Hãng
thông tấn AFP vào ngày 20 tháng Giêng năm nay đã loan báo cứ mỗi bốn công ty
Hoa Kỳ đang làm ăn kinh doanh tại Trung Cộng thì sẽ có một công ty đang trên đà
"di tản" ra khỏi nước này.
Khác với trước đây, các công ty Hoa Kỳ “di tản” ra
khỏi Trung Cộng chỉ là để tìm kiếm thị trường lao động rẻ hơn, nay thì nhiều
công ty Mỹ phải “di tản” vì chịu áp lực chỉ trích nặng nề đang ngày mỗi tăng từ
trong lòng xã hội nước Mỹ cho là các công ty này đã bỏ rơi thị trường lao đông
nhân công Hoa Kỳ, khiến thất nghiệp gia tăng quá mức.
Ngoài ra, hãng thông tấn AFP còn cho biết thêm thăm
dò mới đây của Cục Thương Mại Hoa Kỳ tại Trung Cộng đã cho thấy các công ty ngoại
quốc chịu nhiều áp lực từ chính sách kinh tế theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của
Bắc Kinh, mà trong đó, ngày một gia tăng độc quyền cho các đại công ty quốc
doanh. Hơn 77% các công ty Hoa Kỳ được thăm dò cho biết họ cảm thấy sự lạnh nhạt
của Trung Cộng đối với nỗ lực đầu tư của họ. Con số 77% này cao hơn với con số
thăm dò của năm trước, chỉ vào khoảng 44% là tối đa.
Điều này cho thấy áp lực từ xã hội Hoa Kỳ về công ăn
việc làm không hề làm các công ty Mỹ chùn bước khi quyết định đầu tư tại Trung
Cộng trong những năm qua mà chính thái độ và đối sách kinh tế của Bắc Kinh đã
làm các công ty Hoa Kỳ nản lòng.
Kể từ năm 1980, đầu tư ngoại quốc đã làm nền kinh tế
Trung Cộng phồn vinh bộc phát mạnh, thế nhưng tình hình chính trị hiện nay cho
thấy Bắc Kinh đã thay đổi thái độ đối với đầu tư ngoại quốc. Đảng Cộng Sản cầm
quyền đang muốn gia tăng sự kiểm soát của mình lên mọi mặt của xã hội, mà trong
đó, đầu tư ngoại quốc cản trở mạnh đến nổ lực này của Bắc Kinh.
Ảnh hưởng của Hoa Kỳ về kinh tế đang là mối đe dọa
cho an ninh chính trị của Bắc Kinh. Vào năm ngoái, Trung Cộng đã ban hành đạo
luật buộc các công ty ngoại quốc phải giao nộp tất cả các mật mã computer của
mình cho Bắc Kinh cũng như ngăn cấm các cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm của
Microsoft, Apple hay Cisco. Trung Cộng chủ yếu đang tìm đủ mọi cách đẩy các
công ty ngoại quốc ra khỏi Trung Quốc và thay thế vào bằng các công ty do quốc
doanh nếu có thể được.
Chủ đích này của Trung Cộng còn thể hiện qua nỗ lực
dùng tài chánh thâu tóm toàn bộ các công ty ngoại quốc nếu các công ty quốc
doanh của Trung Cộng có thể có đủ trình độ kỹ thuật để chiếm vào chỗ trống.
Hãng GE của Hoa Kỳ đã phải bán lại toàn bộ cơ xưởng
của mình tại thành phố Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông cho Trung Cộng vào năm
nay. Chỉ trong ba tháng đầu năm, tổng số trị giá ngoại tệ mua lại các công ty
ngoại quốc tại Trung Cộng đã lên đến 73 tỷ Mỹ Kim, một con số tăng vọt kỷ lục
so với tổng số 6,2 tỷ cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc đang chịu đựng suy thoái kinh tế trầm trọng
với mức độ tăng trưởng thấp nhất trong hơn 25 năm qua song song với thảm họa đổ
vỡ về tài chánh do các đại công ty quốc doanh nối đuôi nhau xếp hàng vỡ nợ thì
đầu tư ngoại quốc là nấm men cực kỳ hửu dụng cho sự khôi phục tăng trưởng kinh
tế trong lúc này. Thế mà Bắc Kinh nay vẫn phải nhắm mắt gạt bỏ tối đa đầu tư từ
phía Hoa Kỳ, nhằm gia tăng kiểm soát của mình lên kinh tế và giảm ảnh huởng về
kinh tế của Hoa Kỳ cho thấy ám ảnh của Bắc Kinh về an ninh chính trị trước Hoa
Kỳ đang ngày càng sâu nặng hơn.
Giới phân tích băn khoăn tự hỏi điều gì đã xảy ra giữa
mối quan hệ hai nước Mỹ -Trung để rồi khiến lãnh đạo Bắc Kinh phải siết chặt và
loại bỏ mọi nguy cơ có thể có dẫn đến đổ vỡ chính trị?
Một sự thật trước mắt không thể chối cãi là cả hai
nước đang có những xung đột gay gắt tại biển Đông dẫn đến sự chuyển quân ồ ạt của
Hoa Kỳ vào Đông Nam Á, trong đó có việc Hoa Kỳ tiến đến thành lập căn cứ quân sự
tại Philippine cũng như gia tăng sự hiện diện Hải-quân của mình để thách thức
Trung Cộng vào năm nay.
Trước những căng thẳng quân sự ngày một gia tăng tại
biển Đông giữa hai nước, đương nhiên giới kinh doanh cần phải dự phòng cho tình
huống xấu nhất nếu không muốn bị thiệt hại nặng nề về tài lực. Các đại công ty
Hoa Kỳ "di tản" đầu tư từ từ ra khỏi Trung Cộng cũng là một điều dễ
hiểu.
Ngoài ra, Bắc Kinh dùng tài lực mua lại các công ty
này nhằm gia tăng hay giữ vững mức cung- cầu trong xã hội cũng như tăng sức kiểm
soát của mình lên nền kinh tế nhằm giảm thiểu dần ảnh huởng kinh tế của Hoa Kỳ
lên đất nước này cũng là một phản ứng lo xa cần có.
Trước tình huống về đầu tư tại Trung Cộng bị siết chặt
như vậy, cũng như trước hiện tượng "di tản" lần hồi của các công ty
Hoa Kỳ ra khỏi Trung Cộng, giới bình luận bày tỏ sự lo lắng của mình bằng một
câu hỏi chưa có câu trả lời:
"Phải chăng, mối tình Chi-America đầm ấm mấy
mươi năm đã đến lúc phải chia tay ly dị chỉ vì những ngọn sóng xanh thầm thì của
biển Đông?"
Thôi thì xin để thời gian trả lời cho câu hỏi này vậy.
_____________________________
Nguồn
tham khảo:
No comments:
Post a Comment