BBC Tiếng Việt
4 tháng
12, 2015
Cha mẹ Nguyễn Mai Trung Tuấn đã bị xử tù hồi
tháng 9/2015
Luật
sư Đặng Huỳnh Lộc, một người trong nhóm các luật sư nhận tham gia bào chữa miễn
phí cho thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, cho rằng Việt Nam cần xem lại việc áp
giá đền bù cho người dân bị giải tỏa.
Trước
đó, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, ngày 24/11 đã tuyên
phạt bị cáo 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù cùng khoản phạt bồi
thường 42 triệu 600 ngàn đồng bởi hành vi "Cố ý gây thương tích".
Cáo trạng
nói bị cáo Tuấn đã tạt a-xít vào người bị hại là công an huyện bảo vệ cưỡng chế
Nguyễn Văn Thủy, được giám định gây ra mức thương tật là 35%.
Vụ việc
xảy ra ngày 14 tháng Tư năm 2015 tại thị trấn Thuận Hóa. Khi lực lượng cưỡng chế
đến khu vực giải tỏa, một số thành viên của gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn đã ở
lại khu vực này, không chấp hành việc cưỡng chế.
Trả lời
BBC Việt Ngữ hôm 4/12, luật sư Đặng Huỳnh Lộc đưa ra nhận định của ông về bán
án 4 năm rưỡi tù mà tòa tuyên cho bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn và một số chi tiết
cần lưu ý trong vụ án này.
Ls Đặng
Huỳnh Lộc: Vụ
án Nguyễn Mai Trung Tuấn phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 Luật
hình sự nước CHXHCN Việt Nam trong một vụ cưỡng chế tháo dỡ nhà diễn ra tại thị
trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, vừa được Tòa án Nhân dân huyện
Thạnh Hóa, tỉnh Long An xét xử sơ thẩm.
Theo
thông lệ, vụ án sau xét xử sơ thẩm nếu có kháng cáo hồ sơ sẽ được chuyển lên cấp
phúc thẩm và luật sư mới có thể liên hệ Tòa án cấp phúc thẩm làm thủ tục xin cấp
Giấy chứng nhận người bào chữa. Sau đó, luật sư mới được đọc hồ sơ vụ án.
Hiện, hồ
sơ cấp sơ thẩm chưa chuyển lên cấp phúc thẩm, luật sư chưa được Tòa án cấp phúc
thẩm trong vụ án này là Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Long An cấp Giấy chứng nhận
người bào chữa. Luật sư chưa đọc hồ sơ vụ án nên chưa thể nói trước được điều
gì.
Tuy
nhiên, dưới góc độ pháp lý
đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long
An, kết án Nguyễn Mai Tuấn Trung phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3
Điều 104 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam và tuyên buộc hình phạt 4 năm 6
tháng tù là nằm trong khoản 2 của Điều 104 Bộ Luật hình sự nước CHXHCN VN. Điều
khoản này có khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù. Đây là yếu tố về pháp lý cần
phải xem xét.
Pháp luật
Việt Nam có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với
người tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm
rất nghiêm trọng do lỗi cố ý, hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Cũng
theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam, với những tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội thì mức cao nhất của khung hình phạt là
15 năm tù; với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt
lớn cho xã hội và mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đó là trên 15 năm
tù, chung thân hoặc tử hình.
Với mức
án 4 năm 6 tháng mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên cho Nguyễn Mai Trung Tuấn như
đã nói trên là hoàn toàn nằm trong khoản 2 Điều 104, mức cao nhất của khung
hình phạt này là 5 năm tù. Điều đó cho thấy, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm khi định
tội lượng hình đã đánh giá Nguyễn Mai Trung Tuấn là không thực hiện hành vi tội
phạm rất nghiêm trọng.
Trong vụ
án liên quan đến Nguyễn Mai Trung Tuấn, cũng cần xét đến có phạm tội trong trường
hợp bị kích động hay không?
Muốn
xem xét vấn đề này còn phải xem lại trình tự thực hiện dự án có đúng pháp luật
hay không? Ngoài ra, trong cùng một vụ án nhưng cha, mẹ Nguyễn Mai Trung Tuấn
và một số người khác bị buộc tội “Chống người thi hành công vụ” còn Trung Tuấn
bị buộc tội danh khác là “Cố ý gây thương tích” cũng là việc cần bàn.
BBC: Axit mà bị cáo Tuấn sử dụng có khả năng gây sát thương nặng tới đâu? Theo
luật sư, kết quả 35% thương tật của người bị hại, công an Nguyễn Văn Thủy, có cần
thiết phải được giám định lại hay không?
Ls Đặng
Huỳnh Lộc: Trong
vụ án này, người bị hại là Nguyễn Văn Thủy, Trưởng công an huyện Thạnh Hóa, người
tham gia cưỡng chế giải tỏa nhà của gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn ngày
14-4-2015 hôm xảy ra vụ án.
Hôm
TAND huyện Thạnh Hóa đưa vụ án ra xét xử Nguyễn Mai Trung Tuấn về tội “Cố ý gây
thương tích”, ông Nguyễn Văn Thủy cũng có mặt. Nhiều người có mặt ghi nhận ông
Thủy đi lại bình thường, không có biểu hiện gì là một người bị thương tật và hiện
ông vẫn đến công sở làm việc bình thường.
Ngoài
ra, Bản kết luận giám định pháp y về thương tích của bị hại Nguyễn Văn Thủy cho
thấy toàn bộ thương tích là phần mềm ngoài da, các vết thương hầu hết đều được
Bản kết luận đánh giá “sẹo lồi, không rát...”. Theo đó, việc xác định ông Thủy
tỷ lệ thương tật cơ thể 35% cũng cần phải xem xét.
Ở đây
phải xét đến tính chất của bỏng axit là phản ứng hoá học giữa axit và các chất
hữu cơ trên cơ thể.
Da bị bỏng
axit sẽ để lại những dấu vết đặc trưng với từng loại axit. Dựa vào màu sắc da
có thể nhận biết loại axit nào được sử dụng. Như với axit Sunfuric da chuyển từ
mầu xám rồi thành mầu nâu, với axit Nitric lúc đầu da mầu vàng rồi chuyển thành
mầu sẫm...
Giám định
thương tật cơ thể trong trường hợp này là giám định thương tích do axit gây ra,
chứ không phải “tổng hợp” cả những thương tích do mèo cào, chó cắn để định ra tỷ
lệ thương tật cho ông Thủy.
Tóm lại,
so với quy định pháp luật về giám định pháp y thương tật cơ thể, Bản kết luận
giám định pháp y thương tích của ông Nguyễn Văn Thủy về hình thức và nội dung
theo quy định có nhiều dấu hiệu cần phải xem xét. Theo đó, đề nghị trưng cầu
giám định lại là cần thiết.
BBC: Tính đến thời điểm này, gia đình bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn đã nhận được
tiền đền bù giải tỏa hay chưa, thưa luật sư?
Ls Đặng
Huỳnh Lộc: Nhiều
tài liệu cho thấy, dự án “Đê bao chống lũ” thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa,
tỉnh Long An đã được cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Long An phê duyệt năm 2007.
Đến nay nhà của gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn đã qua bốn lần bị cưỡng chế tháo
dỡ, nhưng gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn vẫn chưa được nhận tiền đền bù.
BBC: Theo ông, những trường hợp tranh chấp và không đạt được thỏa thuận giữa
người dân và lực lượng thu hồi đất như trường hợp của gia đình Nguyễn Mai Trung
Tuấn đã xảy ra nhiều hay chưa? Và nguyên nhân từ đâu?
Ls Đặng
Huỳnh Lộc: Việc
tranh chấp đất đai giữa nông dân và các chủ đầu tư dự án bằng nguồn vốn Nhà nước
hay bằng nguồn vốn tư nhân đã từng xảy ra, có nơi âm ỉ, có nơi bùng phát,
nguyên nhân chủ yếu vẫn là việc áp giá đền bù mà người dân bị giải tỏa, di dời
cho rằng mức đền bù, bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng, gây thiệt hại về quyền
lợi cho họ, nhưng một trong hai bên không chấp nhận thỏa thuận nên tranh chấp
diễn ra.
BBC: Chính
sách thu hồi đất đai hiện hành có những hạn chế gì, thưa ông?
Ls Đặng
Huỳnh Lộc: Từ
năm 2010 đến nay chính sách thu hồi đất đai của Nhà nước đối với người dân đã
được quy định chặt chẽ hơn, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho người dân hơn, như
việc áp giá thị trường để đền bù; hay như chủ trương Nhà nước không làm thay
doanh nghiệp trong bồi thường, giải tỏa đối với những dự án dân cư, đô thị do
tư nhân đầu tư; hay như quy hoạch dự án có liên quan đến thu hồi đất đai phải
có ý kiến tham vấn của người dân trong vùng dự án bị ảnh hưởng; hay như với việc
thu hồi đất nông nghiệp phải bồi thường gấp ba lần giá trị đền bù, hỗ trợ học
nghề cho người bị thu hồi đất...
Đó là đối
với những dự án quy hoạch mới đây và không phải mọi dự án đều được tuân thủ quy
định nghiêm ngặt.
Đối với
nhiều dự án quy hoạch trước đây thì lắm nhiêu khê trong việc áp giá đền bù, như
trường hợp đền bù trong việc giải tỏa nhà của gia đình Nguyễn Mai Trung Tuấn. Dự
án được phê duyệt từ năm 2007 và đương nhiên là việc áp giá đền bù theo thời
giá năm 2007, nhưng đến nay dự án chưa được thực hiện vì nhiều nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân về vốn thường được gọi là “dự án treo”.
Những
“dự án treo” này có dự án mà năm đến 10 năm sau mới thực hiện nhưng giá đền bù
lại không được điều chỉnh đúng thời điểm thu hồi đất đai, triển khai dự án, buộc
người nông dân phải chấp nhận “chuyện đã rồi” và tranh chấp diễn ra.
No comments:
Post a Comment