Xuân Hùng
06/03/2016
Tin liên quan: Khởi tố ngư dân vây trụ sở tỉnh
Thanh Hoá đòi bờ biển (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khoi-to-vu-ngu-dan-vay-tru-so-tinh-thanh-hoa-doi-bo-bien-3364958.html).
Bờ biển này là khu vực neo đậu tàu thuyền của ngư dân, nay chính quyền tỉnh thu
hồi giao để cho Tập đoàn FLC cải tạo, nâng cấp phục vụ du lịch.
Rừng
phòng hộ ven biển Quảng Cư trước kia, giờ là công trình của Tập đoàn FLC.
Đại
dự án bất động sản nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC đã biến vùng đất ven biển xã Quảng
Cư, thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá) thành khu nghỉ dưỡng ở bãi biển đẹp nhất Việt
Nam. Đi liền với đó là diện tích không nhỏ đất rừng phòng hộ cũng biến mất.
Nhưng đến giờ, khó có thể biết cụ thể bao nhiêu hécta đất rừng phòng hộ ở xã
này đã “ra đi” cùng đại dự án này.
Địa
chính cấp xã, thị xã không biết
Ông Trần
Văn Minh - Trưởng khu phố Quang Giáp, P.Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn - cho hay,
trước kia, dọc bãi biển là ngút ngàn rừng phi lao chắn sóng. “Đó là rừng phòng
hộ bảo vệ bà con bao đời nay” - ông Minh nói. Theo ông Minh, do điều kiện thiên
nhiên, diện tích rừng luôn có sự biến đổi. Năm 2012, nước biển dâng làm mất
13,5 ha phi lao, 25,23 ha đất rừng phòng hộ bị nước biển xâm thực.
Đại dự
án làm sân golf, khu resort, khách sạn, biệt thự sinh thái của Cty CP Tập đoàn
FLC đã ôm trọn vùng đất ven biển xã Quảng Cư. Số liệu của UBND xã này cho hay,
tổng dự án của FLC tại Sầm Sơn là 201ha, xã đã bàn giao cho FLC đưa vào sử dụng
140 ha của 220 hộ, chủ yếu là đất thuỷ sản và rừng phòng hộ, còn hơn 60 ha của
480 hộ đang tiến hành kiểm kê, giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 để FLC triển
khai công trình khu vui chơi giải trí.
Về đất
rừng phòng hộ giao cho FLC, cả ông Vũ Thanh Trường - Phó Chủ tịch phụ trách
kinh tế UBND xã Quảng Cư, cũng như ông Nguyễn Thế Thái - cán bộ địa chính xã -
đều không đưa ra con số cụ thể nào. “Nó khoảng chừng gần 20 ha gì đó” - ông Trường
nói. Ông Thái từ chối đưa ra con số cụ thể với lý do “mới được điều chuyển về
làm địa chính nên chưa nắm rõ”.
Các cán
bộ Phòng TNMT thị xã Sầm Sơn cũng có cách trả lời tương tự. Ông Nguyễn Văn Hiếu
- Phó phòng TNMT - loanh quanh không cho biết cụ thể diện tích đất rừng phòng hộ
đã giao cho FLC là bao nhiêu. Trước sự kiên trì của phóng viên, ông Hiếu đành
chỉ đạo nhân viên tìm hồ sơ lưu về đất rừng phòng hộ ven biển. Sau một hồi loay
hoay, nhân viên này sang báo cáo là “cho đơn vị khác mượn rồi”. Ông Hiếu khuyên
phóng viên sang Ban Quản lý dự án của UBND thị xã Sầm Sơn. PV gọi điện liên lạc,
không vị lãnh đạo nào của ban này đồng ý cung cấp thông tin.
Số
liệu cấp sở đầy mâu thuẫn
Ngày
8.12.2014, Sở NNPTNT Thanh Hoá đã có tờ trình số 270/TTr-SNNPTNT gửi Chủ tịch
UBND tỉnh về việc chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ sang thực hiện dự án
khu resort tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn. Theo đó, tổng diện tích rừng phòng
hộ đề nghị chuyển đổi chỉ là 11,57 ha. Theo tờ trình này, đây là diện tích đất
có rừng trồng thuộc quy hoạch rừng phòng hộ; rừng được trồng từ 1992-1997 trước
kia do dự án PAM 4034 tài trợ và dân tự trồng bổ sung. Cây trồng chủ yếu là phi
lao.
Tuy
nhiên, con số cung cấp cho Báo Lao Động ngày 26.5.2015 của Phòng Quản lý bảo vệ
rừng - Chi cục Kiểm lâm của sở này lại cho thấy, “hiện tại diện tích rừng quy
hoạch phòng hộ xã Quảng Cư: 120,4 ha. Trong đó, diện tích có rừng (phi lao)
70,05 ha; diện tích chưa có rừng: 50,35 ha”. Theo ông Nguyễn Thế Thái - cán bộ
địa chính xã Quảng Cư - diện tích đất rừng phòng hộ của toàn xã sau khi triển
khai dự án của FLC chỉ còn 9 ha. Vậy hơn 110 ha (120-9) đất rừng phòng hộ được
xử lý ra sao?
Ngay
chính con số thể hiện trên các trích lục bản đồ giao đất cho FLC cũng đầy mâu
thuẫn. Tổng hợp diện tích rừng phòng hộ đánh dấu đỏ, tức là đã có quyết định
thu hồi ở 3 tờ trích lục bản đồ: 107, 1094 và 1928 (chưa kể trích lục số 1532)
là 19,9 ha.
Vậy
nhưng nếu cộng tất cả các thửa được đánh dấu RPT (ký hiệu rừng phòng hộ) ở 3 tờ
trích lục này con số đã là trên 43 ha.
Trên thực
địa, Tập đoàn FLC đã thi công các công trình trải dài ven biển, không còn một
mét vuông nào bỏ trống. Vậy hàng chục hécta đất rừng phòng hộ chưa giao nhưng
FLC đã thi công?
Không
thống nhất con số hay trốn quy định trình Thủ tướng?
Theo
quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 58 Luật Đất đai 2013 thì với việc chuyển đổi
10 ha đất trồng lúa trở lên hoặc 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trở
lên phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ thì UBND cấp tỉnh mới có
quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trình tự,
thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được hướng dẫn
chi tiết tại khoản 2, Điều 68 Nghị định 43/2014 ngày 15.5.2014 của Chính phủ.
Theo
đó, nếu việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ ở xã Quảng Cư cho Tập đoàn FLC triển
khai dự án bất động sản dưới 20 ha thì UBND tỉnh Thanh Hoá có quyền ra quyết định.
Nếu trên 20 ha, phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng mới được triển khai.
Như vậy,
số liệu về diện tích đất rừng phòng hộ ở xã Quảng Cư giao cho Tập đoàn FLC triển
khai dự án bất động sản cứ “nhảy múa” là do các cơ quan quản lý không thống nhất
hay cố tình để né thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ?
X.H.
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 07:3
--------------------------
Trong tương lai, dự án Sầm Sơn của FLC có bị
rơi vào cảnh ngộ của Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) không ?
No comments:
Post a Comment