Được
đăng ngày Thứ bảy, 19 Tháng 12 2015 06:17
Phải có thái độ nào với
một đảng tội ác ?
Trước
thềm đại hội XII của Đảng Cộng Sản, một nhóm nhân sĩ, trí thức đã gửi một bức
thư đến Đảng Cộng Sản với nội dung chính là đề nghị Đảng Cộng Sản cải cách thể
chế chính trị theo hướng dân chủ. Mặc dù những người ký tên vào bức thư ngỏ có
thiện chí mong muốn đất nước được dân chủ hóa nhưng nội dung bức thư đặt ra cho
người đọc những băn khoăn về mức độ hiểu biết cũng như thái độ của những người
tự coi là trí thức.
Về
nội dung của bức thư, phần một nhận định về tình hình đất nước đã chỉ ra tình
trạng bi đát của đất nước như tụt hậu, tham nhũng, ô nhiễm môi trường, sự lệ
thuộc vào Trung Quốc, v.v. nhưng có một câu rất sai sự thực là: “Sự hội
nhập quốc tế ở tầm cao hơn đặt ra thách thức mới, song chưa bao giờ Việt Nam có
được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ cả tinh thần lẫn vật chất của nhân dân và
các quốc gia trên thế giới như ngày nay”. Chính quyền Việt Nam hiện
nay là một chính quyền độc tài, tham nhũng và vi phạm nghiêm trọng các điều đã
qui định trong luật nhân quyền quốc tế. Không có người dân Việt Nam nào hay quốc
gia dân chủ nào lại có thể ủng hộ chính quyền này, chưa nói "ủng hộ mạnh
mẽ cả tinh thần lẫn vật chất' . Câu này khiến người ta phải tự hỏi các
vị soạn thảo thư này có bình thường không. Nó cũng tương tự như một câu sai sự
thực khác mà các lãnh đạo cộng sản thường hay nói là “Vị thế Việt Nam
ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế”. Tại sao phải tâng
bốc chính quyền đến thế? Nếu các vị nhân sĩ này nghĩ rằng phải nói cho êm tai
những người có quyền mới hy vọng được nghe thì họ lầm to. Các lãnh tụ cộng sản
thực dụng lắm. Họ chỉ nhượng bộ khi họ bị bắt buộc phài nhượng bộ chứ không phải
vì các vị nói một cách ngon ngọt.
Phần
hai bắt đầu với lời kêu gọi Đảng Cộng Sản hãy đặt lợi ích dân tộc lên trên hết
và tiến hành cải cách theo hướng dân chủ. Vào lúc này, 70 năm sau kể từ ngày đảng
cộng sản lên nắm quyền ở miền bắc và 40 năm trên cả nước, sau khi Nguyễn Tấn
Dũng nhiều lần tuyên bố “Không để nhen nhóm hình thành các tổ chức đối
lập” và sau khi Nguyễn Phú Trọng phát biểu “Phải giữ cho được
chế độ này, đảng này” mà vẫn hy vọng đảng cộng sản sẽ thay đổi thì chỉ
có thể là sự hy vọng mù quáng. Từ trước đến nay trong lịch sử chưa có một chính
quyền tham nhũng nào có thể tự nó thay đổi để thành một chính quyền không tham
nhũng. Đối với những kẻ tham nhũng thì không làm gì có cái gọi là lợi ích dân tộc
bởi vì tham nhũng trước hết là sự lạm dụng công quyền cho lợi ích cá nhân.
Chúng lợi dụng chức vụ của mình để ăn cắp những tài nguyên đáng lẽ ra phải được
dùng để phát triển đất nước và nâng cao mức sống của người dân. Không thể có
chuyện những kẻ tham lam, gian trá đọc vài bức thư xong bỗng nhiên biến thành
người tốt. Giải pháp duy nhất là phải thay thế một chính quyền tham nhũng bằng
một chính quyền khác, tức là phải có dân chủ.
Ngoài
ra, trong nội dung bức thư còn có những đề nghị rất quái đản như đổi tên nước,
đổi tên đảng, sửa đổi hiến pháp: “Ý chí quyết tâm chuyển đổi thể chế
chính trị của Đại hội XII cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi
tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa...”. Đảng Cộng Sản ra đời từ sự sáp nhập của 3 đảng là An
Nam Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng, Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn
thành Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau đó đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam và
bây giờ là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quốc hiệu thì trước đây là Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa, sau đổi thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hiến pháp thì từ
năm 1946 đến nay đã sửa đổi đến 5 lần. Nhưng dù mang tên gì, dưới quốc hiệu và
bản hiến pháp nào thì nó vẫn phạm nhiều tội ác. Nó đã thực hiện cuộc bạo loạn
Xô Viết Nghệ Tĩnh và giết nhiều người vô tội với khẩu hiệu man rợ là“trí,
phú, địa, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ”. Sau Cách Mạng Tháng Tám, nó đã
tàn sát hàng ngàn người yêu nước thuộc Việt Nam Quốc Dân Đảng và đảng Đại Việt.
Nó còn phạm tội ác chống lại loài người khi giết hại hàng trăm ngàn người vô tội
trong chiến dịch cải cách ruộng đất, đã bách hại các trí thức trong phong trào
Nhân Văn – Giai Phẩm. Sau năm 1975, nó thực hiện chiến dịch đánh tư sản, bỏ tù
hàng trăm ngàn người làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa và đến nay vẫn còn
tiếp tục vi phạm nhân quyền. Nhưng trên hết, tội nặng nhất của nó là phát động
cuộc nội chiến làm chết hàng triệu người và khiến đất nước bị đổ vỡ trầm trọng.
Vậy thì họ đề nghị Đảng Cộng Sản đổi tên nước, tên đảng hay sửa đổi hiến pháp để
làm gì?
Sau
đó là đến yêu cầu này: “...trả lại tự do cho những người khác chính kiến
đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự
do dân chủ theo Hiến pháp”. Nhưng hiến pháp hiện nay không thể chấp nhận được
vì nó vừa không đúng vừa không chính đáng. Nó không đúng vì nó quy định Đảng Cộng
Sản độc quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, quân đội và công an phải trung thành
với Đảng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa v.v. Nó cũng không
chính đáng vì nó được ban hành bởi một quốc hội không chính đáng, không phải do
nhân dân bầu ra. Và làm sao có thể đòi hỏi Đảng Cộng Sản vừa phải tuân theo hiến
pháp lại vừa phải sửa đổi hiến pháp?
Cuối
cùng là về căn cước (*) của những người kí tên vào bức thư ngỏ. Đối với những
người không phải là đảng viên của Đảng Cộng Sản thì những đề nghị sau đây có thể
bị xem là hành động can thiệp vào nội bộ của một tổ chức: “công tác
nhân sự tại Đại hội XII phải thật sự dân chủ”, “yêu cầu Đại hội được bầu
trực tiếp Tổng bí thư, và danh sách đề cử không chỉ có một người”.
Nhưng với các tác giả của bức thư này (Nguyễn Trung, Tương Lai, Chu Hảo) và phần
lớn những người kí tên là đảng viên thì đề nghị này nói lên hai điều về họ. Thứ
nhất là họ trung thành với Đảng Cộng Sản. Thứ hai là họ chưa phải là những trí
thức thực sự. Một trí thức đúng nghĩa là phải biết phản biện và dấn thân chính
trị. Nội dung của bức thư mặc dù có thể hiện sự phản biện nhưng chỉ ở mức độ tổi
thiểu. Vẫn còn đó những hy vọng hão huyền về sự thay đổi của Đảng Cộng Sản. Sự
kiện họ vẫn tiếp tục đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng Sản mặc dù nó đã mất hết
lý tưởng và hiện nguyên hình là một tổ chức tội ác cho thấy họ không đứng hẳn về
phía dân chủ và cũng không quan tâm lắm tới các giá trị đạo đức. Nếu họ có lý tưởng tự do, dân chủ thì ít
nhất phải ra khỏi Đảng Cộng Sản, lên án nó đồng thời lên tiếng ủng hộ dân chủ một
cách quả quyết. Nếu quyết tâm hơn nữa thì gia nhập một tổ chức dân chủ. Giữa
hai tư cách trí thức và đảng viên cộng sản phải chọn một.
Đã có nhiều tấm gương ly khai với Đảng
và đứng vào hàng ngũ dân chủ như Trần Độ, Nguyễn Hộ, Phạm Quế Dương, Bùi Tín,
Tô Hải, Trần Quang Thành, Phạm Đình Trọng, Vi Đức Hồi, Đặng Xương Hùng và còn
nhiều người khác. Những người này mới là
những trí thức thực sự.
Hồng
Việt
(*)
Căn cước của một người chủ yếu là những tập thể mà người đó đã là thành viên,
nghĩa là những căn cước tập thể. Mỗi căn cước tập thể, tùy mức độ chính xác,
nói lên một khía cạnh của đương sự.
----------------------------
Thư gửi Bộ Chính trị… Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9/12/2015
.
.
.
Có thể theo gương Myanmar (Ngô Nhân Dụng) 15-12-2015
.
.
.
.
Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự
Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (Bauxite Việt Nam)
No comments:
Post a Comment