Thứ Bảy,
ngày 05 tháng 3 năm 2016
Trên thế
giới, chắc hiếm có người nào mê sách như Gene Smith. Và nhờ mê sách mà vô tình
ông cứu vớt một nền văn học. Bởi thế mà ký giả Barbara Stewart của New York
Times đã không ngần ngại gọi ông già Smith là "a savior of Tibet's literature" -
người cứu tinh của cả một nền văn học đang bị lâm nguy: văn học Tây Tạng.
Có thể
nói, ông Smith đang sở hữu cả một kho tàng văn chương Tây Tạng lớn lao mà ông
sưu tập được từ năm 37 năm nay. Theo ước tính, ông hiện có khoảng 12 ngàn
tác phẩm văn chương Phật Giáo và văn chương chịu ảnh hưởng Phật Giáo của Tây Tạng.
Những học giả Mỹ đánh giá công trình sưu tập văn chương của ông là công trình
to lớn nhất ở phương Tây và có thể to lớn nhất trên thế giới. Nhiều trường đại
học thương thuyết với Smith để mua toàn bộ hay một phần bộ sưu tập của ông với
cái giá đặc biệt, nhưng ông cương quyết từ chối. Không phải vì ông ích kỷ,
nhưng ông có một dự tính khác. Thay vào đó, ông muốn chia sẻ toàn bộ công trình
của ông với tất cả những ai quan tâm đến kho tàng văn chương Tây Tạng, bằng
cách scan hàng trăm triệu trang sách vào máy vi tính và đưa toàn bộ lên một
Website đặc biệt (tbrc.org) để mọi người có thể sử dụng miễn phí. Công việc này
sẽ do một tổ chức bất vụ lợi mà ông sáng lập tên là "Tibetan Buddhist Resource Center" đảm trách và dự trù sẽ hoàn
tất trong vòng 5 năm.
Gene
Smith năm nay 65 tuổi (*), độc thân, sinh trưởng trong một gia đình theo giáo
phái Mormon (một giáo phái do Joseph Smith sáng lập ở Hoa Kỳ vào năm 1820, thờ
Chúa Jesus và dựa vào thánh kinh, nhưng có những cách giải thích riêng về thánh
kinh và về thượng đế), nhưng cải đạo sang Phật Giáo. Ông dành cả cuộc đời, tiền
bạc và năng lực vào công trình sưu tập sách độc đáo này. Vì thế, ngay cả việc mua
một căn nhà để làm chỗ dưỡng già ông cũng chẳng để tâm. Ông cho biết "Tôi
không có con cái gì. Do đó, tôi khỏi phải lo lắng dành dụm để gửi chúng vào đại
học. Tiền tôi kiếm được, tất cả đều nằm hết trong sách". Lý do đưa ông đến
việc nghiên cứu văn chương Tây Tạng cũng khá lạ. Số là hồi chiến tranh Việt
Nam, ông là một sinh viên phản chiến tại đại học Washington. Nhưng thay vì chọn
cách xuống đường biểu tình, ông xoay sở để được hoãn dịch bằng cách ghi danh
tình nguyện học một trong những ngôn ngữ khó học như tiếng Mông Cổ hay Thổ
Nhĩ Kỳ, và sau này khi có một vị Lạt ma Tây Tạng sang, thì ông chọn học
tiếng Tây Tạng. "Tôi tìm cách làm bất
cứ điều gì giúp tôi khỏi phải đi phục vụ ở Việt Nam. Hơn hết thảy mọi thứ, tôi
muốn đứng ngoài cuộc chiến". Smith học triết lý và quan điểm về thế giới
của Phật Giáo Tây Tạng với lạt ma Deshung. Theo ông, Deshung "là một người
duy lý nhất mà tôi gặp trong đời. Tôi học được từ ông rằng 'Chân lý chỉ đúng bên trong hệ thống của nó' (Truth is true only
within its system)". Lạt ma Deshung là một người mê sách. Và nỗi đam mê ấy
truyền sang Smith khiến ông trở thành một người mê sách luôn.
Sau 5
năm theo học tiếng Tây tạng, theo lời khuyên của vị lạt ma, Smith du hành qua Ấn
Độ nhiều lần để sưu tập sách. Như ta biết, văn minh Tây Tạng là một nền văn
minh ẩn giấu. Cho đến sau khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, thế giới không mấy
ai biết đến nền văn minh đặc biệt này. Bởi thế trên thế giới, không đâu có các
tác phẩm của Tây Tạng, kể cả ở những thư viện lớn nhất. Elliot Sperling, giáo
sư dạy về văn minh Tây Tạng tại đại học Indiana, nói "Tây Tạng là một thế giới văn chương mênh
mông và tự lập (self-contained). Những người Tây Tạng hết sức kính trọng tất cả
những gì viết ra thành chữ. Đó là một nền văn minh viết-đọc (literate civilization)
có lịch sử cả 1000 năm và sản xuất một khối lượng đồ sộ những tác phẩm văn
chương".
Thế là
Smith trở thành nhà chuyên môn đầu tiên mang văn minh Tây Tạng đến với thế giới
phương Tây. Donald Lopez, chủ tịch phân khoa Ngôn Ngữ và Văn Hóa Á Châu tại đại
học Michigan, cho biết "Smith là nhà
chuyên môn về Tây Tạng đầu tiên. Ông ấy đã đưa môn nghiên cứu về văn hóa Tây Tạng
thành sự thực". Những sách mà ông tìm được và xuất bản xuyên qua Thư
Viện Quốc Hội Hoa Ky, rốt cuộc đã trở thành nền tảng cho những nghiên cứu về
Tây Tạng ở Hoa Kỳ. Trong việc xuất bản đó, ông thường mua lại những bản sao những
tác phẩm Tây Tạng cổ và phân phối cho các trường đại học và các thư viện.
Nhưng để
có được những tác phẩm như thế không phải là việc dễ dàng.
Trước hết,
ở Tây Tạng, người ta không biết in sách. Sách toàn được hoàn thành bằng cách
chép tay hoặc khắc trên các bản gỗ và lưu giữ trong các tu viện (vốn là những
trung tâm học tập) hoặc trong nhà riêng. Đã thế, mỗi một trong 4 tông phái Phật
Giáo Tây Tạng lại có một nền văn chương riêng biệt. Chẳng có ai đã từng làm một
bản phân loại hay một bản danh sách đầy đủ sách của các tông phái. Sau khi
Trung Quốc xâm lăng, sách lại bị phân tán khắp nơi, chẳng biết tác phẩm nào còn
tác phẩm nào mất.
Thứ đến,
các tác phẩm văn chương Tây Tạng thường là do những người tỵ nạn Tây Tạng chịu
đựng bao nhiêu khổ ải, vượt những ngọn núi cao trong dãy Hy Mã Lạp Sơn mang
sang Ấn Độ hoặc các xứ khác. Tìm hỏi cho ra người có mang sách đã là một việc
khó. Lại phải biết sách nào hiếm quý và quan trọng hơn cả trong mỗi tông phái
chính, nghĩa là phải có một kiến thức sâu rộng về văn chương Tây Tạng và đòi hỏi
một công trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Nếu không thế, thì người ta sẽ chỉ sưu tập
được những cuốn sách bình thường và tầm thường mà thôi, ông Smith cho biết.
Để khắc
phục những khó khăn nói trên, Smith phải toàn tâm toàn ý làm việc liên tục, tìm
đến những vị lạt ma lưu vong và nhiều lần cầu cứu đến cả đức Đạt Lai Lạt Ma để
tham khảo ý kiến về những tác phẩm có giá trị, đồng thời gửi những nhà chuyên
môn đến các nơi xa xôi trong xứ Ấn Độ cũng như Nepal để săn lùng cho kỳ được
sách. Derek Kolleeny, một dịch giả Tạng ngữ và là thành viên trong ban điều
hành "Tibetan Buddhist Resource Center" cho biết "Trong quá trình làm việc như thế, kiến thức
về văn học của ông Smith trở nên mênh mông, phi thường". Rốt cuộc, ông
trở thành giám đốc lưu động của văn phòng thư viện đặt ở New Delhi và sau này đặt
ở cả Indonisia và Cairo. Nhà ông ở tại New Delhi trở thành nơi dừng chân bắt buộc
của nhiều sinh viên trên thế giới bị lôi cuốn bởi nỗi đam mê nghiên cứu về văn
chương Tây Tạng.
Hiện
nay, ông đã nghỉ hưu và dự định chuyển chỗ ở về thành phố New York, nơi mà một
cơ quan văn hóa tên là "Rubin
Cultural Trust" hứa cung cấp cho ông những địa điểm mở văn phòng. Phải
có đủ chỗ để chứa thêm một số sách hiện đang tồn trữ và hàng trăm cuốn sách mới
khác vừa được tìm thấy thời gian gần đây - những cuốn mà từ lâu người ta tưởng
là đã bị phá hủy, ông cho biết như thế.
Bảo
Jene Smith là người cứu tinh của cả một nền văn học, quả không có gì quá đáng!
(*) Bài
này viết năm 2003
-----------------------------------
The Tibetan Buddhist Resource Center (TBRC)
E.
Gene Smith
E.
Gene Smith (1936 – 2010)
E. Gene
Smith (TBRC Founder and Senior Research Scholar) was born in Ogden, Utah in
1936. He studied at a variety of institutions of higher education in the U.S.:
Adelphi College, Hobart College, University of Utah, and the University of
Washington in Seattle.
In
1959, the Rockefeller Foundation, seeing the opportunity to promote Tibetan
studies, funded the establishment of nine centers of excellence worldwide, one
of which was the University of Washington.
Under
the auspices of the Rockefeller grant to the Far Eastern and Russian Institute,
nine Tibetans were brought to Seattle for teaching and research, including the
Ven. Deshung Rinpoche Kunga Tenpai Nyima, the tutor to the Sakya Phuntsho
Phodrang. Smith had the good fortune to study Tibetan culture as well as
Buddhism with Deshung Rinpoche and the rest of the Tibetan teachers at Seattle
from 1960 to 1964. He lived with the Sakya family for five years. He spent the
summer of 1962 travelling to the other Rockefeller centers in Europe to meet
with the Tibetan savants there.
In 1964
he completed his Ph.D. qualifying exams and travelled to Leiden for advanced
studies in Sanskrit and Pali. In 1965 he went to India under a Foreign Area
Fellowship Program (Ford Foundation) grant to study with living exponents of all
of the Tibetan Buddhist and Bonpo traditions.
He
began his studies with Geshe Lobsang Lungtok (Ganden Changtse), Drukpa Thoosay
Rinpoche and Khenpo Noryang, and H.H. Dilgo Khyentse Rinpoche. He decided to
remain in India to continue serious studies of Tibetan Buddhism and culture. He
travelled extensively in the borderlands of India and Nepal. In 1968 he joined
the Library of Congress New Delhi Field Office. He then began a project which
was to last over the next two and a half decades: the reprinting of the Tibetan
books which had been brought by the exile community or were with members of the
Tibetan-speaking communities in Sikkim, Bhutan, India, and Nepal.
He
became field director of the Library of Congress Field Office in India in 1980
and served there until 1985 when he was transferred to Indonesia. He stayed in
Jakarta running the Southeast Asian programs until 1994 when he was assigned to
the LC Middle Eastern Office in Cairo.
In
February 1997 he took early retirement from the U.S. Library of Congress to
become a consultant to the Trace Foundation for the establishment of the
Himalayan and Inner Asian Resources (HIAR).
In
December 1999 he and a group of friends established the Tibetan Buddhist
Resource Center in Cambridge.
He
passed away on December 16, 2010.
No comments:
Post a Comment