Friday, February 12, 2016

TẠI SAO QUYỀN TƯ HỮU LÀ ĐIỀU KHÔNG THỂ THIẾU (Cafe Ku Búa)





12/02/2016

Nhân dịp 30 năm Đổi Mới đất nước, tôi xin được nói về Quyền Tư Hữu.

Hãy tự hỏi những câu hỏi như sau:

  1. Một người sở hữu căn nhà với một người thuê nhà. Ai sẽ là người có động lực để giữ gìn căn nhà tốt hơn?

  1. Một nông dân sở hữu đất và một nông dân thuê đất. Ai sẽ là người có động lực làm việc và đầu tư dài hạn hơn?

  1. Một người sở hữu chiếc xe với một người thuê xe. Ai sẽ là người có động lực giữ gìn chiếc xe đó tốt hơn?

Câu trả lời đương nhiên là người sở hữu. Vì tài sản đó là của họ, nên họ có động lực để duy trì nó tốt hơn. Còn người thuê thì không, vì họ biết nếu bỏ công lao giữ gìn thì trước sau gì tài sản đó sẽ trở về người chủ, vậy tại sao phải tốn sức giữ gìn?

Hiện tại, Việt Nam là một đất nước đang trong quá trình thay đổi thể chế chính trị cũng như kinh tế. Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa xã hội là không ai có quyền tư hữu. Nói đến điều này thì nhiều bạn sẽ cho rằng vô lý. Nếu không tin thì phiền các bạn đọc hiến pháp của Việt Nam và sẽ biết rằng tất cả tài sản đều là của nhà nước, thay mặt nhân dân sở hữu và quản lý. Chúng ta không có quyền sở hữu đất, chỉ có “Quyền Sử Dụng Đất” (Cuốn Sổ Đó).

Đó là một cơ chế không thể nào áp dụng và tồn tại song song với nền kinh tế thị trường hiện tại. Quyền tư hữu là một thứ không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, vì những lý do sau:

  1. Quyền tư hữu giao trách nhiệm cho con người. Khi không ai sở hữu cái gì thì không ai muốn bảo vệ cái gì cả.

  1. Khuyến khích tầm nhìn dài hạn. Khi một người sở hữu cái gì đó thì họ có động lực để bảo quản và duy trì nó hơn.

  1. Nó bảo vệ từng cá nhân và tài sản của họ khỏi một chính quyền lạm quyền hoặc các lợi ích nhóm.

  1. Nó khuyến khích sự sáng tạo và đầu tư.

  1. Nó phân phối tài nguyên hiệu quả hơn cơ chế toàn dân sở hữu.

  2. Nó đem lại giá trị cho tất cả tài sản. Vì khi có quyền tư hữu, người ta sẽ phải trả tiền theo giá trị của tài sản đó. Còn nếu thiếu đi quyền tư hữu, mọi thứ sẽ trở nên vô giá trị.

Câu hỏi cuối cùng để các bạn suy ngẫm “Vì sao chúng ta lại có sự Đổi Mới 1986? Điều gì đã khiến chúng ta phải quay lưng với nền kinh tế tập trung tập thể, toàn dân sở hữu?”

Ku Búa @ CAFEKUBUA




No comments: