Sunday, September 6, 2015

Lo lắng về rò rỉ vốn, chính quyền Trung Quốc trấn áp các “cửa hàng tiền ngầm” (Jenny Li & Leo Timm - Epoch Times)





Jenny Li - Epoch Times, Leo Timm - Epoch Times 
Kim Xuân dịch
5 Tháng Chín , 2015

Các nhà chức trách Trung Quốc vừa tiến hành một chiến dịch trấn áp việc chuyển tiền bất hợp pháp, khi nhiều tỷ đô la đã thẩm lậu ra nước ngoài đe dọa đến nguồn dự trữ ngoại tệ. Theo Beijing News, phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc, một chiến dịch được đặt tên là Đại bàng Bạc II đã được tiến hành ngay sau khi phát hiện các hoạt động rửa tiền. Mục tiêu của nó: nhắm vào hoạt động của các cửa hàng giao dịch tiền ngầm bị cáo buộc.

Theo ông Mạnh Thanh Phong, Phó Chánh Văn phòng Công an Trung Quốc, các cửa hàng tiền đã trở thành một kênh quan trọng cho việc chuyển tiền bất hợp pháp cho nhiều loại tội phạm kinh tế khác nhau.

Nơi đó chủ yếu là giao dịch cá nhân, mặc dù nhỏ, nhưng đang được thổi phồng bởi tính thanh khoản được trợ giúp bởi các ngân hàng bất hợp pháp. Theo Beijing Times, vào ngày 26 tháng 8, 66 chi nhánh đã bị các nhà chức trách bắt giữ. Theo phát hiện, các chi nhánh này phải chịu trách nhiệm cho số vốn là hơn 67 triệu đô la đã rò rỉ khỏi đất nước. Các giai đoạn của sự thẩm lậu này chưa được xác định.

Tuy nhiên, bản thân con số này chỉ là một giọt nước trong đại dương. Theo diễn đàn Mỹ Global Financial Integrity, một lượng hơn 1 tỷ đô la Mỹ đã rời khỏi Trung Quốc từ năm 2003 đến năm 2012.

Theo Beijing Times, Chiến dịch Đại bàng Bạc II, bắt đầu từ tháng này, đã nhắm mục tiêu vào hơn 30 ngân hàng bất hợp pháp trên toàn Trung Quốc. Cảnh sát cho biết, nhiều trường hợp liên quan đến giao dịch chuyển tiền của các quan chức tham nhũng sống lưu vong ở nước ngoài.

Theo Beijing Times, nhiều giao dịch chuyển và đổi tiền bất hợp pháp được thực hiện bởi một nhóm cá nhân, thường là những người bán hàng rong ở phía Nam Trung Quốc và Hồng Kông, lợi dụng sự thiếu đầy đủ của các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng và giao dịch cổ phiếu. Theo Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra, 22.000 cư dân của Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã được liệt kê là có tài khoản trong những thiên đường thuế có thể được sử dụng để che giấu hoặc chuyển giao của cải bất hợp pháp.

Theo nhà chức trách Trung Quốc, chỉ riêng năm ngoái đã phát hiện một người đàn ông mang 5 triệu đô la Mỹ ra khỏi đất nước.

Hạn chế thiệt hại

Cuộc trấn áp này dường như là một nỗ lực để giúp ổn định nền kinh tế Trung Quốc, khi thị trường chứng khoán sụt giảm và đồng nhân dân tệ  bị mất giá. Theo Reuters, trong vòng hai tuần qua, các ngân hàng Trung Quốc đã chuyển 100 tỷ đô la Mỹ dự trữ ngoại tệ để hỗ trợ đồng tiền quốc gia.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Beijing Times, thực tế chỉ trấn áp các cửa hàng nhỏ này sẽ là một ý tưởng sai lầm. Vấn đề bắt đầu từ rất sớm, trong “chuỗi quy định hiện hành”, như ông Mạnh Thanh Phong đã chỉ ra. Các quan chức đã kêu gọi “đánh bật ra các tội phạm hàng đầu” diễn ra trong nhiều ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc. Bất chấp quy định, các ngân hàng này sẽ vẫn khuyến khích các giao dịch và giải ngân quỹ.

Các ngân hàng đã bị chỉ trích. Trong bối cảnh của chiến dịch chống tham nhũng hiện nay, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Cộng sản, vừa tuyên bố “kỷ luật nội bộ” nhiều công ty do nhà nước kiểm soát, kể cả trong lĩnh vực tài chính.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã phát sóng một chương trình cáo buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bí mật chuẩn bị một lượng lớn tiền mặt cho những người chuẩn bị di cư ra nước ngoài; một danh sách nhiều quan chức hàng đầu với các tài khoản trong các thiên đường thuế cũng đã được phát sóng.

Đối với các nhà quản lý nhà nước, các kinh doanh mờ ám là không thể phân biệt với kinh doanh hợp pháp đang giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Đây là một hạn chế ở Trung Quốc, một mặt, rò rỉ vốn không được kiểm soát sẽ làm suy yếu nguồn dự trữ nước ngoài; đồng thời mặt khác, các biện pháp thực hiện quá quyết liệt đối với các ngân hàng sẽ bóp nghẹt thương mại quốc tế của Trung Quốc.






No comments: