Bùi Hoàng Tám - Dân Trí
Thứ Tư, 02/12/2015 - 06:31
(Dân
trí) - Thế nhưng những kẻ đã gây oan sai thảm khốc cho người lương thiện, làm
thất thoát hàng chục tỉ đồng tiền thuế của dân thì vẫn như vô can, hoặc có
chăng xử lý chỉ như là hình thức “chiếu lệ” và có cả những người lên chức, lên
quyền. Chẳng lẽ tính mạng người dân, nỗi oan khuất của người dân và đồng tiền mồ
hôi nước mắt của dân lại “rẻ rúng” đến thế?
>> “Án oan Huỳnh Văn Nén, nếu không xử đủ người, đúng tội sẽ là tiền lệ xấu!”
>> Ông Huỳnh Văn Nén được bồi thường ít hơn ông Nguyễn Thanh Chấn?
>> "Nước mắt công dân" của ông Huỳnh Văn Nén
Ngày
22/10 vừa qua, cựu tù oan Huỳnh Văn Nén đã ra khỏi nhà tù và ngày 28/11 mới
đây, ông chính thức được giải oan sau hơn 17 năm thụ án chung thân. Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân và Công an tỉnh Bình Thuận đã chính thức công bố
quyết định đình chỉ điều tra ông Huỳnh Văn Nén, liên quan đến vụ án dẫn đến cái
chết của bà Lê Thị Bông hồi năm 1998.
Sự việc
bắt đầu từ những năm cuối cùng của thế kỉ trước. Vào đêm 23-4-1998, bà Lê Thị
Bông (ngụ thôn 2, xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) bất
ngờ bị giết chết tại nhà riêng. Khi đó, ông Huỳnh Văn Nén bị cơ quan điều tra
tình nghi hàng đầu do ông đã từng gây ra nhiều vụ trộm cắp và phá hoại tài sản.
Gần một
tháng sau, vào ngày 17-5-1998, ông Huỳnh Văn Nén bị Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh
Bình Thuận bắt giam. Suốt gần hai thập kỉ, nhiều câu hỏi đặt ra là nếu không giết
bà Bông (ông Nén một mực kêu oan) chẳng hiểu “ma xui quỉ khiến” thế nào, trong
quá trình hỏi cung, ông Nén đã nhận tội giết bà Bông để cướp chiếc nhẫn 1 chỉ
vàng.
Nhưng
giờ thì mọi chuyện đang sáng tỏ dần và chẳng có “ma quỉ” nào “đẫn lỗi, đưa đường”
cả. Theo ông Nén, sở dĩ ông nhận tội với cơ quan điều tra nhưng luôn một mực
kêu oan trước tòa là vì đã bị bức cung trong quá trình điều tra.
“Có lần
tôi đã cởi áo ngay tại tòa cho mọi người thấy những dấu vết tôi bị đánh đập, bị
bức cung” – ông Nén nói.
Vậy ai
đã trực tiếp và cả gián tiếp gây nên nỗi oan sai khủng khiếp cho công dân lương
thiện Huỳnh Văn Nén.
Theo
báo Tiền Phong, bài “Những ai tham gia điều tra, truy tố, xét xử ông Huỳnh Văn
Nén?”, điều tra viên chính vụ án Huỳnh Văn Nén là nguyên đại úy Cao Văn Hùng
(cũng là điều tra viên chính “vụ án vườn điều”), được khen thưởng do thành tích
trong hai vụ án này.
Thượng
tá Đinh Kỳ Đáp, nguyên Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận, từng
là thành viên ban chuyên án.
Phúc
cung vụ Huỳnh Văn Nén là kiểm sát viên sơ cấp Đinh Văn Lai. Hiện nay ông Đinh
Văn Lai đã chuyển từ VKSND tỉnh Bình Thuận về VKSND thành phố Phan Thiết.
Người
ký cáo trạng truy tố ông Huỳnh Văn Nén là bà Nguyễn Thị Dung, Phó Viện trưởng
VKSND tỉnh Bình Thuận. Sau này, bà Dung làm Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Thuận,
rồi nghỉ hưu theo chế độ.
Kiểm
sát viên giữ quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén ngày
31/8/2000 là kiểm sát viên trung cấp Vũ Hồ Thành. Ông Thành vẫn đang làm việc tại
VKSND tỉnh Bình Thuận.
Chủ tọa
phiên tòa sơ thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén là thẩm phán Nguyễn Thành Tâm, hiện là
Phó Chánh án Tòa Hình sự, TAND tỉnh Bình Thuận.
Thẩm
phán thứ hai trong phiên tòa sơ thẩm là bà Nguyễn Thị Lộc, hiện đang là
thẩm phán Tòa Dân sự, TAND tỉnh Bình Thuận…
Từ những
thông tin cho thấy, trong số họ có người đã từng được khen thưởng, có người
chuyển ngành, có người nghỉ hưu và có người vẫn đang “yên vị” tại cơ quan tư
pháp nhà nước.
Tóm lại
cho đến thời điểm này, chưa ai… làm sao cả và chẳng biết rồi đây có ai “làm
sao” không? Chỉ biết ông Nén đã chịu oan khuất gần 2 thập kỉ sống trong tù đày,
“bức cung tra tấn” như lời ông nói.
Song,
có một điều chắc chắn hơn, đó là ngân sách nhà nước lại phải bỏ ra một khoản tiền
không nhỏ bởi vụ 10 năm tù của ông Nguyễn Thanh Chấn, số tiền đền bù đã là 7,2
tỉ đồng thì với 17 năm tù, chắc chắn số tiền cũng vào mức “khủng”. Theo ông Trần
Việt Hưng - Phó cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) thì số tiền bồi
thường cho ông Nén có thể cao hơn, nhưng cũng có thể thấp hơn số tiền 7,2 tỷ đồng
mà Tòa tối cao TAND Tối cao đã bồi thường cho ông Chấn.
Cách
đây không lâu, TAND thành phố Thái Bình đã xét xử và tuyên TAND tỉnh Thái Bình
phải bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi hơn 23 tỉ đồng.
Như vậy
là chỉ trong 3 vụ án, Nhà nước đã phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng để dền bù cho án
oan sai. Riêng hai vụ đã có quyết định đền bù là ông Lương Ngọc Phi và Nguyễn
Thanh Chấn, số tiền đã lên tới hơn 30 tỉ đồng.
30 tỉ đồng
(gần 1,5 triệu USD) ngân sách cũng là 30 tỉ đồng từ tiền thuế của dân được đánh
đổi bằng biết bao mồ hôi, công sức? Trong khi ngân sách nhà nước đang hết sức
khó khăn, việc tăng lương theo lộ trình có nguy cơ thêm một lần thất hẹn. Trong
khi ở bệnh viện, bệnh nhân không có giường nằm, phải ta nơi hành lang hay chân
cầu thang. Trong khi hàng triệu người lao động đang vật vã lo ăn, lo mặc hàng
ngày và biết biết bao em thơ không đủ cơm ăn, áo ấm khi mùa đông đang về…
Thế
nhưng những kẻ đã gây oan sai thảm khốc cho người lương thiện, làm thất thoát
hàng chục tỉ đồng tiền thuế của dân thì vẫn như vô can, hoặc có chăng xử lý chỉ
như là hình thức “chiếu lệ” và có cả những người lên chức, lên quyền.
Chẳng lẽ
tính mạng người dân, nỗi oan khuất của người dân và đồng tiền mồ hôi nước mắt của
dân lại “rẻ rúng” đến thế?
Hi vọng
rằng tới đây, với những qui định khắt khe, chặt chẽ và nghiêm minh của luật
pháp, tình trạng oan sai sẽ giảm và những ai gây ra oan sai phải chịu những
hình thức tương thích.
Bùi
Hoàng Tám
No comments:
Post a Comment