước, được tổ chức phản động cung cấp tiền để tranh cử và mua phiếu là sự xúc phạm, thóa mạ nặng nề không những đối với người tự ứng cử mà còn xúc phạm cả các tổ chức xã hội dân sự đưa người ra ứng cử và xúc phạm lòng tự trọng của người dân cả nước. Các tổ chức xã hội dân sự và những người tự ứng cử cần có tiếng nói với nhà nước và với pháp luật về sự vu cáo, xúc phạm nặng nề này.
Phát ngôn chính thức của Hội đồng bầu cử quốc gia cho rằng một số người tự ứng cử có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, ngoài nước, được tổ chức phản động cung cấp tiền để tranh cử và mua phiếu là sự xúc phạm, thóa mạ nặng nề không những đối với người tự ứng cử mà còn xúc phạm cả các tổ chức xã hội dân sự đưa người ra ứng cử và xúc phạm lòng tự trọng của người dân cả nước. Các tổ chức xã hội dân sự và những người tự ứng cử cần có tiếng nói với nhà nước và với pháp luật về sự vu cáo, xúc phạm nặng nề này.
·
Ai là người ứng
cử đại biểu quốc hội được tổ chức phản động hậu thuẫn?(BoxitVN) - Ngày 15.3,
Đoàn giám sát công tác bầu cử do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có
buổi làm việc với Ủy ban Bầu cử TP.Hà Nội. Tại buổi làm việc này, một thành
viên đoàn giám sát, Tiểu ban an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Hội đồng Bầu
cử Quốc gia nhận định kỳ bầu cử lần này phức tạp hơn, đã hình thành phong trào
tự ứng cử.
Thành viên đoàn giám sát này đã thông tin, trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động. Tuy nhiên, vị này không nêu cụ thể trường hợp nào.
Bình luận trước vấn đề này, ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa - cho biết: Các kỳ bầu cử ĐBQH trước cũng có nhiều người tự ra ứng cử, nhưng không thấy có thông tin một số trường hợp tự ứng cử được tổ chức phản động đứng đằng sau.
Thành viên đoàn giám sát này đã thông tin, trong 47 người tự ứng cử tại Hà Nội, một số người có sự ủng hộ của tổ chức phản động trong nước, nước ngoài đứng ra vận động bầu cho họ, thậm chí cung cấp tài chính để vận động. Tuy nhiên, vị này không nêu cụ thể trường hợp nào.
Bình luận trước vấn đề này, ông Lê Văn Cuông - nguyên Phó trưởng Đoàn ĐBQH Thanh Hóa - cho biết: Các kỳ bầu cử ĐBQH trước cũng có nhiều người tự ra ứng cử, nhưng không thấy có thông tin một số trường hợp tự ứng cử được tổ chức phản động đứng đằng sau.
·
Thế
nào là phản động? Ai phản động? (RFA) - Thời gian bầu
cử quốc hội cũng không còn xa. Đương nhiên, tại Việt Nam, ngoại trừ những ứng
viên tự ứng cử đã có những cuộc vận động tranh cử ở một số nơi và thông qua mạng
internet. Cách vận động này hoàn toàn hợp pháp và có cơ sở, chẳng có gì là sai
luật bầu cử. Tuy nhiên, phía nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã có những động
thái nhằm loại bỏ các ứng viên tự do.
·
Đức hạnh của kẻ
cầm quyền (BoxitVN) - Sau vụ án của ông Nén, điều tra viên
đó ra Hà Nội ung dung hành nghề luật sư. Thậm chí số tiền dự trù 10 – 12 tỷ đền
bồi cho ông Huỳnh Văn Nén cũng lấy từ tiền thuế của người dân, chứ 14 cán bộ
liên quan đến vụ án của ông Nén không hề thiệt hại mảy may.
Nhưng ông Huỳnh Văn Nén hay Nguyễn Thanh Chấn chỉ là những trường hợp may mắn được giải oan, còn bao nhiêu trường hợp khác chưa được biết tới đang rên xiết trong phòng điều tra, mơ ước một sự công tâm?
Hãy cám ơn ông Huỳnh Văn Nén. Ông không đi tìm công lý cho riêng mình, mà đang dựng lại ngôi nhà chung cho mọi người. Ngôi nhà đó có cánh cửa lớn tràn ngập ánh sáng chứ không âm u với những chấn song lờ mờ chực chờ.
Nhưng ông Huỳnh Văn Nén hay Nguyễn Thanh Chấn chỉ là những trường hợp may mắn được giải oan, còn bao nhiêu trường hợp khác chưa được biết tới đang rên xiết trong phòng điều tra, mơ ước một sự công tâm?
Hãy cám ơn ông Huỳnh Văn Nén. Ông không đi tìm công lý cho riêng mình, mà đang dựng lại ngôi nhà chung cho mọi người. Ngôi nhà đó có cánh cửa lớn tràn ngập ánh sáng chứ không âm u với những chấn song lờ mờ chực chờ.
·
Tên
Người Việt trên nhà máy đúc tiền Hoàng gia Canada (RFA) - Tiến sĩ
Trương Công Hiếu được coi là một công dân Canada gốc Việt gương mẫu, thành
công, là một trong những người có công đầu đưa Royal Canadian Mint Công Ty Đúc
Tiền Hoàng Gia Canada trở thành nỗi tiếng thế giới về kỹ thuật đúc tiền bằng
phương pháp hiện đại.
·
Xin
lỗi nạn nhân bị cắt cụt chân ở Đắk Lắk (BBC) - Sở Y tế Đắk Lắk
họp báo, công khai xin lỗi và nhận một số trách nhiệm bồi thường cho Lê Thị
Hà Vi, 15 tuổi, bị cắt cụt chân.
·
Pháp
phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện VN - EU (RFA) - Hạ viện Pháp
hôm qua đã chính thức phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam Liên minh
châu Âu (gọi tắt là PCA) đưa tổng số nước thuộc EU phê chuẩn hiệp định lên 26
nước.
·
IMF
sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu phát triển (VOA) - Giám đốc điều
hành IMF hôm 16/3 nói IMF luôn mong thúc đẩy hợp tác và giúp đỡ Việt Nam đạt
các mục tiêu phát triển
·
Việt
Nam xếp thấp trong các nước hạnh phúc nhất (VOA) - Việt Nam xếp
thứ 96 trên 156 quốc gia trong bản phúc trình 'Hạnh phúc trên thế giới' lần thứ
tư mới công bố hôm 16/3
·
Việt Nam đi về
đâu sau Đại hội Đảng 12? (BoxitVN) - Sự rút lui đã được định trước
của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì ông ta chủ trương quan hệ chặt hơn với phương
Tây và Hoa Kỳ đồng thời được cho là kiến trúc sư của Hiệp định Đối tác Chiến lược
Xuyên Thái Bình Dương (TPP), đánh dấu sự thất bại của các nhà cải cách? Ngược lại,
thắng lợi của đối thủ Nguyễn Phú Trọng – tiếp tục giữ chức tổng bí thư trong
khi được cho là thân Trung Quốc, có phải là chiến thắng của phe bảo thủ, có thể
làm ảnh hưởng đến cải cách kinh tế và xích lại gần hơn với Hoa Kỳ?
Nhưng theo ông Pierre Journoud, nếu đơn giản hóa những bất đồng về các vấn đề nhạy cảm, cú sốc tham vọng và tương quan lực lượng vốn đi kèm với mọi sự tranh giành quyền lực ; thành một sự đối đầu giữa hai phe chống và thân Trung Quốc hay Mỹ, là chưa biết hết về tính thực dụng của hai nhà lãnh đạo trên.
Nhưng theo ông Pierre Journoud, nếu đơn giản hóa những bất đồng về các vấn đề nhạy cảm, cú sốc tham vọng và tương quan lực lượng vốn đi kèm với mọi sự tranh giành quyền lực ; thành một sự đối đầu giữa hai phe chống và thân Trung Quốc hay Mỹ, là chưa biết hết về tính thực dụng của hai nhà lãnh đạo trên.
·
Apple
có thể đầu tư 1 tỷ đô vào Việt Nam? (BBC) - Hãng máy tính
hàng đầu của Hoa Kỳ có thể sắp đầu tư 1 tỷ đôla Mỹ vào Việt Nam cho một dự án
nghiên cứu phát triển.
·
Đầu
tư Việt Nam ở Myanmar sẽ ra sao? (BBC) - Trưởng ban tiếng
Miến Điện của BBC nói về vị trí của bà Aung San Suu Kyi sau khi nước này có tổng
thống mới và liệu các dự án đầu tư vào nước này có bị ảnh hưởng.
·
Ca
sĩ Trần Lập qua đời (BBC) - Ca sĩ Trần Lập, cựu thủ lĩnh của ban
nhạc rock Bức Tường, đã qua đời sáng 17/3 sau bốn tháng trị bệnh ung thư.
·
Trần
Lập - người hát cho nỗi sợ tuổi trẻ (BBC) - Những ca khúc
của Trần Lập và Bức Tường một thời nói về những nỗi sợ của người trẻ và sự mạnh
mẽ để vượt qua chính bản thân.
·
Hộ
chiếu Việt Nam thuộc loại ‘kém giá trị’ nhất thế giới (VOA) - Việt Nam đứng
ở vị trí thứ 90 trong danh sách 94 quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới,
đứng sau cả Campuchia
·
Quân
đội Mỹ dự định cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia (VOA) - Lục quân Mỹ
có kế hoạch cất trữ thiết bị ở Việt Nam, Campuchia và một số nước khác không được
nêu tên ở vùng Thái Bình Dương
·
Hơn
200 hộ dân ở quận Bình Tân, Sài Gòn bị cưỡng chế (RFA) - Hơn 200 hộ
dân thuộc phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Sài Gòn đã bị cưỡng chế vào 7 giờ
sáng ngày hôm nay khỏi nhà của họ. Mục đích được nói để lấy đất cho dự án quản
lý rủi ro ngập nước khu vực thành phố Hồ Chí Minh, hay còn gọi là dự án Tham
Lương Bến Cát.
·
Biển
báo người khuyết tật (VOA) - Người khuyết tật, rõ ràng họ đang bị
tách biệt hẳn ra khỏi xã hội. Khái niệm khuyết tật đến từ đâu nếu không phải từ
chính cách nhìn nhận, ứng xử vô thức vô ý của mỗi người?
·
Khoảng cách
giàu nghèo tại Mỹ (BoxitVN) - Cứ mỗi dịp bầu cử thì câu chuyện bình
đẳng xã hội lại được mang ra làm đề tài tranh luận. Tuy nhiên đằng sau những lời
tuyên bố hô hào của các ứng cử viên, có nhiều chỉ số cho thấy tình trạng chênh
lệch giàu nghèo tại Mỹ hiện sâu sắc hơn bao giờ hết kể từ 100 năm nay theo biểu
đồ hình chữ U: vào đầu thế kỷ 20 lợi tức của 1% người giàu nhất chiếm 18% sản
lượng quốc gia, sau đó rơi xuống dưới 10%, nhưng đến đầu thế kỷ 21 tăng trở lại
mức 24%. Tính đến năm 2011 thì 1% các gia đình kiểm soát 40% tài sản quốc gia.
Hiện tượng này trùng hợp với hai cuộc cách mạng kỹ thuật và mậu dịch ở đầu mỗi thế kỷ: các ngành đường sắt, luyện kim và ngân hàng tạo ra nhiều đại tài phiệt vào những năm 1900, cũng tựa như công nghệ điện toán và trào lưu toàn cầu hoá đang sinh ra những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới hiện giờ.
Hiện tượng này trùng hợp với hai cuộc cách mạng kỹ thuật và mậu dịch ở đầu mỗi thế kỷ: các ngành đường sắt, luyện kim và ngân hàng tạo ra nhiều đại tài phiệt vào những năm 1900, cũng tựa như công nghệ điện toán và trào lưu toàn cầu hoá đang sinh ra những nhà tỷ phú giàu nhất thế giới hiện giờ.
·
Công
ty của Đức, Nhật và Pháp tranh giành hợp đồng đóng tàu ngầm cho Úc(RFA) - Chủ tịch một
công ty lớn của Đức có tên ThyssennKrupp Marine Systems, hôm qua lên tiếng cho
rằng nếu Australia trao hợp đồng đóng tàu ngầm cho công ty Nhật Bản thì điều
này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Australia với Trung Quốc.
·
Obama
ban hành những trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên (RFI) - Tổng thống
Hoa Kỳ Barack Obama hôm qua, 16/03/2016, đã ký một sắc lệnh cho phép thi hành
những biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên, vào lúc chế độ Bình Nhưỡng
liên tiếp đưa ra những lời đe dọa và đang giam giữ một công dân Mỹ.
·
Mỹ
giục Bắc Hàn trả tự do cho Warmbier (BBC) - Mỹ thúc giục
Bình Nhưỡng thả ngay lập tức sinh viên Mỹ bị kết án 15 năm lao động khổ sai vì
tội chống lại nhà nước Bắc Hàn.
·
Miến
Điện: Chính phủ mới sẽ có bộ đặc trách sắc tộc thiểu số (RFI) - Chủ tịch Quốc
Hội Miến Điện Mann Win Khaing Than ngày 17/03/2016 cho biết: Chính phủ mới ở Miến
Điện, do đảng của bà Aung San Suu Kyi thành lập, sẽ có một bộ đặc trách các vấn
đề của những sắc tộc thiểu số, trong lúc các trận giao tranh vẫn diễn ra ác liệt
ở miền bắc nước này.
·
Miến:
Giải quyết xung đột sắc tộc là vấn đề ưu tiên (RFA) - Myanmar dưới
quyền của chính phủ mới sẽ có một bộ chuyên lo vấn đề các sắc tộc thiểu số. Đây
được cho là một ưu tiên quan trọng tại quốc gia mà lâu nay luôn diễn ra tình trạng
nội chiến và căng thẳng sắc tộc.
·
TT
Hunsen bác bỏ việc mua "Like" trên facebook (RFA) - Thủ tướng
Campuchia, Hun Sen, hôm nay lên tiếng bác bỏ thông tin nói ông mua những ‘like’
giả cho trang Facebook cá nhân của ông.
·
Thái
Lan: Xung đột giữa chính phủ và ủy ban dự thảo hiến pháp (VOA) - Xung đột xảy
ra vì nội các kêu gọi hiến chương mới bao gồm thượng viện không do dân bầu và một
vị thủ tướng được bổ nhiệm trong thời kỳ chuyển tiếp 5 năm
·
Indonesia
lo ngại những tay súng Uighur đến từ Hoa Lục (RFA) - Những tay
súng người Uighur từ Hoa Lục đến Indonesia ngày càng tăng. Đó là tuyên bố do
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đưa ra hôm nay sau khi lực
lượng an ninh Indonesia thông báo hạ sát được hai người Uighur thuộc một mạng
lưới vũ trang ở nước này vào ngày thứ ba vừa qua tại vùng trung Sulawesi.
·
Tỷ
phú Lý Gia Thành bác bỏ ý kiến Hong Kong có thể độc lập khỏi TQ (RFA) - Tỷ phú Hong
Kong Lý Gia Thành hôm qua kêu gọi Hong Kong đoàn kết và bác bỏ ý kiến cho rằng
Hong Kong sẽ có thể độc lập khỏi Trung Quốc.
·
Trung
Quốc đầu tư ồ ạt vào Hollywood (RFI) - Đồng tiền Trung Quốc đang « chảy
dồn » về các công ty sản xuất phim của Hollywood, cho thấy Bắc Kinh muốn củng cố
tầm ảnh hưởng của mình đối với nền công nghiệp điện ảnh nổi tiếng thế giới này.
·
Nhà
Trắng công bố lịch trình chuyến thăm Cuba của tổng thống Mỹ (RFI) - Theo thông
báo của Nhà Trắng ngày 16/03/2016, tổng thống Obama sẽ thực hiện chuyến viếng
thăm Cuba vào tuần tới. Đỉnh cao chuyến công du sẽ là ngày thứ Ba 22/03, khi tổng
thống Mỹ đọc bài diễn văn gởi đất nước Cuba, tập trung trên tương lai quan hệ
hai nước.
·
Pháp
: Bắt giữ 4 nghi can Hồi Giáo cực đoan ở vùng Paris (RFI) - Tại Paris và
các vùng phụ cận, hôm qua, 16/03/2016, nhà chức trách Pháp đã bắt giữ 4 kẻ tình
nghi là thành phần Hồi Giáo cực đoan, trong đó có 1 người bị nghi là đang chuẩn
bị cho các « hành động bạo lực » tại Pháp. Trước việc này, tổng thống Pháp
François Hollande đã ra lời kêu gọi « cảnh giác ở mức cao nhất ».
·
Có
thể có các gian phòng bí mật bên trong ngôi mộ Vua Tut (VOA) - Bộ trưởng di
tích cổ của Ai Cập hôm 17/3 loan báo dò tìm bằng radar cho thấy dường như trong
ngôi mộ nổi tiếng của vua Tut có 2 gian phòng kín
·
Đức
đóng cửa các cơ sở ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - Các phái bộ
ngoại giao của Đức ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng một trường học hôm 17/3 phải đóng cửa vì
lý do an ninh
·
Nhà
nước Hồi giáo mất 22% lãnh thổ (VOA) - Trong 15 tháng qua, Nhà nước Hồi
giáo mất 22% lãnh thổ vì áp lực quân sự gia tăng chống lại các tay súng của
nhóm này tại Syria và Iraq
·
Frank
Sinatra Junior qua đời vì đau tim (BBC) - Ca sĩ Mỹ,
Frank Sinatra Junior, người kế thừa di sản âm nhạc của cha mình, Frank Sinatra
Senior, vừa qua đời, thọ 72 tuổi.
·
Nadal
vất vả ở Indian Wells (BBC) - Rafael Nadal lọt vào tứ kết giải BNP
Paribas Mở rộng sau ba séc đấu kéo dài hơn hai tiếng rưỡi mới có vé đi tiếp.
--------------------------------
Posted on 18/03/2016
by Doi Thoai
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
------------------------------------------------
.
Theo dõi đài Đáp Lời Sông Núi qua:
.
.
Youtube: Sự Thật Hồ Chí Minh
.
Youtube: Ho Chi Minh, The Man and The Myth
.
Youtube: Cải cách ruộng đất
.
Youtube: Nhân Văn Giai Phẩm
.
------------------------
Thứ sáu, 18 tháng 3, 2016
- Xung khắc trong các Đại học Mỹ do việc ồ ạt tuyển mộ sinh viên Tàu: HeavyRecruitment of Chinese Students Sows Discord on U.S. Campuses (WSJ 17-3-16) ◄◄
- Tại sao lúc này là lúc có thể nên mua bất động sản ở Việt Nam: Why now could be a good time to buy a property in Vietnam (FT 18-3-16) ◄
- “Chỉ hát hay, vào đại biểu Quốc hội rất khó”! (CAND 18-3-16) -- Còn phải biết ca (tụng)
- Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm Nguyễn Tấn Dũng: Vietnam's Parliament to Vote on Prime Minister Dung's Dismissal (Bloomberg 18-3-16) -- Nếu tôi là ông NT Dũng, tôi sẽ dõng dạc tuyên bố về Cà Mau làm y tá, vợ chồng Nguyễn Thanh Phượng mở tiệm tạp hóa ở Rạch Giá, Nguyễn Thanh Nghị ra Phú Quốc làm thợ mộc, còn Nguyễn Minh Triết thì vui vẻ về làm thầy giáo trường tiểu học ở U Minh Hạ. Rồi cả gia đình sẽ hát đồng ca, nhờ Nguyễn Thiện Nhân lái xe chở về quê cũ.
- Việt Nam khó thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (TBKTSG 18-3-16)
- Tất cả cơ hội với TPP mới chỉ là giả định (TBKTSG 17-3-16)
- Việt Nam sẽ giảm dần thuỷ điện, phát triển điện hạt nhân (VnE 18-3-16) -- Hãy suy nghĩ cho kỹ!
- Cựu công an lừa bán xe tang vật giá rẻ chiếm đoạt tiền tỷ (VnEx 18-3-16) -- Cần nói rõ "cựu công an" nào. Tân Chủ tịch nước, Chủ tịch HDND Hà Nội, và rất nhiều quan chức khác... cũng là cựu công an!
- Bộ trưởng Y tế hứa lo cho tương lai thiếu nữ bị cưa chân (CAND 18-3-16) -- Xin nói trước: Nếu việc này xảy ra cho tôi, tôi không muốn Bộ trưởng đến nhà tôi hứa gì nữa cả!
- Khoanh vùng các ngân hàng đang phải “nuôi nợ xấu”, báo lãi “ảo” (VietTimes 15-3-16)
- “Đại biểu Quốc hội không phải là một chức vụ mà mơ tưởng quyền lợi (LĐ 17-3-16) -- Nếu ông Đỗ Việt Khoa thật sự nghĩ như thế thì, xin lỗi, tôi hết phục ông!
- Nhà máy thép 8.000 tỷ: Đại dự án 10 năm hoang tàn (VNN 18-3-16)
- Một doanh nghiệp nghìn tỷ của Tập đoàn dầu khí cạn kiệt tài chính, nguy cơ phá sản (CafeF 18-3-16)
- Tên Người Việt trên nhà máy đúc tiền Hoàng gia Canada (RFA 17-3-16)
- Mỹ chứa quân cụ ở Việt Nam để chận Tàu: Deterring China: US Army to Stockpile Equipment in Cambodia and Vietnam (Diplomat 18-3-16)
Một
tiệm ăn Việt Nam ngon ở Long Island (New York): Review:
At The Rolling Spring Roll in Syosset, Serving Vietnamese Classics (NYT 17-3-16)
- Vì sao nhiều trường đại học vẫn chưa sử dụng hết quyền tự chủ? (CAND 18-3-16) -- Có thể vì họ không biết là họ có quyền tự chủ?
- Cần thay đổi cách gửi người đi học nước ngoài (TS 18-3-16)
- Báo động giáo viên sai chính tả: Đào tạo và tuyển sinh sư phạm có vấn đề (TN 18-3-16)
- Dạy học sinh chống tham nhũng: quá khó (TT 18-3-16)
- Nhà thơ Nguyễn Duy : "Thời gian đi, xám mặt đỉnh đồng" (VNCA 18-3-16) ◄
- Vượt qua tiểu thuyết (TP 18-3-16)
- 'Đường còn dài, còn dài': Đi để thấy bản thân mình (Zing 18-3-16) -- Tôi cũng đã đi nhiều vậy mà chưa thấy bản thân mình. Không biết tại sao.
Xung
khắc trong các Đại học Mỹ do việc ồ ạt tuyển mộ sinh viên Tàu: Heavy
Recruitment of Chinese Students Sows Discord on U.S. Campuses (WSJ
17-3-16)
No comments:
Post a Comment