Tuesday, December 1, 2015

'Phải xây dựng lại căn nhà đang cháy' (Hà Tường Cát/Người Việt)





Hà Tường Cát/Người Việt
Monday, November 30, 2015 6:23:28 PM 

Hội Nghị Thượng Đỉnh chống biến đổi khí hậu

Hôm Thứ Hai, 30 tháng 11, Hội Nghị Thượng Đỉnh Khí Hậu do Liên Hiệp Quốc bảo trợ khai mạc tại Bourget, Đông-Bắc Paris và sẽ kéo dài gần 2 tuần. Hơn 150 nguyên thủ quốc gia tham dự hội nghị bao gồm Tổng Thống Pháp Francois Hollande, Mỹ Barack Obama, Nga Vladimir Putin, Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình,...

Bức ảnh hiếm có: Hơn 150 nhà lãnh đạo thế giới chụp hình kỷ niệm trước khi khai mạc Hội Nghị Thượng Đỉnh COP21 tại Paris hôm Thứ Hai. không ai có thể phân biệt từng nhà lãnh đạo, nhưng có thể nhìn rõ logo của UNFCCC với dấu hiệu Liên Hiệp Quốc trên tấm phông phía sau bên trái. (Hình: Getty Images)

Được gọi tắt là COP21 hay CMP11, vì đây là vòng họp thường niên lần thứ 21 của Công Ước Khung Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change) và phiên thứ 11 của hội nghị các bên về Nghị Định Thư Kyoto (Meeting of the Parties to the 1997 Kyoto Protocol).

Mục tiêu của hội nghị là một quyết định chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới, có đủ tính pháp lý trói buộc để thỏa hiệp cùng chống lại sự biến đổi khí hậu; theo lời giải thích của ngoại trưởng Pháp Laurent Fabiu, chủ tọa hội nghị. Tổng thống Pháp nói rằng “phải xây dựng lại căn nhà đang cháy” và các chuyên gia môi trường xem COP21 là “cơ may cuối cùng cho nhân loại.”

UNFCCC định nghĩa biến đổi khí hậu là “sự thay đổi của khí hậu trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người, dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu; và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài từ hàng chục đến hàng trăm và triệu năm.” Thay đổi khí hậu đồng nghĩa với sự ấm lên toàn cầu (global warming). Những thay đổi bất thường trong chu kỳ ngắn hơn một vài thập kỷ, như El Nino, không thể hiện sự thay đổi khí hậu.

Dấu hiệu khoa học về biến đổi khí hậu được các giới khoa học ghi nhận bằng nhiều nguồn khác nhau. Những ghi chép toàn cầu hoàn chỉnh mang tính hợp lý về nhiệt độ bề mặt địa cầu bắt đầu được ghi nhận từ giữa sau thế kỷ 19. Trước đó chỉ có thể được gián tiếp suy ra từ các thay đổi proxy, nghĩa là các sự kiện đại diện hay thay mặt, như thảm thực vật, các loài động vật và côn trùng.

Dấu hiệu của sự thay đổi khí hậu được lấy từ nhiều nguồn khác nhau có thể được sử dụng để tái hiện lại khí hậu trong quá khứ... Đối với những giai đoạn trước đây, hầu hết đều là dấu hiệu ghi nhận gián tiếp - biến đổi khí hậu, các nhân tố phản ánh khí hậu như thảm thực vật, loại khí hậu thích ứng với thực vật ấy, và lõi của những khối băng ở cực hay băng hà, thay đổi của mực nước biển. Ngoài ra cũng còn có những yếu tố khác từ khảo cổ và lịch sử về đời sống con người cũng như động thực vật.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu có thể do thiên nhiên, từ vũ trụ hay ngay từ trái đất bao gồm tạo sơn, động đất, núi lửa, bão tố. Tuy nhiên biến đổi do tác động từ con người là cài được chú ý nhất và nằm trong khả năng góp phần định đoạt của con người. Quan điểm khoa học được nhiều người đồng ý là “khí hậu đang thay đổi và những thay đổi này một phần lớn do tác động của con người...” Do đó, các cuộc thảo luận quốc tế đang hướng vào 2 phương cách, một là giảm tác động của con người hai là tìm cách thích nghi với sự biến đổi đã từng xảy ra trong quá khứ và dự kiến sẽ xảy ra trong tương lai.

Vấn đề được quan tâm hơn hết trong tác động của nhân sinh là việc tăng lượng khí CO2 do đốt rừng và nhất là các loại nhiên liệu hóa thạch trong kỹ nghệ và nói chung là các hoạt động kỹ nghệ. Khí CO2 tạo thành các sol khí tồn tại trong khí quyển. Các yếu tố khác như việc sử dụng đất đai, sự suy giảm của tầng khí ozone giúp khí quyển ngăn chặn bớt những tia vũ trụ nguy hại và nhiệt độ ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên có không ít quan điểm phản bác, cho rằng sự biến đổi của khí hậu địa cầu là một lập luận khoa học sai lầm và đưa đến những tổn hại cho nền kinh tế và sự phát triển. Tại Hoa Kỳ, tử lâu ngành kỹ nghệ dầu khí và nhiều người Cộng Hòa bày tỏ thái độ không đồng ý với chính sách của chính quyền Dân Chủ về hạn chế khí thải công nghệ và tiến tới sử dụng năng lượng sạch. Và địa cầu ấm dần trở thành một vấn đề tranh chấp trong chính trị.
Nghị Định Thư Kyoto là Hiệp Ước Quốc Tế nới dài hiệu lực của UNFCCC năm 1992 thỏa thuận tại Hội Nghị Địa Cầu Rio de Janeiro, Brazil, về giảm lượng khí thải (quen gọi là khí nhà kiếng), ký kết tại Nhật Bản năm 1997. Hiện nay192 quốc gia, được gọi là “các bên,” đã phê chuẩn Nghị Định Thư Kyoto. Hoa Kỳ ký kết năm 1998 nhưng đến nay vẫn chưa phê chuẩn. Trung Quốc tới 2014 mới đồng ý ký kết và nhiều quốc gia phát triển kỹ nghệ khác như Canada, Ấn Độ, Brazil, Nga,... chưa hoàn toàn đồng ý về mức giới hạn khí thải tới từng thời điểm như quy định của Nghị Định Thư.

Hệ thống truyền thanh RFI ở Pháp nói rằng giới lãnh đạo chính trị bị áp lực của công luận toàn cầu và nhiều thiên tai xảy ra trong mấy năm gần đây, bị áp lực hành động chống biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể bây giờ là ngăn chặn nhiệt độ trung bình của khí quyển tăn quá 2 độ C trong thế kỷ thứ nhất của thiên kỷ thứ ba nghĩa là từ nay đến năm 2,100.

Theo RFI, trước thái độ thụ động và thiếu thiện của đa số giới lãnh đạo chính trị thế 1/4 thế kỷ qua, ngày nay áp lực quốc tế nằm trong tay xã hội công dân. Và đối với Liên Hiệp Quốc, xã hội công dân là nòng cốt của Hội Nghị Thượng Đỉnh COP21. Trong ba ngày trước COP21 khai mạc 600 ngàn người trên toàn cầu, từ các tổ chức môi trường đến cá nhân có quan tâm, đã thay nhau biểu tình gây sức ép buộc giới chính trị phải có hành động và quyết định.
Tại Paris, cảnh sát đã bắt giữ hàng trăm người biểu tình - không phải vì không tán thành mục đích của họ - nhưng vì Pháp vẫn còn đang trong tình trạng khẩn cấp với lệnh quân luật cấm tập trung biểu tình sau vụ khủng bố tấn công ngày 13 tháng 11.

Rút kinh nghiệm từ vòng Hội Nghị Copenhagen, Đan Mạch, năm 2009, đã không đi tới một thỏa thuận gì mới có giá trị. Từ gần ba năm nay, Pháp - nước tổ chức COP21 - đã nỗ lực thương lượng và vận động hành lang với mục tiêu là hội nghị sẽ đạt được một thỏa thuận “có tính pháp lý trói buộc” không như Rio de Janeiro, Kyoto hay Copenhagen trong vào thiện chí của các nước






No comments: