Thứ Sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Hội
nghị trung ương 13 của đảng CSVN kết thúc, danh sách nhân sự vào Bộ Chính Trị
khoá 12 đã được thông qua. Nhưng phần nặng nề nhất là danh sách ứng cử viên đã
quá tuổi đang ở trong BCT kỳ này, được ở lại kỳ tới chưa được ngã ngũ. Phải đợi
đến hội nghị trung ương lần thứ 14 mới phân định được. Trọng tâm dồn về chiếc
ghế Tổng Bí Thư, nơi duy nhất chắc chắn sẽ có một uỷ viên BCT quá tuổi được ngồi
đó. Chiếc ghế TBT đến giờ phút này chưa được ngã ngũ giữa ba ứng cử viên quá tuổi
là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.
Trước tiên ở ghế thủ tướng, cuộc đua diễn ra gay gắt giữa hai ứng cử viên hàng đầu là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay cả hai ông này đang tìm mọi cách để lấy được lá phiếu từ phe quân đội. Trong lúc ông Nhân thăm một số đơn vị quân đội để trao tặng quà trên cương vị là lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì ông Phúc lại có một hành động khá bất ngờ không có trong tiền lệ. Đó là ông Phúc bơm tiền cho báo Quân Đội Nhân Dân ca ngơi mình qua một việc rất nhỏ không đáng phải tung hô, đó là bài báo Quân Đội ca ngợi ông Phúc xử lý chuyện xe khách vô kỷ luật ở một tình miền núi. Đặc biệt bài báo này đặt tiêu đề như có vẻ ông Phúc đã là thủ tướng và kết của bài là trân trọng cám ơn ông Phúc đã quan tâm .
Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn là chủ nhiệm văn phòng chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Sau nhờ thoả hiệp với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang phản lại Nguyễn Tấn Dũng, cung cấp những hồ sơ về sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng cho ban Nội Chính Trung Ương. Đổi lại ông Trọng và Sang đưa Phúc vào Bộ Chính Trị và chức phó thủ tướng để nhằm thay thế Nguyễn Tấn Dũng nếu vụ kỷ luật hồi hồi nghị trung ương 6 năm 2012 thành công. Nhưng nhờ có tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng và thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh giúp đỡ, Nguyễn Tấn Dũng đã thoát nạn. Nhận thức được tướng Hưởng trung thành với Nguyễn Tấn Dũng, sang đến năm 2013 hai ông Sang và Trọng đã ép được Nguyễn Văn Hưởng về hưu.
Thay thế ông Hưởng là tướng Tô Lâm. Với nhãn tiền của người đi trước, tướng Tô Lâm đã khôn khéo hơn khi lập lờ nước đôi giữa hai phe Sang, Trọng và Dũng để không phải về hưu như Hưởng, trái lại Tô Lâm có thể thêm 10 năm nữa trong sự nghiệp của mình để đi đến một ghế ngồi trong Bộ Chính Trị. Điều mà Nguyễn Văn Hưởng ước mơ mà không làm được bởi sự trung thành của mình với Dũng.
Hai ông Sang và Trọng đã rất khôn khéo khi dụ dỗ được những người theo mình bằng cách hứa những chức vụ lớn hơn. Chẳng hạn như trường hợp của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh vốn trước kia không có mâu thuẫn với Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí có vẻ mặn mà. Nhưng ông Phùng Quang Thanh được hai ông Sang, Trọng hứa hẹn cho làm chủ tịch nước hay tổng bí thư và ông Nguyễn Bá Thanh được hứa đưa vào Bộ Chính Trị nếu hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng. Bởi nhìn thấy Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang được thăng tiến bởi lời hứa của Sang và Trọng, hai ông Thanh đã mạo hiểm nghe lời. Rút cục cả hai thân bại, danh liệt.
Bây giờ thì trò hứa hẹn của ông Sang và Trọng lại được đưa ra trước mặt thứ trưởng an ninh Tô Lâm, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Ngoài tướng an ninh Tô Lâm lững lờ nước đôi, chọn cách an toàn ở giữa ngậm miệng ăn tiền nhìn thời cuôc nghiêng bên nào theo bên đó, vì phía trước của ông Tô Lâm là chỉ có thăng tiến chứ không có lùi. Hai ông Lịch và Phúc đều nỗ lực cố gắng những giờ phút cuôí cùng để đáp ứng sự xúi giục của đàn anh Sang, Trọng vì con đường phía trước chưa rõ ràng thênh thang như Tô Lâm.
Ông Lịch đã tiến một bước mạo hiểm hơn, là nghe theo ông Trọng để ký kết hợp tác với Ban Nội Chính Trung Ương do ông Phan Đình Trạc làm trưởng ban, một quy chế phối hợp phòng chống tham nhũng. Nói một cách dễ hiểu là ông Ngô Xuân Lịch, theo chỉ đạo của ông Trọng, chính thức ra mặt tiếp sức cho Ban Nội Chính Trung Ương để tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng trong trận chiến cuối cùng sẽ diễn ra thời gian rất ngắn tới đây.
Sự ra mặt của thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã khiến quân đội chia thành hai phe, phe thuộc tổng cục chính trị do Lịch làm chủ, nghe theo Trọng và Sang. Phe này mạnh bởi có nhiều cây bút lý luận, có phương tiện báo chí , truyền hình tạo được dư luận. Nếu tham gia với Ban Nội Chính Trung Ương thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ cực kỳ khốn đốn.
Một phe khác thuộc bộ tổng tham mưu do thứ trưởng Đỗ Bá Tỵ nghiêng theo Nguyễn Tấn Dũng. Phe này không có lợi thế về truyền thông, nhưng lại mạnh về vũ lực. Ngay lập tức trước các động thái của phe Tổng Cục Chính Trị Quân Đôi nghiêng về Sang , Trong. Bên phe Bộ Tổng Tham Mưu đã ra đòn cảnh cáo, đó là cho lữ đoàn 144 quân cận vệ tập trận với nội dung bí mật tiếp cận mục tiêu nhắm bắn. Tin này không được báo Quân Đội Nhân Dân đưa, trái lại nó được những tờ báo thuộc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quản lý loan tải rộng rãi.
Quân cận về là bảo vệ, ngăn chặn ám sát. Thế nhưng lại đi tập nội dung ám sát để làm gì.? Lữ đoàn cận vệ 144 có quyền mang vũ khí tiếp cận những buổi họp, hội nghị quan trọng của đất nước. Chẳng nói thì ai cũng hiểu mục tiêu của cuộc tập trận này chính là những người mà lữ đoàn 144 bảo vệ. Đó là câu cảnh cáo bạo lực mang đầy dáng dấp bạo tay của Nguyễn Tấn Dũng.
Chẳng thế nào khác được, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 3 đòn để tấn công đôi thủ. Một là thông tin cá nhân, hai là áp lực kinh tế, ba là đòn giang hồ như Mai Cơn đã làm một lần cho xong để bá chủ giang hồ. Đòn thông tin cá nhân trước kia Nguyễn Văn Hưởng đã dùng, nay Tô Lâm lưỡng lự. Đòn kinh tế lúc này đã bão hoà, 5 ăn, 5 thua. Những thông tin về thành tựu kinh tế hay thất bại về kinh tế đều nhiều như nhau. Hoa Kỳ tiếp Nguyễn Phú Trọng và bàn bạc về kinh tế, viện trợ hàng trăm triệu usd và đồng nghĩa Hoa Kỳ có thể viện trợ thêm lần sau nữa với Trọng.
Ba Dũng chỉ còn đòn cuối cùng là đổ máu, nhiều lần Ba Dũng đã hắng giọng nhấn mạnh mình trải qua chiến trận, mang trên mình hàng chục vết thương. Đó không phải là câu chuyện kể công, nó còn là thông điệp Nguyễn Tấn Dũng không sá gì chuyện đổ máu, chết chóc. Điều mà những con gà công nghiệp Mác Lê như Trọng và Sang chưa bao giờ trải qua và chưa bao giờ cảm nhận được.
Nếu như Quân uỷ trung ương , tổng cục chính trị đi tiếp bước nữa cùng với Ban Nội Chính Trung Ương mà không quyết đoán, dứt khoát kịp thời. Chắc chắn sẽ có những uỷ viên BCT đột tử từ nay đến Tết âm lịch. Đây không phải là một nhận định câu khách cho bài viết. Thực tế gần đây trường hợp Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ đột tử đã chứng minh như vậy, hoặc xa hơn nữa là Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện đều đột tử khi bước vào kỳ sắp lên chức. Và trong bối cảnh gấp gáp của thời gian đại hội 12 đến gần, máu đổ là cách giải quyết kịp thời nhất trước khi mọi sự đã muộn màng.
Sẽ khó có cuộc thương lượng nào diễn ra giữa hai bên Sang, Trọng và Dũng.
Bởi Nguyễn Tấn Dũng mang theo cả tài sản gia đình vợ con, anh em đặt vào cuộc chơi này cùng với ước mơ sẽ là người quyền lực tột đỉnh nhất Việt Nam. Còn Nguyễn Phú Trọng thì ngất ngây với ước mơ sau chuyến đến Hoa Kỳ, rằng ông ta là người Cộng Sản Việt Nam duy nhất bang giao rộng mở với Hoa Kỳ mà vẫn giữ gìn được chế độ CNXH. Nguyễn Phú Trọng là TBT đầu tiên của CSVN đưa Việt Nam đi trên con đường CNXH mà vẫn bang giao với Phương Tây, Trung Quốc một cách êm ả, điều mà chưa có TBT CSVN nào làm được trước ông ta. Động cơ thúc đẩy của cả hai đều lớn, cũng là lý do cơ sở vì Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển hơn bao giờ hết đó là gia nhập TPP.
Một nguyên thủ đứng đầu Việt Nam tới đây sẽ hưởng những vinh danh trong cuộc thay đổi do TPP mang đến. Nguyên nhân này cũng là nguyên nhân mà Trương Tấn Sang thèm muốn. Nhưng Trương Tấn Sang chưa bao giờ là nhân vật mà phương Tây lẫn Trung Quốc để mắt tới. Đó là điểm han chế của Sang, ông Sang sẽ chọn cách ngầm cho Dũng và Trọng tương tàn không phân thắng bại để mình ở giữa được lợi.
Trước tiên ở ghế thủ tướng, cuộc đua diễn ra gay gắt giữa hai ứng cử viên hàng đầu là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Hiện nay cả hai ông này đang tìm mọi cách để lấy được lá phiếu từ phe quân đội. Trong lúc ông Nhân thăm một số đơn vị quân đội để trao tặng quà trên cương vị là lãnh đạo Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thì ông Phúc lại có một hành động khá bất ngờ không có trong tiền lệ. Đó là ông Phúc bơm tiền cho báo Quân Đội Nhân Dân ca ngơi mình qua một việc rất nhỏ không đáng phải tung hô, đó là bài báo Quân Đội ca ngợi ông Phúc xử lý chuyện xe khách vô kỷ luật ở một tình miền núi. Đặc biệt bài báo này đặt tiêu đề như có vẻ ông Phúc đã là thủ tướng và kết của bài là trân trọng cám ơn ông Phúc đã quan tâm .
Ông Nguyễn Xuân Phúc vốn là chủ nhiệm văn phòng chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng. Sau nhờ thoả hiệp với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang phản lại Nguyễn Tấn Dũng, cung cấp những hồ sơ về sai phạm của Nguyễn Tấn Dũng cho ban Nội Chính Trung Ương. Đổi lại ông Trọng và Sang đưa Phúc vào Bộ Chính Trị và chức phó thủ tướng để nhằm thay thế Nguyễn Tấn Dũng nếu vụ kỷ luật hồi hồi nghị trung ương 6 năm 2012 thành công. Nhưng nhờ có tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng và thường trực ban bí thư Lê Hồng Anh giúp đỡ, Nguyễn Tấn Dũng đã thoát nạn. Nhận thức được tướng Hưởng trung thành với Nguyễn Tấn Dũng, sang đến năm 2013 hai ông Sang và Trọng đã ép được Nguyễn Văn Hưởng về hưu.
Thay thế ông Hưởng là tướng Tô Lâm. Với nhãn tiền của người đi trước, tướng Tô Lâm đã khôn khéo hơn khi lập lờ nước đôi giữa hai phe Sang, Trọng và Dũng để không phải về hưu như Hưởng, trái lại Tô Lâm có thể thêm 10 năm nữa trong sự nghiệp của mình để đi đến một ghế ngồi trong Bộ Chính Trị. Điều mà Nguyễn Văn Hưởng ước mơ mà không làm được bởi sự trung thành của mình với Dũng.
Hai ông Sang và Trọng đã rất khôn khéo khi dụ dỗ được những người theo mình bằng cách hứa những chức vụ lớn hơn. Chẳng hạn như trường hợp của Phùng Quang Thanh, Nguyễn Bá Thanh vốn trước kia không có mâu thuẫn với Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí có vẻ mặn mà. Nhưng ông Phùng Quang Thanh được hai ông Sang, Trọng hứa hẹn cho làm chủ tịch nước hay tổng bí thư và ông Nguyễn Bá Thanh được hứa đưa vào Bộ Chính Trị nếu hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng. Bởi nhìn thấy Nguyễn Xuân Phúc và Trần Đại Quang được thăng tiến bởi lời hứa của Sang và Trọng, hai ông Thanh đã mạo hiểm nghe lời. Rút cục cả hai thân bại, danh liệt.
Bây giờ thì trò hứa hẹn của ông Sang và Trọng lại được đưa ra trước mặt thứ trưởng an ninh Tô Lâm, phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch. Ngoài tướng an ninh Tô Lâm lững lờ nước đôi, chọn cách an toàn ở giữa ngậm miệng ăn tiền nhìn thời cuôc nghiêng bên nào theo bên đó, vì phía trước của ông Tô Lâm là chỉ có thăng tiến chứ không có lùi. Hai ông Lịch và Phúc đều nỗ lực cố gắng những giờ phút cuôí cùng để đáp ứng sự xúi giục của đàn anh Sang, Trọng vì con đường phía trước chưa rõ ràng thênh thang như Tô Lâm.
Ông Lịch đã tiến một bước mạo hiểm hơn, là nghe theo ông Trọng để ký kết hợp tác với Ban Nội Chính Trung Ương do ông Phan Đình Trạc làm trưởng ban, một quy chế phối hợp phòng chống tham nhũng. Nói một cách dễ hiểu là ông Ngô Xuân Lịch, theo chỉ đạo của ông Trọng, chính thức ra mặt tiếp sức cho Ban Nội Chính Trung Ương để tiêu diệt Nguyễn Tấn Dũng trong trận chiến cuối cùng sẽ diễn ra thời gian rất ngắn tới đây.
Sự ra mặt của thứ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã khiến quân đội chia thành hai phe, phe thuộc tổng cục chính trị do Lịch làm chủ, nghe theo Trọng và Sang. Phe này mạnh bởi có nhiều cây bút lý luận, có phương tiện báo chí , truyền hình tạo được dư luận. Nếu tham gia với Ban Nội Chính Trung Ương thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ cực kỳ khốn đốn.
Một phe khác thuộc bộ tổng tham mưu do thứ trưởng Đỗ Bá Tỵ nghiêng theo Nguyễn Tấn Dũng. Phe này không có lợi thế về truyền thông, nhưng lại mạnh về vũ lực. Ngay lập tức trước các động thái của phe Tổng Cục Chính Trị Quân Đôi nghiêng về Sang , Trong. Bên phe Bộ Tổng Tham Mưu đã ra đòn cảnh cáo, đó là cho lữ đoàn 144 quân cận vệ tập trận với nội dung bí mật tiếp cận mục tiêu nhắm bắn. Tin này không được báo Quân Đội Nhân Dân đưa, trái lại nó được những tờ báo thuộc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quản lý loan tải rộng rãi.
Quân cận về là bảo vệ, ngăn chặn ám sát. Thế nhưng lại đi tập nội dung ám sát để làm gì.? Lữ đoàn cận vệ 144 có quyền mang vũ khí tiếp cận những buổi họp, hội nghị quan trọng của đất nước. Chẳng nói thì ai cũng hiểu mục tiêu của cuộc tập trận này chính là những người mà lữ đoàn 144 bảo vệ. Đó là câu cảnh cáo bạo lực mang đầy dáng dấp bạo tay của Nguyễn Tấn Dũng.
Chẳng thế nào khác được, Nguyễn Tấn Dũng chỉ có 3 đòn để tấn công đôi thủ. Một là thông tin cá nhân, hai là áp lực kinh tế, ba là đòn giang hồ như Mai Cơn đã làm một lần cho xong để bá chủ giang hồ. Đòn thông tin cá nhân trước kia Nguyễn Văn Hưởng đã dùng, nay Tô Lâm lưỡng lự. Đòn kinh tế lúc này đã bão hoà, 5 ăn, 5 thua. Những thông tin về thành tựu kinh tế hay thất bại về kinh tế đều nhiều như nhau. Hoa Kỳ tiếp Nguyễn Phú Trọng và bàn bạc về kinh tế, viện trợ hàng trăm triệu usd và đồng nghĩa Hoa Kỳ có thể viện trợ thêm lần sau nữa với Trọng.
Ba Dũng chỉ còn đòn cuối cùng là đổ máu, nhiều lần Ba Dũng đã hắng giọng nhấn mạnh mình trải qua chiến trận, mang trên mình hàng chục vết thương. Đó không phải là câu chuyện kể công, nó còn là thông điệp Nguyễn Tấn Dũng không sá gì chuyện đổ máu, chết chóc. Điều mà những con gà công nghiệp Mác Lê như Trọng và Sang chưa bao giờ trải qua và chưa bao giờ cảm nhận được.
Nếu như Quân uỷ trung ương , tổng cục chính trị đi tiếp bước nữa cùng với Ban Nội Chính Trung Ương mà không quyết đoán, dứt khoát kịp thời. Chắc chắn sẽ có những uỷ viên BCT đột tử từ nay đến Tết âm lịch. Đây không phải là một nhận định câu khách cho bài viết. Thực tế gần đây trường hợp Nguyễn Bá Thanh, Phạm Quý Ngọ đột tử đã chứng minh như vậy, hoặc xa hơn nữa là Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện đều đột tử khi bước vào kỳ sắp lên chức. Và trong bối cảnh gấp gáp của thời gian đại hội 12 đến gần, máu đổ là cách giải quyết kịp thời nhất trước khi mọi sự đã muộn màng.
Sẽ khó có cuộc thương lượng nào diễn ra giữa hai bên Sang, Trọng và Dũng.
Bởi Nguyễn Tấn Dũng mang theo cả tài sản gia đình vợ con, anh em đặt vào cuộc chơi này cùng với ước mơ sẽ là người quyền lực tột đỉnh nhất Việt Nam. Còn Nguyễn Phú Trọng thì ngất ngây với ước mơ sau chuyến đến Hoa Kỳ, rằng ông ta là người Cộng Sản Việt Nam duy nhất bang giao rộng mở với Hoa Kỳ mà vẫn giữ gìn được chế độ CNXH. Nguyễn Phú Trọng là TBT đầu tiên của CSVN đưa Việt Nam đi trên con đường CNXH mà vẫn bang giao với Phương Tây, Trung Quốc một cách êm ả, điều mà chưa có TBT CSVN nào làm được trước ông ta. Động cơ thúc đẩy của cả hai đều lớn, cũng là lý do cơ sở vì Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để phát triển hơn bao giờ hết đó là gia nhập TPP.
Một nguyên thủ đứng đầu Việt Nam tới đây sẽ hưởng những vinh danh trong cuộc thay đổi do TPP mang đến. Nguyên nhân này cũng là nguyên nhân mà Trương Tấn Sang thèm muốn. Nhưng Trương Tấn Sang chưa bao giờ là nhân vật mà phương Tây lẫn Trung Quốc để mắt tới. Đó là điểm han chế của Sang, ông Sang sẽ chọn cách ngầm cho Dũng và Trọng tương tàn không phân thắng bại để mình ở giữa được lợi.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 17:02
No comments:
Post a Comment