Thứ
Hai, 30 Tháng Mười Một 2015
Tổng thống
Myanmar Thein Sein đã có những bước “thoát ly” khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc
trong con đường chính trị của ông, vì nước vì dân.
Hai tuần
sau cuộc bầu cử “sang trang lịch sử” ở Myanmar, Tổng thống Myanmar sắp mãn nhiệm
Thein Sein đến dự Thượng đỉnh Đông Á ở Kuala Lumpur (Malaysia).
Ở đó
ông được thủ tướng nước chủ nhà Najib Razak, trong buổi họp bế mạc Thượng đỉnh,
tôn vinh: “Tôi muốn cảm ơn ngài vì sự lãnh
đạo của ngài, và vì việc ngài lèo lái Myanmar vào con đường chuyển tiếp để trở
thành một Myanmar mới dân chủ”.
Một tôn
vinh thật chính xác, nếu xét thấy những gì mà người cựu tướng lĩnh tuổi thất tuần
này để lại, chọn lựa yêu nước thương nòi của ông, thay vì đã có thể “chắc ăn”
đi theo con đường của các viên tướng tiền nhiệm ông.
Ngoài
cuộc chuyển tiếp chính trị hiển hiện, có một di sản khác mà hầu như mọi người
dân Myanmar đều thấy rõ và cảm ơn ông: một đất nước Myanmar còn tài nguyên
thiên nhiên chứ không đến nỗi cạn kiệt, và một quốc gia Myanmar rộng đường đối
ngoại.
Quyết
liệt
chống phá rừng
Trong
danh sách các “thiên đường buôn bán gỗ” trên thế giới, Myanmar là một địa chỉ đỏ
với đặc điểm “ưu thế” là giá bán rẻ bèo khó có đối thủ cạnh tranh cho bằng.
Khai
thác, bán gỗ rừng đã trở thành vừa là một “tập quán”, vừa là một nguồn thu nhập
kếch sù của giới quân đội cầm quyền ở Myanmar và cũng là miếng cơm qua ngày của
người dân chỉ biết làm phu phen “bán lưng cho trời”.
Chuyện
này là phổ quát ở Nam Mỹ và Đông Nam Á, và chẳng chính khách nào muốn/dám “đụng”
đến. Vậy mà Tổng thống Thein Sein đã, chỉ trong mấy năm cầm quyền của mình, dám
và dứt khoát chấm dứt nạn “chảy máu rừng” này.
Tháng
4/2014, Myanmar thực thi lệnh cấm xuất khẩu gỗ và các quy định cấm xuất khẩu gỗ
đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chi tiết “xuất khẩu gỗ sang Vân Nam” này không
chỉ mang nội dung buôn bán mà còn cả nội dung quan hệ chính trị, quan hệ đối
ngoại giữa hai nước, “quan hệ liên cá nhân” giữa các “tai to mặt lớn”…
Ông
Thein Sein không chỉ cấm mà còn xây: lệnh cấm được thực hiện để cho phép chính
quyền trung ương có thời giờ phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ trong nước,
từ đó sẽ tăng đáng kể doanh thu quốc gia từ việc bán các sản phẩm gỗ hoàn thành
và từ tiền thuế thu được, theo The Diplomat.
Tất
nhiên, ai sẽ lập nhà máy chế biến gỗ, ai làm giàu sau này lại là chuyện hạ hồi
phân giải, nhưng dứt khoát không khơi khơi xẻ rừng Myanmar bán cho Vân Nam để
Vân Nam giữ rừng của mình nữa!
Quyết định
gìn giữ tài nguyên rừng cho đất nước này tiếp theo các quyết định trước đó bảo
vệ tài nguyên khoáng sản, như qua việc đình chỉ dự án mỏ đồng Letpadaung, liên
doanh giữa một tập đoàn thuộc quân đội Myanmar và Tập đoàn Wanabo Mining của
Trung Quốc.
Dự án
này được ký kết trước thời ông Thein Sein nhậm chức, nên vào năm 2012 khi dân
chúng địa phương biểu tình phản đối việc thu hồi đất đai và môi trường vẫn còn
bị đàn áp bạo lực.
Đình
chỉ hợp tác
với Trung Quốc
Sau đó
khi ông Thein Sein đã yên vị ở vị trí tổng thống, dự án này đã bị đình chỉ. Một
quyết định vô cùng khó khăn do phải đối diện hai sức ép: lợi ích của giới quân
nhân vốn từng là “sếp” của ông Thein Sein, “quan hệ ngoại giao” với Trung Quốc.
Nhưng cuối cùng ông Thein Sein đã dựa vào sức dân để tạm ngưng dự án này.
Đây
cũng là sức mạnh mà ông dựa vào để đình chỉ dự án siêu đập Myitsone mà theo kế
hoạch, khi hoàn thành vào năm 2017 sẽ cung cấp cho tỉnh Vân Nam của Trung Quốc
6.000 MW điện. Dân chúng Myanmar phản đối sự tàn phá môi trường từ con đập này
cùng việc di dời dân chúng, và ông Thein Sein đã nghe tiếng dân.
Tháng 8
năm ngoái, chính quyền Thei Sein cũng đã để “trôi” hết hạn bản ghi nhớ ký kết
năm 2011 (tức trước ông Thein Sein) về một dự án đường sắt cao tốc nối Côn Minh
(Trung Quốc) với vịnh Bengal mà không gia hạn.
Dự án
này, trị giá 20 tỉ USD do phía Trung Quốc bỏ vốn và bao tiêu khai thác, đã bị dừng
lại “theo ý nguyện của dân chúng Myanmar”.
Dân
Myanmar còn lâu mới cần và đủ tiền bạc để sử dụng chứ đừng nói là khai thác tuyến
tàu cao tốc vốn sẽ phục vụ mục tiêu “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc
là chính, mở lối ra Ấn Độ Dương cho tỉnh Côn Minh và giải phóng Trung Quốc khỏi
ám ảnh bị “chặn đường” trong eo biển Malacca.
Mới cuối
tháng 10, Cơ quan Điều tra môi trường Myanmar (EIA) công bố hai báo cáo điều tra,
trong đó có kết luận: “Việc khai thác gỗ một cách không bền vững dẫn đến những
thách thức mà sự phát triển bền vững về môi trường sẽ phải đối mặt trong khu vực
ASEAN một khi tham gia chiến lược Một vành đai, một con đường”.
Tất cả
các quyết định tạm ngưng trên cũng đều tạo nên một di sản khác là sự rộng đường
đối ngoại. Tất nhiên không chỉ ông Thein Sein đã làm nên những quyết định “để
dành cho mai sau” đó, mà cả dân chúng cùng các cơ quan hữu trách của Myanmar.
Trí Lê (Theo TUỔI TRẺ ONLINE)
No comments:
Post a Comment