07.12.2015
Với những
lợi ích hứa hẹn từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu
đang gần kề, danh sách các nhà bất đồng chính kiến bị ‘nhập kho’ tại Việt Nam
có phần chựng lại, nhưng số trường hợp các nhà hoạt động bị hành hung bởi côn đồ
hay an ninh, mật vụ dường như gia tăng.
Sau vụ
hai nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức bị hành hung đẫm
máu cuối tháng rồi gây chú ý công luận, một luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Việt
Nam hôm nay tố cáo ông cùng các bạn vừa bị đánh đập dã man sau khi tổ chức buổi
thảo luận về nhân quyền tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài cho VOA Việt ngữ biết
vụ việc xảy ra hôm 6/12 khi ông cùng 3 bạn trẻ tên Sơn, Minh, và Thắng bị
vài chục người ngang nhiên tấn công võ lực khi nhóm của ông đang trên đường từ
Nghệ An về Hà Nội sau khi kết thúc buổi diễn thuyết các kiến thức cơ bản về quyền
con người cho 70 cư dân địa phương.
Buổi học
được tổ chức ở nhà cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức. Chủ nhà cho hay từ lúc
phiên học bắt đầu đã có hàng chục công an từ cấp xã tới cấp tỉnh cùng lực lượng
dân quân tự vệ tới gây rối, nhưng đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cư dân địa
phương.
Cô Pha Lê Tuyết, em của nhà hoạt động
Hữu Đức, cho biết:
"8 giờ 30 anh Đài có mặt tại nhà em. Lúc
đấy công an huy động lực lượng rất đông đòi kiểm tra giấy tờ của anh Đài. Người
dân địa phương bất bình lên tiếng nên họ không dám đòi kiểm tra giấy tờ nữa,
nhưng vẫn lãng vãng ở đây. Tới 4 giờ 30 anh Đài lên taxi đi về, dân làng áp tải
anh vì sợ họ giở trò. Được một đoạn, mọi người quay về thì tài xế lái xe chở
anh Đài gọi điện cho em báo anh Đài bị đánh, cả tài xế cũng bị đánh phải chạy
trốn."
Luật sư
Đài cho hay trong nhóm bị tấn công hiện có anh Thắng vẫn chưa rõ tung tích. Ông
Đài nói dù lực lượng hành hung không mặc sắc phục nhưng cách hành xử và những
yêu sách họ đưa ra là chỉ dấu rõ ràng cho thấy họ là người của lực lượng công
quyền.
Luật sư
Đài thuật lại vụ việc: "Có 4 anh em
chúng tôi từ Hà Nội vào huyện Nam Đàn, Nghệ An để thực hiện những buổi chia sẻ
về nhân quyền trong Hiến pháp cho người dân ở đó hiểu biết. Khi chúng tôi trở về
đã bị họ tấn công, hành hung trên quốc lộ 1. Bản thân tôi ban đầu bị 4 người tấn
công. Sau đó, họ lôi tôi lên ô tô đi từ quốc lộ 1 đến bãi biển Cửa Lò thì họ đẩy
tôi xuống rồi bỏ đi."
Hình ảnh lan truyền trên các trang mạng xã hội cho thấy vết tích trên mặt và khắp thân thể của các nạn nhân trong vụ tấn công.
Hình ảnh lan truyền trên các trang mạng xã hội cho thấy vết tích trên mặt và khắp thân thể của các nạn nhân trong vụ tấn công.
Đây không
phải là buổi học về nhân quyền đầu tiên do luật sư Đài tổ chức. Trước đó, ông vẫn
thường mở ra các buổi thảo luận nhân quyền cho giới trẻ và sinh viên tại Hà Nội
ít nhất mỗi tháng một lần.
Cách
đây 3 tuần, buổi trao đổi về nhân quyền do ông tổ chức ở Sài Gòn đã thu hút hơn
30 bạn trẻ tới tham dự.
Trong sự
kiện ở Nghệ An hôm qua, ông Đài cho biết số thành viên lên tới 70 người.
Đây
cũng không phải là lần đầu tiên luật sư Nguyễn Văn Đài gặp khó khăn với chính
quyền vì các buổi phổ biến kiến thức nhân quyền thế này.
Từng lãnh án tù vì ở các lớp học nhân quyền cho giới trẻ và từng bị nhắm mục tiêu tấn công nhiều lần vì các hoạt động đó, nhưng luật sư Đài khẳng định các hình thức sách nhiễu ấy không thể ngăn chặn lý tưởng của ông theo đuổi một xã hội công bằng, vì quyền con người tại Việt Nam.
Từng lãnh án tù vì ở các lớp học nhân quyền cho giới trẻ và từng bị nhắm mục tiêu tấn công nhiều lần vì các hoạt động đó, nhưng luật sư Đài khẳng định các hình thức sách nhiễu ấy không thể ngăn chặn lý tưởng của ông theo đuổi một xã hội công bằng, vì quyền con người tại Việt Nam.
Luật sư Đài chia sẻ:
"Đối với tôi, đất nước chỉ thay đổi được
khi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu biết các quyền con người của mình.
Khi họ có sự hiểu biết, họ sẽ thay đổi quan điểm và sự nhận thức, đấu tranh bảo
vệ quyền con người. Lúc đó, Việt Nam mới có thể chuyển đổi từ thể chế độc tài
sang dân chủ, văn minh. Cho nên, dù từng bị tù đày, quản chế suốt 8 năm vì cổ
xúy cho nhân quyền, tôi vẫn tiếp tục thực hiện công việc của mình để làm sao
ngày càng có nhiều người Việt Nam hiểu ra quyền của họ, bảo vệ cho chính mình
và người khác. Tôi hy vọng những công việc của mình sẽ giúp đất nước Việt Nam
thay đổi."
VOA Việt
ngữ không thể liên lạc với công an hay chính quyền địa phương để ghi nhận bình
luận về vụ việc.
Kết
thúc đàm phán TPP với Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ-Nhân
quyền-Lao động Tom Malinowski bày tỏ hy vọng TPP sẽ là đòn bẩy giúp Hà Nội cải
thiện thành tích nhân quyền đang bị quốc tế lên án vì TPP đề ra những điều kiện
buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền nếu muốn hưởng những lợi ích thương mại
với Mỹ và các nước khác trong Hiệp định.
Tuy
nhiên, vấn đề nằm ở chỗ thông điệp này chưa được truyền tải đủ mạnh, theo nhận
xét của giới hoạt động nhân quyền, những người đang kêu gọi thêm áp lực cụ thể
đối với những cam kết của Hà Nội hầu tránh trường hợp tương tự như sau khi Việt
Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Hà Nội
lâu nay luôn khẳng định bảo vệ nhân quyền, đồng thời lên án các tố cáo về vi phạm
nhân quyền đối với Việt Nam là phiến diện và mang mục đích thù địch.
No comments:
Post a Comment