BBC Tiếng Việt
4 tháng
12, 2015
Cách
Hà Nội thức mà Hà Nội 'bầu ra' tân Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố hôm
04/12/2015 không thể được gọi là 'bầu' mà chỉ là một sự 'chỉ định' khi chỉ có
'duy nhất một cử ứng viên' cho chức vụ này, theo ý kiến của khách mời tại tọa
đàm tuần này của BBC Việt ngữ.
Trong
khi đó ý kiến khác nêu giả thuyết Hà Nội có thể cần một tân lãnh đạo có nguồn gốc
công an vì muốn 'chấn chỉnh, trị an' cho một khởi đầu mới.
Việc
các tướng lĩnh quân đội, công an sang nắm các ghế lãnh đạo dân sự là hiện tượng
đã có từ lâu, một ý kiến khác nữa nói với BBC.
Trước hết,
hôm thứ Năm, nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi,
một nhà hoạt động trong lĩnh vực xã hội dân sự từ Hà Nội, nêu quan điểm với Bàn
tròn của BBC:
"Tôi thấy nói là bầu lại Chủ tịch mà lại
chỉ có một ứng cử viên thôi, tôi nói một lời hơi nặng là đúng là trò hề, bởi vì
đã là bầu thì phải có nhiều người để người ta so sánh. Còn chỉ định có một người
thôi thì sao lại gọi là bầu. Mà đã là bầu, thì toàn dân phải được bỏ phiếu, chứ
không thể là chỉ định cho nên tôi không tin tưởng chuyện này."
Được hỏi
liệu có xảy ra xác xuất khi chỉ có một ứng viên, nhưng Hà Nội lại có thể chọn
trúng được ngay một nhà lãnh đạo 'có đức, có tài, lãnh đạo hiệu quả, hợp lòng
dân' trên cương vị Chủ tịch Thành phố, nghệ sỹ Kim Chi đáp:
"Thế thì phước đức cho dân chúng tôi
quá, bởi vì chúng tôi cũng chỉ mong có một người như thế thôi, thế thì nếu mà
có thì tuyệt vời, nhưng mà tôi được biết là người được chỉ định đó thì không phải
là người như thế. Cho nên tôi rất trăn trở, rất tâm tư," bà Kim Chi nói với Tọa
đàm của BBC.
Vì
sao cần 'công an'?
Còn Tiến
sỹ, bác sỹ Trần Tuấn, một
chuyên gia phản biện chính sách xã hội từ Vusta (Liên hiệp các hội khoa học
& kỹ thuật Việt Nam) nêu giả thuyết vì sao Hà Nội lúc này lại cần tới một
lãnh đạo thành phố có gốc công an.
Ông nói: "Tôi thấy rằng tình hình bầu của
chúng ta (Việt Nam) từ trước đến nay cũng không có gì thay đổi, nên tôi không
có sự ngạc nhiên về những thông tin này.
"Nhưng tôi có nhận thấy rằng tình hình
rõ ràng trong những năm vừa qua là trị an có vấn đề. Theo tôi nhìn nhận vấn đề
xã hội là có xu hướng căng thẳng hơn và có tính chất xấu đi. Cho nên có thể một
người mới đến từ ngành Công an phải chăng sẽ là cần đến vào lúc này để có thể
chấn chỉnh cho... bắt đầu một giai đoạn mới?
"Tôi cũng chưa hình dung hết được sự
phân tích để có thể (nói) tại sao lại đưa một vị trí trong lúc này lại là một
người đến từ ngành an ninh. Thế nhưng về cơ bản tôi nghĩ là chờ đợi và xem xét
tình hình chung.
"Còn về vấn đề việc bầu cử, tôi nghĩ rằng
cũng không có gì thay đổi so với các tình huống trước đây," TS. Trần Tuấn, Giám
đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Phát triển Cộng đồng thuộc Vusta, nêu quan
điểm.
Tạo
ra tình huống mới?
Cũng từ
Hà Nội, ông Vũ Huy, họa sỹ thiết
kế thuộc Hãng phim Truyện Việt Nam bình luận với BBC về người mà từ ngày 04/12
chính thức thay thế cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Họa sỹ
Vũ Huy nói:
"Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã hết nhiệm kỳ
và trong nhiều ngày nay, Hà Nội đã tìm một người ứng cử khác.
"Theo tôi được biết thì ông (Nguyễn Đức)
Chung đúng là một người như anh (Trần Tuấn) nói.
"Khi mà tình hình Hà Nội trong nhiều năm
gần đây, vấn đề về an ninh, những vấn đề nổi cộm, thì bản thân ông Chung cũng
có một vài cái mà làm cho một số lượng dân, và một số lượng đặc biệt những người
làm chính trị ở Hà Nội quan tâm.
"Và cho rằng đây là một lực lượng mới mà
có thể tạo ra được một tình huống mới cho Hà Nội trong thời điểm hiện
nay,"
họa sỹ Vũ Huy, con trai của nhà văn Vũ Tú Nam, nguyên Tổng Thư ký Hội nhà văn
Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nói với BBC.
Dư
luận băn khoăn
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, blogger và nhà hoạt động
xã hội, đưa ra bình luận với Tọa đàm về bầu tân Chủ tịch Hà Nội của BBC.
Ông
nói: "Tôi thấy dư luận hiện nay rất
băn khoăn về chuyện đó vì coi đây không phải là cuộc bầu cử. Và họ nghĩ rằng
không nên gọi là bầu cử, gọi là chỉ định đúng hơn.
"Và qua tình hình an ninh, trật tự của
Thành phố Hà Nội vừa rồi, một mặt người ta đánh giá như là Tiến sỹ Trần Tuấn
nói, là người ta chờ đợi là người lãnh đạo của Hà Nội xuất thân từ ngành an
ninh.
"Nhưng ngược lại người ta cũng nghĩ là
an ninh trong những ngày vừa rồi, những tháng vừa rồi quá xấu.
"Thì điều đó người ta cũng không trông đợi
điều gì lắm đâu," Tiến sỹ Xuân Diện, người đang làm việc tại Viện Nghiên cứu
Hán - Nôm ở Hà Nội nói.
Khi được
đề nghị dự đoán về nhiệm kỳ tới đây của vị tân Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành
phố Hà Nội, một người xuất thân công an nay khoác áo dân sự, Tiến sỹ Diện nói:
"Tôi thấy rằng dự đoán rất là khó lường,
bởi vì thành phố Hà Nội không giống những địa phương kia.
"Và chúng ta chỉ có thể biết là chờ đợi
từng ngày về sự trị an của thành phố mà thôi," blogger, nhà hoạt động
xã hội từ Hà Nội, nói.
Làm
sao chọn đúng người?
Từ Đà Nẵng,
nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bình
luận:
"Câu chuyện của Tướng Chung làm Chủ tịch
Hà Nội, tôi nghĩ vấn đề ở đây là làm sao chọn lựa, tiến cử được người thực tài.
Thế còn việc bầu thì bây giờ Tướng Chung đã được giới thiệu, Trung ương duyệt
hơn một tháng trước rồi, chứ không phải đợi đến hôm nay mới bầu. Chuyện ông
Chung không chỉ đưa ra, nhưng mà Trung ương, quy định lâu nay của bộ máy này
thì nó đã ấn định thế rồi, không chỉ hẳn là bí thư và chủ tịch Hà Nội, Hải
Phòng đâu.
"Mà bí thư và chủ tịch của tất cả các tỉnh
thành cũng phải được duyệt trước, chỉ định trước, chọn lựa trước rồi, cho nên
việc đưa ra gần như chỉ là hình thức và cho xong thủ tục thôi. Cho nên đấy là một
điều đáng nói, tức là làm sao để bầu chọn được thực sự người tài, nó có cơ hội
để chọn đúng người tài.
"Còn bây giờ cụ thể Tướng Chung thì đẩy
sang ngồi ghế lãnh đạo chính quyền..., thực ra xu thế lâu nay của Việt Nam mà đẩy
các tướng lãnh quân đội và công an qua nắm chính quyền thì không chỉ trường hợp
tướng Chung. Lâu nay rất nhiều rồi, mới hôm qua, hôm kia có ông Đại tá (quân đội)
của một tỉnh trong kia, tỉnh Hậu Giang, cũng là Chủ tịch, thì việc đó rất nhiều
rồi,"
ông Trương Duy Nhất nói.
Trả lời
câu hỏi làm thế nào chọn được người tài, đức làm lãnh đạo và đại diện đúng cho
nguyện vọng của dân và ngồi vào một chiếc ghế như ghế Chủ tịch UBND Thành phố
như ở Hà Nội, nghệ sỹ điện ảnh Kim Chi nêu
quan điểm:
"Thì cái đó phải cho bầu cử tự do, phải
lựa trong những người không chỉ trong đảng viên đảng cộng sản, tôi nghĩ thế, tức
là nó phải đa nguyên, phải tôn trọng pháp luật, thì phải lựa từ trong quần
chúng xuất sắc. Tôi nghĩ (họ) nhiều lắm," bà Kim Chi nói với
BBC.
Sáng thứ
Sáu 4/12, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội của Việt Nam đã bầu ông Nguyễn Đức
Chung, Thiếu tướng, Giám đốc Công an Thành phố, Bí thư Thành ủy vào vị trí Chủ
tịch UBND với 87 phiếu tán thành trên tổng số 89 đại biểu có mặt, đạt 94,56%,
theo truyền thông nhà nước. Sau đó, 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị
quyết bầu ông Nguyễn Đức Chung giữ chức danh này, vẫn theo truyền thông Việt
Nam.
Tin
liên quan
4-12-2015
No comments:
Post a Comment