02.12.2015
Việc
chiếc máy bay của Nga bị nổ tung trên bầu trời Ai Cập giết chết 224 người gồm
phi hành đoàn và hành khách đa số là người Nga và việc Paris thủ đô Pháp bị các
nhóm khủng bố tấn công cùng lúc tại nhiều nơi, sát hại đẫm máu 229 và làm bị
thương khoảng 300 người đã gây kinh hoàng cho nước Pháp và cả thế giới. Nhà nước
Hồi giáo (ISIS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm cả hai vụ viêc trên và cho hay là
để trừng phạt hai nước Nga và Pháp vì đã mở các cuộc không kích vào các khu vực
do ISIS chiếm giữ tại Iraq và Syria.
Những
hành động khủng bố vừa nêu, không phải là hành động tàn bạo đầu tiên và cũng
chưa phải là hành động cuối cùng. Vì vậy lần này Hoa Kỳ và các cường quốc
Phương Tây, kể cả Liên Hiệp Quốc, không chỉ lên án mạnh mẽ, mà còn quyết tâm
tiêu diệt tổ chức khủng bố ISIS. Sau đây là những vấn đề đặt ra.
I/-
VÌ SAO TỔ CHỨC ISIS ĐÃ VÀ ĐANG CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG KHỦNG BỐ ĐẾN ĐỈNH CAO CỦA SỰ
TÀN ÁC?
Theo nhận
định của chúng tôi, có những nguyên nhân sâu sâu xa mang tính lịch sử và nguyên
nhân gần mang tính thời đại.
1.- Nguyên nhân sâu xa có tính lịch sử xuất
phát từ các cuộc xâm lăng của các cường quốc tư bản Phương Tây để tìm kiếm thuộc
địa nơi các nước nghèo yếu ở các vùng Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin. Mục tiêu của các cuộc
xâm lăng này là chiếm thuộc địa, thiết lập chế độ thực dân để khai thác các lợi
ích chính trị, kinh tế, văn hóa và truyền bá nền văn minh Phương Tây, còn được
gọi là nền văn minh Thiên Chúa Giáo vì các nước Châu Âu vốn chịu ảnh hưởng sâu
đậm của tôn giáo này. Đồng thời, cùng với bước chân xâm lược, nhà cầm quyền thực
dân luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo truyền đạo để
đôi bên cùng có lợi.
Trong
ba vùng thuộc địa, quân xâm lược đã gặp sự kháng cự quyết liệt ngay từ đầu của
nhân dân các vùng đã có những tôn giáo lớn cố cựu như Phật Giáo ở Châu Á, Hồi
Giáo ở Châu Phi và vùng Trung Đông. Kháng cự quân xâm lược vì lòng yêu nước đã
đành, mà còn dị ứng về mặt tôn giáo, dẫn đến các hành động cực đoan của nhà cầm
quyền bản xứ, khi thi hành chính sách cấm đạo Thiên Chúa, trước khi mất nước,
đưa đến các cuộc tàn sát đẫm máu các tín đồ. Hậu quả là trong lòng các nước thuộc
địa tồn tại hai mâu thuẫn dân tộc với quân xâm lược và tay sai bản xứ và mâu
thuẫn tôn giáo trong nhân dân giữa các tín đồ (vì chính sách chia để trị của thực
dân), dẫn đến hận thù dân tộc, hận thù tôn giáo, di hại lâu dài cho đến sau
này, khi các nước bị trị đã giành được độc lập.
Tại
vùng Trung Đông và Bắc Phi, hầu hết các nước theo Hồi Giáo đều có khuynh hướng
bảo thủ về truyền thống văn hóa, xã hội dân tộc và đức tin tôn giáo mãnh liệt,
dễ đi đến cuồng tín, cực đoan khi bị kích động. Vì vậy nền văn minh Phương Tây
khó xâm nhập và đức tin Thiên Chúa Giáo đã phát triển rất chậm trong lòng các
quốc gia Hồi Giáo tại các vùng này. Trong quá khứ đế quốc La Mã cũng đã từng thống
trị vùng này, nhưng vẫn không làm thay đổi được các định chế chính trị, văn
hóa, xã hội mà thần quyền Hồi Giáo chế ngự gần như tuyệt đối; cũng như ý định
Thiên Chúa Giáo hóa vùng này vẫn không thành công, dù đạo Thiên Chúa phát xuất
từ vùng này, và Công Giáo đã từng chiến thắng trong một cuộc Thánh chiến đẫm
máu giữa Hồi Giáo và Công Giáo trong quá khứ.
2.-Nguyên nhân gần mang tính thời đại.
Ngày
nay các cường quốc Phương Tây lại muốn thúc đẩy các nước Hồi Giáo ở Trung Đông
và Bắc Phi chuyển đổi chế độ chính trị qua dân chủ kiểu Phương Tây, dựa vào ưu
thế chính trị, tài chánh, quân sự. Ý muốn đó được thể hiện qua các sự kiện sau
đây:
Sự kiện
ngày 11-9-2001 (thường gọi tắt là 911) khi tổ chức khủng bố al-Qaeda cướp máy
bay đâm vào tòa nhà tháp đôi ở New York và vài nơi khác, sát hại hàng ngàn người,
gây kinh hoàng trên khắp thế giới. Biến cố này đã đưa đến việc Hoa Kỳ lấy cớ
tìm diệt trùm khủng bố Bin Laden và tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda, cất quân
đánh vào quốc gia Hồi Giáo Afghanistan, lật đổ chính quyền Hồi Giáo cực đoan
Taliban, hổ trợ cho người người bản xứ thành lập chế độ dân chủ kiểu Phương
Tây. Quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong liên minh chống khủng bố quốc
tế do Hoa Kỳ dẫn đầu sau hơn 10 năm chiến đấu bên cạnh quân đội Afghanistan dân
chủ, đã rút quân khỏi nước này, nhưng cuộc nội chiến giữa chính quyền Hồi Giáo
Taliban bị lật đổ với chính quyền dân chủ đương thời vẫn còn tiếp diễn khốc liệt.
- Sự kiện Hoa Kỳ trừng phạt Iraq, một nước Hồi Giáo, chỉ vài tháng sau khi cất quân chinh phạt Afghanistan, với lý do chính quyền của nhà độc tài Saddam Hussein đã yểm trợ cho al-Qeada, tàng trữ vũ khí hạt nhân (sau này mới biết là lý do giả tạo…). Sau khi chính quyền Saddam Hussein bị lạt đổ và thay thế bằng một chính quyền dân chủ kiểu Phương Tây, Iraq rơi vào nội chiến. Và sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Iraq, cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khốc liệt; lực lượng chống chế độ đương quyền ngày một mạnh, chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của Iraq và Syria và hình thành một tổ chức tự xưng là ISIS.
- Sự kiện Hoa Kỳ trừng phạt Iraq, một nước Hồi Giáo, chỉ vài tháng sau khi cất quân chinh phạt Afghanistan, với lý do chính quyền của nhà độc tài Saddam Hussein đã yểm trợ cho al-Qeada, tàng trữ vũ khí hạt nhân (sau này mới biết là lý do giả tạo…). Sau khi chính quyền Saddam Hussein bị lạt đổ và thay thế bằng một chính quyền dân chủ kiểu Phương Tây, Iraq rơi vào nội chiến. Và sau khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Iraq, cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khốc liệt; lực lượng chống chế độ đương quyền ngày một mạnh, chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ của Iraq và Syria và hình thành một tổ chức tự xưng là ISIS.
-
Sự kiện Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây ngầm hổ trợ và công khai yểm trợ
quân sự cho các lực lượng nổi dậy tại một số nước Hồi Giáo tại Trung Đông, Bắc Phi
nhằm lật độ các chế độ độc tài Hồi Giáo, thiết lập chế độ dân chủ kiểu Phương
Tây. Một số nước thành công (Yemen, Libya, Ai Cập…) nhưng bất ổn chính trị, xã
hội triền miên; một số nước không thành công, đã rơi vào tình trạng nội chiến
khốc liệt kéo dài (Syria).
Với các
sự kiện điển hình nêu trên, các phần tử Hồi Giáo cực đoan đã tuyên truyền kích
động lòng căm thù dân tộc và căm thù tôn giáo, hình thành các tổ chức khủng bố
quốc tế mà ISIS đang là tổ chức mạnh nhất hiện nay. Các hình thức khủng bố của ISIS
đều nhằm gây kinh hoàng, hoang mang lo sợ thường xuyên trong các nước bị ISIS
xem là thù địch.
Trên đây là những nguyên nhân xa, gần đưa đến các hoạt dộng khủng bố từ cá nhân mang tính tự phát, tiến đến hình thành các tổ chức, thực hiện các hình thức khủng bố đạt tới đỉnh cao của sự tàn ác, giã man, mất hết nhân tính, như tổ chức khủng bố ISIS đã và đang làm.
Trên đây là những nguyên nhân xa, gần đưa đến các hoạt dộng khủng bố từ cá nhân mang tính tự phát, tiến đến hình thành các tổ chức, thực hiện các hình thức khủng bố đạt tới đỉnh cao của sự tàn ác, giã man, mất hết nhân tính, như tổ chức khủng bố ISIS đã và đang làm.
II/-LÀM
THẾ NÀO TIÊU DIỆT ĐƯỢC CÁC HOẠT ĐỘNG KHỦNG BỐ QUỐC TẾ?
Hiện tại
có hai tổ chức khủng bố quốc tế là al-Qaeda và ISIS. Tổ chức al Qeada dường như
đã suy tàn sau khi trùm Osama Bin Laden bị giết và một bộ phận đã sát nhập vào
tổ chức ISIS. Các vụ khủng bố tàn khốc mới đây mà ISIS nhận trách nhiệm đã đẩy
Hoa Kỳ và các quốc gia Phương Tây quyết tâm tiêu diệt ISIS bằng mọi giá, chấm dứt
tình trạng tấn công cầm chừng, không triệt để trong thời gian qua. Vậy làm thế
nào tiêu diệt được các hoạt động khủng bố quốc tế?
Trên
nguyên tắc, muốn tiêu diệt được các hoạt động khủng bố quốc tế là phải tiêu diệt
các đầu não của tổ chức quốc tế, với các biện pháp hữu hiệu nhất. Trên thực tế,
chỉ ít tháng sau vụ khủng bố 9-11-2001 Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây đã
tiến đánh Afghanistan và Iraq bằng biện pháp quân sự, dùng cả bộ binh lẫn không
quân, và đã đạt mục tiêu lật đổ được các chính quyền Taliban và Saddam Hussein
và cuối cùng hạ sát Osama Bin Laden.
Nhưng
sau cả chục năm, tuy có làm suy yếu nhưng không tiêu diệt được các tổ chức khủng
bố. Vì vậy, Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh nay đã nghĩ đến biện pháp kinh tế
là cắt nguồn tài chánh của ISIS là dầu Hỏa bằng các cuộc ném bom các cơ sở sản
xuất và phương tiện chuyên chở dầu hỏa trong các vùng do ISIS chiếm đóng ở Iraq
và Syria, đồng thời phong tỏa các tài khoản nghi là làm bình phong cho ISIS.
Đến
đây, chúng tôi và có lẽ nhiều người thắc mắc, là tại sao đến lúc này Hoa Kỳ và
các đồng minh chống khủng bố quốc tế mới thực hiện biện pháp kính tế này. Đồng
thời cũng thắc mắc là không biết Hoa Kỳ và đồng minh đã có biện pháp ngăn chặn
các nguồn cung cấp vũ khí và các phương tiện giết người cho các tổ chức khủng bố
hay chưa. Bởi vì, chắc chắn các tổ chức khủng bố không thể tự chế tạo vũ khí và
các chất nổ để làm bom tự sát. Chẳng lẽ các tổ chức buôn lậu vũ khí quốc tế đã
qua mặt được Hoa Kỳ và các đồng minh, để khai thác lợi nhuận bằng các cung cấp
phương tiện giết người tàn bạo cho các tổ chức khủng bố?
III/-
KẾT LUẬN:
Nay nếu
Hoa Kỳ và các cường quốc Phương Tây quyết tâm hành động để dứt điểm ISIS, chúng
tôi tin là họ sẽ thành công. Vì tục ngữ Việt Nam có câu “Hai đánh một không chột
cũng què”. Bây giờ cả chục cường quốc đánh thì ISIS chắc chắn là phải chết, chứ
không chỉ “chột và quẻ” như bao lâu nay.
Thế
nhưng nếu chỉ dùng sức mạnh tiêu diệt được các tổ chức khủng bố quốc tế, thì
cũng chỉ chấm dứt được các hoạt động khủng bố một thời gian nhất định. Các hoạt
động khủng bố quốc tế có thể tái diễn, nếu các nguyên nhân xa, gần đưa đến các
hoạt động khủng bố không bị triệt tiêu. Chúng tôi thiết tưởng Hoa Kỳ và các cường
quốc Phương Tây, trong quan hệ bang giao quốc tế, cần quan tâm đến các nguyên
nhân xa, gần dẫn đến khủng bố quốc tế, để thay đổi cách nhìn và cách đối xử với
các quốc gia Hồi Giáo trong vùng Trung Đông nói riêng và với mọi quốc gia nghèo
yếu trên hành tinh này, nói chung, sau khi đã tiêu diệt được tổ chức khủng bố
quốc tế ISIS.
-------------------------------
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment