Posted
by adminbasam on
12/12/2015
12-12-2015
Trong
các phóng sự trước, bạn đọc đã rõ Nguyễn Công Khế làm giàu bằng nhiều mánh khóe
lừa đảo táo tợn đối với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhưng tán tận lương tâm
hơn, ngay cả người trong nhà, đó là tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên
Báo Thanh Niên – những người đồng chí, đồng đội đã gắn bó với Khế hơn chục năm
qua cũng bị y nhẫn tâm lừa gạt, lợi dụng để làm giàu bất chính. Trong phóng sự
này, CLB Nhà báo trẻ phân tích dự án bất động sản “Khu nhà ở cán bộ, phóng
viên, nhân viên Báo Thanh Niên” mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công
đoàn Báo Thanh Niên, với dự án này, Nguyễn Công Khế đã bỏ túi hàng trăm tỷ đồng.
Ấy vậy mà, nhiều cán bộ tờ báo vẫn còn “tri ân” Khế vì đã giúp họ thu hồi vốn
mà không hề hay biết rằng, họ chỉ là những chú chim non rơi vào miệng con linh
cẩu phàm ăn tục uống…
*
*
*
Posted
by adminbasam on
11/12/2015
Đôi
lời:
Nhà báo Nguyễn Công Khế đã từng có bài viết Một nền Tự do Báo chí cho Việt Nam,
đăng trên báo New York Time ngày
19-11-2014, đã gây xôn xao dư luận lúc
bấy giờ. Trong bài, ông Nguyễn Công Khế nói “Tự do báo chí là điều tốt cho
đất nước này, và nó cũng tốt cho chế độ“. Nhưng qua những thông tin nội bộ
của những người biết rõ về ông Khế đã tiết lộ mấy ngày qua, thì tự do báo chí
có lẽ không tốt cho ông Khế. Bởi nếu có tự do báo chí ở Việt Nam, thì những
thông tin kia đã được đăng trên báo Thanh Niên ngay từ khi các vụ bê bối kia
mới vừa phát sinh, nên chắc chắn là những khoản tiền kếch xù đó không thể tự do
chạy vào túi của vợ chồng ông Nguyễn Công Khế như lâu nay.
Khi
bài viết về tự do báo chí xuất hiện trên mạng, nhiều người đã ca tụng ông
Nguyễn Công Khế là một người can đảm, thức thời, dám lên tiếng đòi tự do cho
báo chí cho một đất nước đang bị bóp nghẹt. Có người còn lo lắng cho ông:
“Ông Khế đang một mình cô đơn trên con đường thiên lý mang tên tự do báo chí“.
Khi được đài Á châu Tự do phỏng vấn, ông Khế đã từng phát biểu:
“Nghị quyết của đảng, của chính phủ, quốc hội đang đặt vấn đề tham nhũng lên
hàng đầu. Thế nhưng khi đặt bút viết chống tham nhũng của các vụ lớn thì các
nhà báo rất e ngại, rất sợ, chùn tay. Điều đó làm cho tham nhũng hoành hành và
dẫn đến nhiều hệ quả của đất nước“.
Ông
Khế nói quá đúng! Những nhà báo hiện là bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, từng làm
chung với ông ở báo Thanh Niên, họ đang e ngại ông, đang rất sợ ông khi phanh
phui những vụ án tham nhũng của ông. Nếu có tự do báo chí ở VN, thì ông Khế
không có cơ hội chém gió như thế này. Ông Khế kết luận: “Tôi nghĩ con đường,
chính sách minh bạch thông tin và tự do báo chí trước sau gì nó cũng đến và dứt
khoát mình phải làm thôi. Không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác“.
Đúng vậy, chắc chắn VN sẽ có tự do báo chí, để những con sâu to béo như ông Khế
và nhiều con sâu khác, sẽ không còn cơ hội lừa dối, mỵ dân mãi như thế này.
Nhật
Báo Ba Sàm
___
11-12-2015
Trong
phóng sự đầu, CLB Nhà báo trẻ đã phanh phui việc Nguyễn Công Khế đã dùng thủ
đoạn “đầu tư” thêm 300 tỷ đồng (khống) vào tập đoàn Truyền
thông Thanh Niên (TNCorp), nâng sở hữu cổ phần cá nhân lên tới 74,39% (chưa
kể số cổ phần của vợ, con, công ty “ma” Quế Mi do vợ đứng tên,…). Như vậy,
Nguyễn Công Khế đã chính thức “hô biến” tập đoàn kinh tế thuộc Hội Liên hiệp
Thanh Niên Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân, điều hành theo mô típ
gia đình trị. Trong phóng sự này, chúng tôi sẽ làm rõ nguồn gốc của nguồn vốn
300 tỷ và thủ đoạn “lấy mỡ cá rán cá”, “đảo nợ” của Nguyễn Công Khế nhằm chiếm
đoạt tập đoàn Truyền thông Thanh Niên và tài sản của tổ chức, cá nhân.
Nhắc
lại việc tăng vốn thêm 300 tỷ của TNCorp nhằm thực hiện việc
xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Vĩnh Hy (Ninh
Thuận). Theo phóng sự trước, độc giả đã biết, Nguyễn Công Khế là nhà đầu tư
“chiến lược” duy nhất góp toàn bộ khoản vốn khống trên, nâng sở hữu cổ phần cá
nhân lên 74,39%.
Đón
xem kỳ tiếp: Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán
bộ công nhân viên báo Thanh Niên
*
*
Posted
by adminbasam on
10/12/2015
10-12-2015
Trong
bối cảnh kinh doanh khó khăn của Tập đoàn Truyền thông Thanh Niên (TNCorp),
hàng chục công ty con đều làm ăn thua lỗ mà theo phát ngôn của các nhân sự tài
chính – kế toán của TNCorp là “không có lối ra”, áp lực doanh thu chung của tập
đoàn đều đặt oằn vai trên công ty mẹ. Trớ trêu thay, từ ngày lấn sân sang thị
trường bất động sản, nguồn thu chính của TNCorp vẫn đến từ lá bài “tài trợ” đều
đặn hàng năm từ các doanh nghiệp cho các chương trình truyền thông…
Trong
phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ xin phân tích đại diện một trong những thương
hiệu truyền thông của Nguyễn Công Khế và TNCorp, đó là giải đấu “U21
Quốc gia / Quốc tế báo Thanh Niên 2015” (10-11/2015) vừa diễn ra
“thành công tốt đẹp” để độc giả và các doanh nghiệp nạn nhân có thể thấy Khế có
biệt tài “hút máu” như thế nào.
*
*
Posted
by adminbasam on
09/12/2015
Đôi
lời: Đây
là địa chỉ “trụ sở – nhà riêng” của ông Nguyễn Công Khế ở Bắc Cali: 3565 Seven
Hills Rd Castro Valley, CA 94546. Được biết, căn nhà này mua hồi năm 2008 với
giá $545.000, hiện có giá khoảng $688.000. Chắc có nhiều bà con gốc Việt của
mình ở trên Bắc Cali là hàng xóm của ông Nguyễn Công Khế. Khi nào gặp ông Khế,
bà con nhớ hỏi ông ta “bí quyết” làm giàu, để có dịp về VN giúp dân mình làm
giàu nhé.
Nhật
Báo Ba Sàm
____
9-12-2015
Thai
nghén từ Báo Thanh Niên từ năm 2006 đến nay, “Tập đoàn” Truyền thông
Thanh Niên (Thanh Nien Media Group Corporation – TNCorp) đang là một
tập đoàn kinh tế “hùng mạnh” khoác trên mình bộ cánh đỏm dáng với hàng loạt các
thương hiệu truyền thông như “Hoa hậu Hoàn vũ”, “Hoa hậu trái đất”, “Duyên dáng
Việt Nam”, “Hoa khôi sinh viên”, “U21 Quốc gia”, “Quốc tế cúp báo Thanh Niên”,
“Báo điện tử Một Thế Giới”,… ngoài ra, TNCorp còn lấn sân qua thị trường bất
động sản với các dự án lớn tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Ninh
Thuận. Ít ai biết rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Báo Thanh Niên (thuộc Hội Liên
Hiệp Thanh Niên Việt Nam) đến nay bị teo tóp chỉ còn 11,89% (từ 51% ban đầu),
chủ sở hữu thật sự của TNCorp không ngoài ai khác là Nguyễn Công Khế và gia
đình. Riêng Nguyễn Công Khế đang sở hữu tới 74,39% CP TNCorp và sẽ còn tiếp tục
tăng trong thời gian tới.
Ngày
4/1/2006, Báo Thanh Niên đứng tên thành lập công ty Cổ phần kinh doanh dịch vụ
tổng hợp Thanh Niên, tiền thân của Tập đoàn Thanh Niên ngày nay với vốn điều lệ
10 tỷ đồng, Nguyễn Công Khế được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT. Cuối năm 2006,
TNCorp nâng vốn lên 50 tỷ đồng và đổi tên thành Công ty Cổ phần Truyền thông
Thanh Niên, hoạt động ban đầu của TNCorp khá thuận buồm xuôi gió nhờ mảnh đất
màu mỡ mà Báo Thanh Niên mang lại, đó là mảng quảng cáo và in ấn.
Mời
xem lại: ‘Tự do báo chí không làm mất chế
độ’ (BBC).
No comments:
Post a Comment