Thứ Hai, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Hôm
nay ngày 14 tháng 12 năm 2015, Hà Nội tổ chức hội nghị trung ương đảng CSVN lần
thứ 13 khoá 12. Hội nghị lần này đặc biệt quan trọng vì sẽ biểu quyết thành phần
nhân sự chủ chốt cho trung ương đảng khoá tới bắt đầu nhiệm kỳ vào năm 2016.
Căng thẳng nhất là cuộc đua giữa các vị cao niên của Đảng đã đến tuổi về hưu những vẫn muốn trụ lại. Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Trong ba ông này thì cửa của Nguyễn Tấn Dũng sáng hơn, ông Dũng có thể nhắm tới một trong hai chức là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước. Còn ông Trọng chỉ có thể tiếp tục ứng cử vào chức TBT thêm một nhiệm kỳ nữa, như thế nếu kết thúc nhiệm kỳ nữa ông Trọng sẽ vào tuổi 71. Ở lứa tuổi 70 trên cương vị lãnh đạo, ông Trọng sẽ làm phai mờ hình ảnh cuộc đổi mới mà đảng CSVN đang quảng bá.
Để vận động cho mình, ông Trọng nhấn mạnh về chữ Đức. Đó là cái ông hơn hẳn đối thủ của ông là Nguyễn Tấn Dũng. Nói thêm chữ Đức của ông là hàm ý sự trong sạch của ông trong Đảng CSVN, chứ không phải chữ Đức mà ông làm cho nhân dân hay đất nước. Việc ông Trọng muốn thêm nhiệm kỳ nữa có từ nguyên nhân , ông nhận thấy tham vọng muốn ở lại của Sang và Dũng, ông nghĩ rằng nếu sự cạnh tranh của hai đối thủ này gay gắt không đi đến phân thua thì hẳn nhiên ông sẽ được chọn vào vị trí TBT.
Ông Trương Tấn Sang chọn cách lên án tham nhũng để vận động cho mình và giảm uy tín đối thủ. Bằng những phát biểu ở những lần gặp cử tri, nhờ tay chân của ông nằm trong một vài tờ báo phía Nam khuếch đại lên như một tuyên ngôn chính trị. Chiêu trò này của ông đạt khá hiệu quả trong dư luận. Người dân hồ hởi khi thấy ông phát ngôn về đồng chí X, về nợ công, nhóm lợi ích. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy phát biểu của ông chỉ có ở những cuộc gặp không quan trọng, chỉ là những phát biểu ngoài lề hành lang. Nếu những phát biểu như vậy mà có giữa hội nghị trung ương, giữa quốc hội thì có lẽ sự chính danh của nó được khẳng định hơn. Điều này cho thấy trong trung ương ông Sang không có uy lực của mình, ông đành phải mượn những lần gặp cử tri ngoài lề để chỉ trích đối thủ. Nhiều trí thức, nhân sĩ tin rằng ông Sang là người cải cách, sẽ đem lại thay đổi đột biến cho Việt Nam. Nhưng mấy năm qua sự kỳ vọng ấy ngày càng nhạt đi , bởi không có thực lực trong tay, ông Sang chẳng có gì hơn ngoài vài ba phát biểu gây phấn khích cho dư luận , để rồi đâu lại vào đó. Hành động duy nhất của ông là thăng quân hàm cho các tướng công an, quân đội. Đó là những văn bản đề nghị hiếm hoi có tính quan trọng mà các bộ đưa tới cho ông ký.
Trước giờ khai mạc hội nghị trung ương 13 khoá 12, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đỉnh đương, nhàn nhã và không mấy lo toan. Cửa đi tiếp của ông Dũng sáng hơn hai ông Trọng và Sang ở chỗ. Ông Dũng có thể ứng cử vào chức TBT hoặc Chủ Tịch Nước hoặc bí bét nữa thì vào Chủ tịch quốc hội. Ông Dũng có thuận lợi là nắm nhiều kênh quan hệ với các nước phương Tây và nhiều tay chân thuộc nhóm lợi ích mà ông gây dựng. Ông Dũng tạo điều kiện cho các tướng lãnh quân đội, công an tham gia làm kinh tế. Không như nhiều người hình dung là tướng lãnh công an , quân đội chỉ chú trọng bảo vệ Đảng. Dưới thời ông Dũng thì tướng công an, quân đội mang hàm thứ trưởng có thể bàn bạc thẳng với các nhà tư bản tài phiệt để tiến hành đầu tư khu công nghiệp, nhà máy hoặc hợp đồng kinh tế quốc gia. Khái niệm bảo vệ Đảng không những là bảo vệ thuần tuý trước diễn biến bạo động, biểu tình, âm mưu của các thế lực thù địch như chúng ta thường nghe thấy, nhiệm vụ bảo vệ Đảng và chế độ của các tướng lãnh quân đội, công an được thêm phần '' nặng nhọc'' nhưng đầy hứa hẹn bổng lộc đó là tìm kiếm nguồn đầu tư, tức nguồn tiền về cho chế độ.
Như vậy trong cuộc đua giữa ba con người này, thực chất là cuộc đua giữa lý tưởng và vật chất. Một sự thống nhất ngầm giữa trung ương Đảng CSVN là dù lý tưởng hay vật chất đều phải mang mục đích giữ được sự cai trị của Đảng CSVN. Hai ông Trọng và Sang đưa ra phương án giữ chế độ CS bằng lý tưởng, còn ông Dũng đưa ra lý tưởng giữ Đảng CSVN bằng tiền.
Còn tiền thì còn Đảng CS hay còn lý tưởng thì còn Đảng CS. ?
Trong trường hợp cả hai đường lối này đều đúng, ông Sang và Trọng sẽ phải một người ra đi. Đó là khả năng dễ xẩy ra nhất. Trong bối cảnh kinh tế đất nước trước bờ vực đổ vỡ, bê bết như ngày nay, trung ương ĐCSVN không bao giờ dám bác bỏ quan điểm còn tiền còn Đảng là sai trái, mặc dù họ không công khai thừa nhận, nhưng chắc hẳn một số đông sẽ ngầm ủng hộ quan điểm còn tiền còn Đảng mà ông Dũng chủ trương. Tuy nhiên, trung ương đảng cũng sẽ ủng hộ quan điểm còn lý tưởng là còn Đảng để che mắt thiên hạ thấy rằng con đường Đảng dẫn dắt dân tộc đi là con đường lý tưởng trong sáng, tiến bộ. Nhưng bên trong họ sẽ bỏ phiếu cho quan điểm này ở mức độ vừa phải, để dân chúng cũng như các đảng viên cấp thấp không bị hoang mang.
Lý tưởng là thứ quá muộn để giữ vững được sự tồn tại của Đảng CSVN bây giờ, nó chỉ là thứ trang trí đánh lừa dư luận để kéo dài thời gian hấp hối. Chỉ có vật chất, tiền bạc mới là thứ giá trị duy nhất để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng. Lý tưởng giờ chỉ là lời bao biện cho những hành động tham nhũng, xấu xa của ĐCSVN. Nhưng nếu không có những lời bao biện thì hành động tham nhũng xấu xa dễ bị lên án. Cho nên lý tưởng vẫn là thứ cần thiết cho chế độ CSVN.
Nguyễn Tấn Dũng ở lại để đại diện cho đường lối còn tiền còn đảng. Phía quan điểm còn lý tưởng, còn đảng ở bên kia thì ông Trọng có vẻ sáng giá hơn ông Trương Tấn Sang.
Nhưng thế nào đi nữa, thì tiền giữ đảng là tiền đi vay nợ nước ngoài. Sớm muộn gì cũng phải đến hạn trả nợ lúc ấy sẽ là hết Đảng CSVN. Các uỷ viên trung ương Đảng ở hội nghị lần thứ 13 này, tất nhiên hiểu rõ tính chất tương lai là như vậy. Nhiệm kỳ của các trung ương uỷ viên Đảng CSVN trong 5 năm tới đây sẽ chia làm hai loại. Một loại chú trọng tích luỹ tiền bạc để trở thành những nhà tư bản khi chế độ CNXH sụp đổ. Một loại chú trọng làm việc minh bạch, khách quan, lấy tiếng để trở thành những chính trị gia cho một chế độ tương lai. Sẽ không ngạc nhiên khi thấy ở năm tới đây hàng ngũ cộng sản VN có nhiều kẻ vội vã vơ vét nhưng cũng nhiều kẻ tỏ vẻ thanh bạch, trong sáng, có nhiệt huyết. Một bức tranh nhiều mầu sắc trái ngược nhau sẽ diễn ra trên chính trường Việt Nam sau đại hội đảng lần thứ 12 trở đi.
Căng thẳng nhất là cuộc đua giữa các vị cao niên của Đảng đã đến tuổi về hưu những vẫn muốn trụ lại. Đó là các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang. Trong ba ông này thì cửa của Nguyễn Tấn Dũng sáng hơn, ông Dũng có thể nhắm tới một trong hai chức là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước. Còn ông Trọng chỉ có thể tiếp tục ứng cử vào chức TBT thêm một nhiệm kỳ nữa, như thế nếu kết thúc nhiệm kỳ nữa ông Trọng sẽ vào tuổi 71. Ở lứa tuổi 70 trên cương vị lãnh đạo, ông Trọng sẽ làm phai mờ hình ảnh cuộc đổi mới mà đảng CSVN đang quảng bá.
Để vận động cho mình, ông Trọng nhấn mạnh về chữ Đức. Đó là cái ông hơn hẳn đối thủ của ông là Nguyễn Tấn Dũng. Nói thêm chữ Đức của ông là hàm ý sự trong sạch của ông trong Đảng CSVN, chứ không phải chữ Đức mà ông làm cho nhân dân hay đất nước. Việc ông Trọng muốn thêm nhiệm kỳ nữa có từ nguyên nhân , ông nhận thấy tham vọng muốn ở lại của Sang và Dũng, ông nghĩ rằng nếu sự cạnh tranh của hai đối thủ này gay gắt không đi đến phân thua thì hẳn nhiên ông sẽ được chọn vào vị trí TBT.
Ông Trương Tấn Sang chọn cách lên án tham nhũng để vận động cho mình và giảm uy tín đối thủ. Bằng những phát biểu ở những lần gặp cử tri, nhờ tay chân của ông nằm trong một vài tờ báo phía Nam khuếch đại lên như một tuyên ngôn chính trị. Chiêu trò này của ông đạt khá hiệu quả trong dư luận. Người dân hồ hởi khi thấy ông phát ngôn về đồng chí X, về nợ công, nhóm lợi ích. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy phát biểu của ông chỉ có ở những cuộc gặp không quan trọng, chỉ là những phát biểu ngoài lề hành lang. Nếu những phát biểu như vậy mà có giữa hội nghị trung ương, giữa quốc hội thì có lẽ sự chính danh của nó được khẳng định hơn. Điều này cho thấy trong trung ương ông Sang không có uy lực của mình, ông đành phải mượn những lần gặp cử tri ngoài lề để chỉ trích đối thủ. Nhiều trí thức, nhân sĩ tin rằng ông Sang là người cải cách, sẽ đem lại thay đổi đột biến cho Việt Nam. Nhưng mấy năm qua sự kỳ vọng ấy ngày càng nhạt đi , bởi không có thực lực trong tay, ông Sang chẳng có gì hơn ngoài vài ba phát biểu gây phấn khích cho dư luận , để rồi đâu lại vào đó. Hành động duy nhất của ông là thăng quân hàm cho các tướng công an, quân đội. Đó là những văn bản đề nghị hiếm hoi có tính quan trọng mà các bộ đưa tới cho ông ký.
Trước giờ khai mạc hội nghị trung ương 13 khoá 12, ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đỉnh đương, nhàn nhã và không mấy lo toan. Cửa đi tiếp của ông Dũng sáng hơn hai ông Trọng và Sang ở chỗ. Ông Dũng có thể ứng cử vào chức TBT hoặc Chủ Tịch Nước hoặc bí bét nữa thì vào Chủ tịch quốc hội. Ông Dũng có thuận lợi là nắm nhiều kênh quan hệ với các nước phương Tây và nhiều tay chân thuộc nhóm lợi ích mà ông gây dựng. Ông Dũng tạo điều kiện cho các tướng lãnh quân đội, công an tham gia làm kinh tế. Không như nhiều người hình dung là tướng lãnh công an , quân đội chỉ chú trọng bảo vệ Đảng. Dưới thời ông Dũng thì tướng công an, quân đội mang hàm thứ trưởng có thể bàn bạc thẳng với các nhà tư bản tài phiệt để tiến hành đầu tư khu công nghiệp, nhà máy hoặc hợp đồng kinh tế quốc gia. Khái niệm bảo vệ Đảng không những là bảo vệ thuần tuý trước diễn biến bạo động, biểu tình, âm mưu của các thế lực thù địch như chúng ta thường nghe thấy, nhiệm vụ bảo vệ Đảng và chế độ của các tướng lãnh quân đội, công an được thêm phần '' nặng nhọc'' nhưng đầy hứa hẹn bổng lộc đó là tìm kiếm nguồn đầu tư, tức nguồn tiền về cho chế độ.
Như vậy trong cuộc đua giữa ba con người này, thực chất là cuộc đua giữa lý tưởng và vật chất. Một sự thống nhất ngầm giữa trung ương Đảng CSVN là dù lý tưởng hay vật chất đều phải mang mục đích giữ được sự cai trị của Đảng CSVN. Hai ông Trọng và Sang đưa ra phương án giữ chế độ CS bằng lý tưởng, còn ông Dũng đưa ra lý tưởng giữ Đảng CSVN bằng tiền.
Còn tiền thì còn Đảng CS hay còn lý tưởng thì còn Đảng CS. ?
Trong trường hợp cả hai đường lối này đều đúng, ông Sang và Trọng sẽ phải một người ra đi. Đó là khả năng dễ xẩy ra nhất. Trong bối cảnh kinh tế đất nước trước bờ vực đổ vỡ, bê bết như ngày nay, trung ương ĐCSVN không bao giờ dám bác bỏ quan điểm còn tiền còn Đảng là sai trái, mặc dù họ không công khai thừa nhận, nhưng chắc hẳn một số đông sẽ ngầm ủng hộ quan điểm còn tiền còn Đảng mà ông Dũng chủ trương. Tuy nhiên, trung ương đảng cũng sẽ ủng hộ quan điểm còn lý tưởng là còn Đảng để che mắt thiên hạ thấy rằng con đường Đảng dẫn dắt dân tộc đi là con đường lý tưởng trong sáng, tiến bộ. Nhưng bên trong họ sẽ bỏ phiếu cho quan điểm này ở mức độ vừa phải, để dân chúng cũng như các đảng viên cấp thấp không bị hoang mang.
Lý tưởng là thứ quá muộn để giữ vững được sự tồn tại của Đảng CSVN bây giờ, nó chỉ là thứ trang trí đánh lừa dư luận để kéo dài thời gian hấp hối. Chỉ có vật chất, tiền bạc mới là thứ giá trị duy nhất để bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng. Lý tưởng giờ chỉ là lời bao biện cho những hành động tham nhũng, xấu xa của ĐCSVN. Nhưng nếu không có những lời bao biện thì hành động tham nhũng xấu xa dễ bị lên án. Cho nên lý tưởng vẫn là thứ cần thiết cho chế độ CSVN.
Nguyễn Tấn Dũng ở lại để đại diện cho đường lối còn tiền còn đảng. Phía quan điểm còn lý tưởng, còn đảng ở bên kia thì ông Trọng có vẻ sáng giá hơn ông Trương Tấn Sang.
Nhưng thế nào đi nữa, thì tiền giữ đảng là tiền đi vay nợ nước ngoài. Sớm muộn gì cũng phải đến hạn trả nợ lúc ấy sẽ là hết Đảng CSVN. Các uỷ viên trung ương Đảng ở hội nghị lần thứ 13 này, tất nhiên hiểu rõ tính chất tương lai là như vậy. Nhiệm kỳ của các trung ương uỷ viên Đảng CSVN trong 5 năm tới đây sẽ chia làm hai loại. Một loại chú trọng tích luỹ tiền bạc để trở thành những nhà tư bản khi chế độ CNXH sụp đổ. Một loại chú trọng làm việc minh bạch, khách quan, lấy tiếng để trở thành những chính trị gia cho một chế độ tương lai. Sẽ không ngạc nhiên khi thấy ở năm tới đây hàng ngũ cộng sản VN có nhiều kẻ vội vã vơ vét nhưng cũng nhiều kẻ tỏ vẻ thanh bạch, trong sáng, có nhiệt huyết. Một bức tranh nhiều mầu sắc trái ngược nhau sẽ diễn ra trên chính trường Việt Nam sau đại hội đảng lần thứ 12 trở đi.
Được
đăng bởi Thanhhieu Hieubui vào lúc 19:36
No comments:
Post a Comment