Hôm nay
dự định viết về « đạo đức cách mạng » thì thiệt may, « đại hội thi đua yêu nước
toàn quốc lần thứ 9 » cũng được tổ chức. Đại hội này đã đem lại « nguồn hứng »
dào dạt đến vô tận. Bởi vì, cũng như « đạo đức cách mạng », tác giả của cái gọi
là « thi đua yêu nước » là ông Hồ Chí Minh.
Từ ngày
khởi xướng phong trào « Thi đua yêu nước », năm 1948, đến nay thì đất nước đã
xuống tận đáy khu vực Đông Nam Á.
Còn
nhân dân ? Khỏi nói, đất nước xuống tới đâu thì nhân dân xuống tới đó. Đất nước
ra sao thì người dân phải tương ứng như vậy.
Nhân
dân VN bây giờ, trai thì đi làm đầy tớ khắp nơi, đến tận Thái Lan, Kampuchia,
Lào… làm những việc cực khổ, dơ dáy mà dân bản xứ chê, không chịu làm. Còn gái
thì mỗi năm khoảng hai vạn người tìm đường ra nước ngoài, (cũng để cứu nước như
bác), bán trôn nuôi miệng. Đi ra các xứ Mã Lai, Thái Lan… thậm chí Lào,
Kampuchia… những xứ mà trước kia dân miền Nam gọi là « mọi », vĩa hè bên đó đĩ
Việt đầy đường. Còn vô các quán đèn đỏ, 10 « chiêu đãi viên » thì có đến 8 là
dân Việt.
« Thi
đua yêu nước » mà tại sao đất nước ngày càng te tua, càng ngày càng đi xuống ?
Hôm nay đã xuống tận đáy, đội sổ khu vực Á Châu.
Mấy
ông, mấy bà Việt cộng (tức người Việt có thẻ đảng cộng sản) yêu nước cái kiểu
gì ?
Yêu nước
là làm cho đất nước ngày càng xinh đẹp hơn, người dân ngày càng giàu có, sung
túc, hạnh phúc hơn.
Thử để
ý, không ngoại lệ, bất kỳ chuyện gì, hễ có dính ông Hồ vô trong đó, trăm điều
như một, từ chết tới bị thuơng.
Càng
thi đua yêu nước thì đất nước càng sớm tiêu tán đường.
Thử
nghe ông Hồ nói về giáo dục :
« Trong
giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng.
Có tài phải có đức. »
Tình trạng
giáo dục hôm nay ra sao mọi người đã biết. Lâu rồi tôi có viết là không chừng
giải tán bộ giáo dục thì học sinh VN sẽ khá hơn.
Dân VN
mình, không phải « nổ », đâu có ngu. Để ý, con cái người Việt nào sống ở nước
ngoài cũng đều giỏi dang, phần nhiều đứng đầu lớp. Cũng vậy, sinh viên VN đứa
nào được đào tạo ở nước ngoài phần lớn thành công, (theo lối Ngô Bảo Châu).
Tức là
vấn đề là do giáo dục chớ không phải do con người.
Cũng
như « thi đua yêu nước », giáo dục kiểu ông Hồ, ngoài kiến thức còn phải nhồi
nhét « đạo đức cách mạng ». Con người tốt đến mấy, nhồi vô đó cái gọi là « đạo
đức bác Hồ », rồi cũng trở thành hư hỏng.
Nhìn
đâu cho xa. Ông Hồ nói là : « Đảng ta là đảng đạo đức ».
Thử
nhìn tư cách của những đảng viên của cái đảng này thì ta biết cái bản chất « đạo
đức » của ông Hồ nó ra sao.
« Đạo đức
» của ông Hồ man mác trong đời sống, hiện diện ở mọi nơi trong xã hội.
Cấp thấp
nhứt, như xã trưởng, hôm trước đọc báo thấy loan tin một vị ra lệnh tịch thu cả
bốn tấm ván hòm của dân nghèo (chờ chết) để xiết nợ. Hôm rồi, đọc báo thấy huyện
nào đó gần Hà Nội, ra lệnh không cho dân mượn dụng cụ làm đám ma, nguyên nhân
vì người chết còn thiếu nợ 1 triệu 7.
Chết là
hết, thói thường là vậy. Nhưng đối với đạo đức cộng sản, chết vẫn chưa hết.
Mồ mả,
miếu mạo, di tích… của tiên tổ, tông đường… người cộng sản đi đến đâu là đào xới
lên đến đó. Việc đầu tiên họ tiếp thu Sài Gòn là cho phá nghĩa trang Mạc Đỉnh
Chi. Biết bao nhiêu di tích lịch sử, văn hóa… tồn đọng ở trong đó, từ lúc Sài
Gòn mới thành lập, bị phá nát tan.
Đạo đức
của ông Hồ là đạo đức của con người duy vật. Tức cái gì có lợi cho cộng sản,
cho cách mạng là đạo đức.
Thấm
vào cái đạo đức duy vật, con người cộng sản đối xử với người (không cộng sản)
như đối với thú vật. Khổ một cái, bọn cộng sản duy vật đó lại là tầng lớp lãnh
đạo.
Người
dân răng trắng cu đen, chỉ có chết với chết. Bởi vậy, từ thuở lập quốc đến nay,
dân VN có bao giờ bỏ nước để sang (mấy xứ mọi kế bên) để làm đĩ, làm trâu bò
hay không ?
Các thí
dụ trên là « đạo đức thật ». Còn lên cấp trên một chút, thì toàn « đạo đức giả
». Tất cả noi theo đạo đức của bác.
Ông Hồ
là người có trách nhiệm về cái công hàm bán nước 1958.
Bán nước,
nếu nó có lợi cho cách mạng, thì vẫn cứ bán. Vì đó là đạo đức.
Cuộc đời
ông Hồ là một « ẩn số X ». Phim X có nghĩa là phim xex. Có vợ không dám nhìn vợ,
có con không dám nhìn con, có tổ tiên không dám nhìn tổ tiên. Lúc gần chết thì
muốn nghe một bài nhạc Tàu. Đó là cuộc đời đạo đức (giả) của bác Hồ.
Nếp sống
« đạo đức giả » bao trùm tầng lớp lãnh đạo cộng sản.
Anh là
cộng sản, vậy anh là người vô sản.
Tại sao
tên cộng sản nào cũng giàu nứt đố đổ vách ?
Cái áo
không làm nên ông thầy tu. Cái áo cộng sản đã rách chỉ còn lại cái bâu, cái quần
chỉ còn lại cái lưng. Tất cả đều ở truồng.
Hà Nội
vừa « bầu » chủ tịch ủy ban nhân dân. Đảng chỉ định, đảng viên bỏ phiếu, không
có người dân nào đi bầu. Vậy tại sao gọi là « ủy ban nhân dân » ?
Đó là sự
tiếm danh « nhân dân » trắng trợn nhứt. Đó cũng là đỉnh cao của đạo đức cộng sản.
No comments:
Post a Comment