Đoàn Hưng Quốc
15/12/2015
Với Hiệp ước quốc
phòng cho phép máy bay tuần thám được sử dụng căn cứ tại Singapore, Hoa Kỳ và
các nước đồng minh đang xiết dần móc câu (Fish Hook) [1] để bao vây lực lượng
Trung Quốc không cho thoát ra khỏi vùng chuỗi đảo thứ nhất (First Island
Chain).
Lưỡi
câu gồm các máy bay tối tân loại P-3 và P-8 của Mỹ-Nhật-Đài Loan-Úc-Singapore
liên tục tuần tra vùng Biển Đông, kèm theo mạng lưới sonar (sonarboys) dưới biển
chạy từ eo biển Đối Mã (giữa Nam Hàn và Nhật Bản), dài xuống quần đảo Điếu Ngư,
dọc Đài Loan, Philippines, xuống gần đến Úc và móc ngược lên Singapore tại eo
biển Mã Lai nhằm theo dõi hoạt động của tàu chiến và tàu ngầm Hoa Lục. Lưỡi câu
còn được tăng cường bởi 4 trạm radar tầm xa đặt tại Nam Hàn, Nhật Bản,
Philippines và Úc nhằm phát hiện sớm lúc các hỏa tiễn chiến lược Đông Phong
DF-21 cùng máy bay chiến đấu tầm xa lúc vừa được phóng lên rời đất liền.
Tưởng
cũng nên nhắc lại Trung Quốc phát triển chiến lược Chống tiếp cận – Ngăn cản từ
xa (Area Denial – Anti Access, gọi tắt là A2AD) với hai mục tiêu: nếu xảy ra
tranh chấp thì phải ngăn cản từ xa chặn đứng hạm đội Mỹ phía Tây Thái Bình
Dương tiến gần tiếp trợ cho các lực lượng ở Nhật, Nam Hàn và Đài Loan; và đánh
hạ các tàu chiến máy bay lọt vào được hải gồm eo biển Đài Loan và bên trong đường
Lưỡi Bò, tức là chống tiếp cận để bảo vệ vùng duyên hải, nơi đặt các trung tâm
chiến lược như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và căn cứ tàu ngầm Hải Nam.
Bắc
Kinh đã xây dựng lực lượng đủ mạnh cho phần Chống tiếp cận vì hạm đội của Mỹ
ngày nay khó lòng hoạt động trong khu vực biển Nội Hải mà không phải gánh chịu
thiệt hại nặng nề. Ngược lại Hoa Kỳ cùng các đồng minh phối hợp thành hình móc
câu để phá vỡ phần Ngăn cản từ xa, vì trong trường hợp có tranh chấp, nếu không
được tiếp trợ từ Tây Thái Bình Dương thì Nam Hàn - Nhật Bản – Đài Loan – Phi Luật
Tân đều bị trực tiếp đe dọa, còn lại Mã Lai – Singapore – Indonesia – Úc và cả Ấn
Độ cũng gánh chịu áp lực nặng nề.
Chiến
lược của Bắc Kinh là dùng giáo dài chống gươm ngắn, tức lấy “trường” thắng “đoản”.
Ngọn giáo dài của Trung Quốc gồm các tàu ngầm, hỏa tiễn Đông Phong DF-21 và máy
bay chiến đấu trang bị hỏa tiễn chống hạm tầm xa tấn công hạm đội Hoa Kỳ từ Chuỗi
đảo thứ hai (Second Chain Island), tức các căn cứ ở Guam và Hawaii. Gươm của Mỹ
ngắn vì tầm hoạt động của máy bay từ các hàng không mẫu hạm ngắn hơn các vũ khí
nói trên, nên lực lượng Hoa Kỳ sẽ bị đánh trước, làm tiêu hao sức mạnh trước khi
tiến được gần để trả đủa. Dĩ nhiên là Mỹ cũng có ngọn giáo dài gồm tàu ngầm, hỏa
tiễn liên lục địa và oanh tạc cơ chiến lược.
Nhưng
cách thức ngăn chặn hữu hiệu nhất vẫn là phát hiện sớm, nên các dàn radar tầm
xa dọc theo Lưỡi Câu sẽ báo động khi hỏa tiễn Đông Phong DF-21 và máy bay chiến
đấu Trung Quốc vừa rời căn cứ; máy bay thám sát P-8/P-3 và dàn lưới sonar sẽ
theo dõi và ngăn trở tàu ngầm Trung Quốc muốn thoát ra khỏi biển Nội Hải. Trong
chiến tranh lạnh, NATO đã bủa vây một mạng lưới tương tự tại vùng biển Barents
Sea nhằm ngăn chặn hạm đội Sô Viết không cho thoát ra Đại Tây Dương.
Ngược
đến Thế chiến thứ hai thì Đồng Minh có thể thua trận nếu Đức Quốc xã ngăn chặn
được đường biển tiếp liệu ở Đại Tây Dương từ Mỹ sang Anh; và Úc đã lọt vào tay
phát xít Nhật nếu không bị đánh bại tại vùng biển San Hô nằm sát Indonesia và
Úc. Đây là các bài học để Mỹ-Hàn-Nhật-Đài Loan-Phi-Mã Lai-Singapore-Úc-Ấn phối
họp thực hiện Móc Câu nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tuy
nhiên, ngay bên trong Biển Đông thì Hoa Kỳ và các nước vẫn đang tìm cách đối
phó với chiến lược “tằm ăn dâu” của Bắc Kinh. Nếu Tòa án Trọng tài quốc tế xử
Phi thắng thì Hoa Kỳ có thể nghiêng về và công khai giúp đỡ Phi chặn “tằm ăn
dâu” vì có cơ sở luật pháp quốc tế, thay vì “không nghiêng về phía bên nào” như
hiện nay. Phi cũng có thể đồng ý cho Hoa Kỳ đặt dàn hỏa tiễn địa-đối-hải và địa-đối-không
để đối phó với các căn cứ đang được xây trên những đảo nhân tạo.
Riêng
Việt Nam thì Hoa Kỳ không thể ngăn trở Trung Quốc đặt các dàn khoan hay cướp
phá ngư dân, vì đây là công việc của nhà nước Việt Nam nhưng chính nhà cầm quyền
còn im hơi lặng tiếng. Hoa Kỳ mở ra cho Việt Nam cánh cửa TPP hy vọng Hà Nội sẽ
dùng đó để thoát dần ảnh hưởng phương Bắc. Nhưng thuần túy về quân sự thì Việt
Nam không có địa thế quan trọng trong Móc Câu. Tuy nhiên Hoa Kỳ sẽ rất hài lòng
nếu sử dụng được cảng Cam Ranh để một mặt ngăn cản Nga không dùng căn cứ này quấy
nhiễu tàu chiến máy bay Mỹ, lại thêm được một trạm quan sát nhìn thẳng vào căn
cứ tàu ngầm tối mật của Trung Quốc tại đảo Hải Nam. Hiện giờ nhà cầm quyền Hà Nội
không đủ can đảm chính trị để thực hiện điều này, còn thực tế là Cam Ranh chỉ
còn giá trị biểu tượng vì đã bị tình báo Hoa Nam vây phủ dài đặc theo dõi mọi
hoạt động bất lợi cho Bắc Kinh.
Trong
khi nước mạnh như Trung Quốc hay Mỹ-Nhật-Úc-Ấn đều có chiến lược quốc phòng
(military doctrine) để các nước khác gồm Hàn-Phi-Mã Lai-Singapore dựa vào đó
tăng cường an ninh cho chính mình, thì Việt Nam là nước bị áp lực nặng nề nhất
lại đứng riêng rẽ một mình theo kiểu không theo phe bên nào. Việt Nam hiện vung
tiền mua tàu chiến, tàu ngầm, máy bay chiến đấu và tuần tra loại mới nhưng
không thể sử dụng thành thạo vì không tập phối họp hoạt động quy mô với các nước
lớn. Bộ Quốc Phòng cũng không hề cho thấy có chiến lược quốc phòng nhằm phản ứng
trong hoàn cảnh nào, kế hoạch phối hợp ra sao và mục tiêu để làm gì. Cứ đọc
trên các trang mạng của Bộ Quốc Phòng thì bên cạnh quảng cáo người mẫu thời
trang và iPhone lại không tìm được một nghiên cứu đúng đắn ngoại trừ các bài ca
tụng chiến tranh nhân dân vốn là hình thức vô dụng trong tranh chấp ngoài Biển
Đông.
Dưới
đây là bản đồ chi tiết từ bài “The Wired Seas of Asia: China, Japan, the US
and Australia” của tác giả Hamish McDonald đăng ngày 20 tháng 4 năm 2015
trên báo The Asia Pacific Journal:
Đ.H.Q.
Tác
giả gửi BVN
Được
đăng bởi bauxitevn vào lúc 09:21
No comments:
Post a Comment