Việt
Nam được xếp hạng 119 trên 175 nước về mức độ tham nhũng và thiếu minh bạch
(1). Bình luận về thứ hạng xấu đó, ngài chủ tịch Chủ tịch Trương Tấn Sang hỏi:
"Tại sao nước mình là anh hùng trong các cuộc kháng chiến chống đế quốc mà
vấn nạn tham nhũng lại bị xếp hạng cao?" (2). Thoạt đầu mới nghe qua câu hỏi
thì thấy có gì đó hay hay, nhưng nghĩ chút thì thấy câu hỏi này không đáng đặt
ra vì nó không có ý nghĩa.
Những
ai có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học đều có thể phân biệt câu hỏi tốt và câu hỏi
không tốt. Trước khi nói về câu hỏi tốt, chúng ta bàn qua câu hỏi không tốt. Những
câu hỏi không tốt thường là: (a) mù mờ, không có mục tiêu rõ ràng và cũng chẳng
dẫn đến một chiến lược nghiên cứu; (b) liên quan đến một công thức để làm gì
đó, hơn là đi tìm câu trả lời; và (c) câu hỏi dùng những so sánh bất xứng. Còn
những câu hỏi tốt thường (i) dẫn đến giả thuyết cụ thể để chúng ta có thể thu
thập dữ liệu và trả lời; (ii) đơn giản, xoáy vào một khía cạnh hay một yếu tố cụ
thể; và cung cấp một tầm nhìn chung và nối kết nhiều lĩnh vực liên quan.
Đối chiếu
những tiêu chí chung trên đây với cách đặt câu hỏi của ông chủ tịch, chúng ta
thấy rõ ràng là câu hỏi của ông không phải là câu hỏi tốt. Cách so sánh tương
phản giữa anh hùng trong thời chiến và tham nhũng trong thời bình là không ổn,
bởi đơn giản hai cái này chẳng có liên hệ gì với nhau. Cái chất anh hùng trong
thời chiến là ta tự phong, chứ chẳng có ai phong cho một cách khách quan. Vả lại,
ta tự gọi là "anh hùng", nhưng người khác thì có thể đánh giá và gọi
bằng cái danh xưng không tốt. (Cũng giống như Mandela từ bị xem là khủng bố,
nhưng người dân xem ông là anh hùng). Còn tham nhũng thì được các tổ chức quốc
tế phân tích và xếp hạng đàng hoàng, có số liệu và "cân đo đong đếm".
Một cái là chủ quan (anh hùng), còn một cái là khách quan (tham nhũng), thì
không thể so sánh được. Do đó, cái tiền đề của ngài chủ tịch xem ra có vấn đề
vì tính bất xứng.
Cho dù
anh hùng là có thể cân đo đong đếm đi nữa, tôi chưa thấy có bằng chứng gì để
nói anh hùng trong thời chiến là nguyên nhân của tính thanh bạch trong thời
bình. Thật ra, có nhiều nghiên cứu cho thấy những nước nào từng trải qua chiến
tranh thì sau đó, trong thời bình, tình trạng tham nhũng lại tăng nhanh và cao.
Có thể kể ra hàng loạt quốc gia trong nhóm này như Việt Nam, Kampuchea, East
Timor, Iraq, Sudan, Kosovo, Bosnia, Rawnda, Angola, Mozambique. Có người thậm
chí còn phân tích chỉ số tham nhũng trước và sau chiến tranh, như hình sau đây
mô tả. Do đó, câu hỏi của ông chủ tịch rõ ràng là không tốt, bởi vì nó gần như
đã là một qui luật chung.
Như nói
trên, Việt Nam đã nổi tiếng là một trong những nước tham nhũng nhất trên thế giới.
Tham nhũng hiện diện hầu như trong bất cứ ngành nào, nhưng nhiều nhất là cảnh
sát giao thông, quản lí đất đai, hải quan và xây dựng (3). Hơn 3/4 người dân được
hỏi trả lời rằng đây là những ngành tham nhũng lớn nhất. Những kẻ tham nhũng hiện
nay có thể là con cháu hay "hậu duệ" của những "anh hùng"
trong thời chiến, bởi vì chỉ có hậu duệ mới được ưu ái cho nắm những chức vụ chủ
chốt trong guồng máy Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.
Do đó,
tôi nghĩ câu hỏi đáng lí phải đặt ra là: Tại sao hậu duệ lại thích tham nhũng?
Câu hỏi đó dẫn đến giả thuyết rằng tham nhũng là do tính di truyền và "nhiễm
trùng". Theo đó, chúng ta có thể phát biểu rằng tham nhũng là do di truyền
từ đời cha mẹ đến con. Họ thấy cha mẹ tham nhũng, và họ học từ thói tham nhũng
của cha mẹ. Giả thuyết hai về tính nhiễm trùng có nghĩa là khi kẻ tham nhũng
nhìn chung quanh đều thấy ai cũng tham nhũng, và do đó, họ cũng làm theo để
không tỏ ra là khác thường. Những giả thuyết này có thể kiểm định được bằng
nghiên cứu.
Nhưng có lẽ vấn đề quan trọng hơn là phải
làm gì để giảm tham nhũng? Nếu giả thuyết "di truyền" và "vi
trùng" là đúng, thì câu trả lời
chung có lẽ là thay đổi thể chế cho minh bạch hơn và tạo ra hệ thống tam quyền
phân lập.
Một câu hỏi tốt cũng có nghĩa là câu trả lời 50% cho vấn đề, còn một câu hỏi mù
mờ thì chẳng giúp ích gì cho khoa học cả. Do đó, câu hỏi tại sao anh hùng trong
thời chiến lại trở thành tham nhũng trong thời bình không dẫn đến một chiến lược
nào có ích cả; câu nói đó có lẽ chỉ có tác dụng mua được sự gật gù của vài người
dân rằng ngài chủ tịch có quan tâm đến tình trạng tham nhũng. Nhưng câu hỏi
quan trọng khác thì chưa được đặt ra, và đó là điều đáng tiếc.
===
No comments:
Post a Comment