Matthew Little, Epoch Times
Dịch giả: Phạm Duy
5
Tháng Mười Hai , 2015
Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lâm trở về
Canada sau một tuần tại Hồng Kông và nói chuyện với các phóng viên tại sân bay
quốc tế Toronto Pearson vào 03 tháng 12, 2015. (Matthew Little /Epoch Times)
TORONTO
– Hoa hậu Thế giới Canada Anastasia Lâm
trở về nhà trong tiếng cổ vũ và đèn nháy của máy ảnh sau khi trải qua một tuần
tại Hồng Kông, nơi cô thu hút sự chú ý quốc tế với nỗ lực tham dự vòng Chung kết
thi Hoa hậu Thế giới tại thành phố Tam Á, Trung Quốc, nhưng cuối cùng không
thành công.
“Tất cả
hoan hô Hoa hậu Lâm”, đó là một trong những biểu ngữ của một nhóm khoảng 30 người,
tập hợp tại Sân bay Quốc tế Toronto Pearson để chào đón hoa hậu Lâm. Phát biểu
với các phóng viên về trải nghiệm của mình, cô Lâm cho biết, cô không hề mong đợi
sự việc diễn ra theo cách mà họ (Nhà cầm quyền Trung Quốc) đã hành xử.
“Tôi
không mong đợi sự việc này trở thành một sự kiện quốc tế. đó là điều chắc chắn.
Khi tôi đến đó, mục đích duy nhất của tôi là thực sự được đại diện cho Canada
trong cuộc thi”, cô nói trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times khi cô xuống
sân bay Quốc tế Toronto Pearson.
Sự đăng
quang Hoa hậu Thế giới Canada của cô Lâm đã khiến cho cuộc thi hoa hậu năm nay
được chú ý hơn so với những năm trước, sau khi cô tuyên bố trước công chúng về
sự đe dọa mà cha cô tại Trung Quốc phải đối mặt từ các nhân viên an ninh của
Trung Quốc, những người muốn ông bịt miệng cô con gái của mình.
Cô Lâm
vận động cho chiến dịch giành vương miện Hoa hậu Thế giới của mình với tuyên
ngôn lên tiếng cho tự do tín ngưỡng và nhân quyền. Cô đã lên tiếng công khai phản
đối cuộc đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công và
các nhóm người khác ở Trung Quốc.
Cô Anastasia Lâm, một người Toronto, được chọn
là Hoa hậu Thế giới Canada trong lễ đăng quang ở thành phố Vancouver vào ngày
16 tháng 5 năm 2015. (Andrew Chin)
“Tôi tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới vì
phương châm của họ là Sắc đẹp vì một mục tiêu. Tôi nghĩ rằng tôi ủng hộ cho các
giá trị vốn là điều rất cốt lõi đối với người Canada, đó là: tự do, sự khoan
dung và tính đa dạng. Đây là mong muốn ban đầu của tôi”.
“Tất nhiên, những giá trị đó không được đồng
tình bởi tất cả các chính phủ. Mặc dù tôi rất buồn là tôi không có mặt ở thành
phố Tam Á, nhưng sự ủng hộ mà tôi nhận được từ tất cả các nơi trên Thế giới là
quá lớn. Tôi thực sự cảm kích trước điều đó”.
Cô Lâm
cho biết, cô đã hy vọng có thể lén đến thành phố Tam Á bằng visa cửa khẩu
(Visa hạ cánh) mà không bị phát giác, và rằng cô sẽ không bị phân biệt đối xử.
Cô nói điều đó thậm chí có thể cứu giúp danh tiếng của Trung Quốc trên trường
quốc tế.
“Nhưng tôi nghĩ là chúng ta đánh giá họ hơi
cao. Nhưng nhìn chung, tôi đã đạt được mục tiêu của mình là mọi người đều đã biết
về những câu chuyện kiểu như thế này. Bởi vì nó không chỉ là tôi – trường hợp của
tôi chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Nó cho thấy một khuôn mẫu thật đồ sộ: chính phủ Trung cộng sử dụng thị thực
(visa) và các thành viên trong gia đình làm công cụ để bịt miệng những người
bên ngoài Trung Quốc”.
Một
trong những điểm tích cực khi bị từ chối nhập cảnh vào Tam Á, cô Lâm nói, là cô
đã trải qua 1 tuần ở Hồng Kông.
“Mọi người ở đó thật nồng nhiệt và họ thực sự
hiểu điều đó. Đó là bởi vì họ đang cố gắng để bảo vệ tự do của riêng mình, dần
dần từng bước một trong nội bộ của chính mình, vì vậy bạn có thể thấy điều đó
trong họ, họ thực sự trân trọng khi có ai đó nói thẳng suy nghĩ của mình”.
“Họ nhận thức được tự do mới quan trọng và
đáng quí như thế nào”, cô Lâm nói.
Cô Lâm
cho biết cô không có kế hoạch trước mắt phải làm gì tiếp theo, nhưng cô muốn sử
dụng diễn đàn của mình để lên tiếng cho những người bị đàn áp. Cô cho biết sự
quan tâm của quần chúng và vương miện hoa hậu sẽ tăng cường sức mạnh cho tiếng
nói của cô, và bây giờ cô đang xem xét các lựa chọn của mình.
Với sự
chú ý của tất cả các phương tiện truyền thông, cô Lâm cho biết nếu mọi người muốn
ghi nhớ chỉ một điều từ nhiều cuộc phỏng vấn của cô, thì đó là: “Nếu bạn
kiên trì, nếu bạn trung thành với những gì bạn biết là đúng, thì cuối cùng thay
đổi sẽ đến”.
No comments:
Post a Comment