04.09.2015
Kể từ mùa thu năm 1945 tới nay,
đất nước chúng ta đã cùng nhau trải qua 70 lần ngày 2/9.
Bảy mươi năm trôi qua, dân tộc
chúng ta tới hôm nay đã rút được nhiều bài học. Nếu chúng ta thực tâm cùng nhau
học hỏi và cương quyết áp dụng các kiến thức đó thì tôi tin rằng mùa thu năm
2015 sẽ là mùa thu bắt đầu sự nghiệp canh tân nước nhà.
Tôi xin được phép nêu lên luận
điểm của mình để chúng ta cùng nhau thảo luận.
Các nhận định:
Nhận Định Thứ Nhất: Nếu làm một tổng kết gọn cho khoảng thời gian
1945-2015 thì những gì dân tộc chúng ta gặt hái được là quá ít ỏi so với những
hi sinh, mất mát, đau thương quá lớn mà chúng ta gánh chịu. Tổng kết này dựa
trên so sánh với các đất nước cũng chịu cùng hoàn cảnh như chúng ta vào thời điểm
70 năm trước: Malaysia, Indonesia, Philippines, Nam Triều Tiên, Ấn Độ…
Nhận Định Thứ Hai: Dân tộc Việt Nam được hưởng quá ít ỏi các thành
quả văn minh của nhân loại. Tôi muốn nói tới các thành quả về cách tổ chức xã hội
Tự do – Dân chủ mà người dân của nhiều nước trên thế giới đang được hưởng, và
nhờ đó, họ có cuộc sống tự chủ và ấm no.
Nhận Định Thứ Ba: Sự chia rẽ và hận thù trong lòng dân tộc ngày
càng tích tụ cao độ. Từ khác biệt chính kiến nhưng vẫn tôn trọng nhau giữa Phan
Chu Trinh và Phan Bội Châu đầu thế kỉ 20, các khác biệt về phương pháp giành độc
lập đi tới khác biệt về ý thức hệ rồi phân hóa Quốc-Cộng dẫn tới cuộc chiến
tiêu diệt, tàn khốc 20 năm giữa hai miền Bắc Nam.
Nhận Định Thứ Tư: Sau 70 năm vật vã trong đấu tranh giành độc lập,
trong chiến tranh Bắc-Nam, trong chủ thuyết Cộng sản, trong chính thể độc tài
và toàn trị, giờ đây dân tộc đã bắt đầu đồng thuận trên các bài học sau:
1) Chiến tranh, cực đoan không
đem lại kết cục tốt đẹp cho dân tộc,
2) Chính thể độc tài và toàn trị kiềm hãm sự phát triển,
3) Sự du nhập chủ nghĩa Cộng sản khiến đất nước chậm tiến và lệ thuộc Trung Quốc.
2) Chính thể độc tài và toàn trị kiềm hãm sự phát triển,
3) Sự du nhập chủ nghĩa Cộng sản khiến đất nước chậm tiến và lệ thuộc Trung Quốc.
Nhận Định Thứ Năm: Dân tộc Việt Nam có khả năng thích ứng với hoàn
cảnh mới hữu hiệu và nhanh chóng, có khả năng phát triển dẽo dai. Khả năng
thích ứng với hoàn cảnh mới hữu hiệu và nhanh chóng được chứng minh qua việc
người dân Việt, khi qua nước khác học tập và sinh sống, nhìn chung đa số đạt được
mức độ như mong muốn. Khả năng phát triển dẽo dai được chứng minh qua việc mỗi
khi nhà nước có chính sách thích hợp là dân tộc phát triển. Cho dù có bị đàn áp,
bị cấm đoán tới mức tưởng chừng tê liệt, khi đất nước đang đói kém triền miên,
vậy mà chỉ cần vài năm sau khi các chính sách vô lí được dỡ bỏ là người dân sản
xuất dư thừa lương thực để xuất khẩu!
Phân tích cơ hội và nguy cơ
Phân tích cơ hội và nguy cơ được
tiến hành nhằm mục tiêu: xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, ấm no, tự chủ.
Cơ hội rất lớn hiện nay là các
nước dân chủ lớn nhất, giàu mạnh nhất thế giới đang sẵn sàng ủng hộ Việt Nam.
Nguy cơ rất lớn là chính sách
và hành động lấn chiếm và xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc bành trướng.
Không chỉ xâm chiếm, Trung Quốc đang thi hành chính sách kiềm hãm sự phát triển
của Việt Nam.
Vậy chúng ta cần làm gì để tận
dụng cơ hội và tránh nguy cơ nói trên?
Các việc cần làm
Theo tôi, có ba việc lớn nhất
và căn bản nhất chúng ta cần tiến hành để tận dụng tối đa cơ hội và giảm tới mức
tối thiểu nguy cơ. Các việc này đều năm trong khả năng hay thế mạnh của Việt
Nam.
1) Dân chủ hóa đất nước
2) Nâng cao dân trí
3) Xây dựng nền kinh tế tự chủ
2) Nâng cao dân trí
3) Xây dựng nền kinh tế tự chủ
Một khi đạt được những cột mốc
quan trọng cho ba việc lớn này, các việc khác của sự nghiệp canh tân sẽ dễ hơn
rất nhiều. Một bước tiến trên con đường này là một bước củng cố sức mạnh cho sự
phát triển quốc gia.
1) Dân chủ hóa đất nước
Nội dung chính của dân chủ hóa
đất nước là: Trao dần cho người dân quyền thực sự làm chủ đất nước của họ.
Quyền này bao gồm, và không chỉ
bao gồm:
a) quyền chọn lựa người họ tin
cậy để đảm đương việc nước, cụ thể là quyền tự do ứng cử và bầu cử. Ngoài ra, đất
nước cũng phải được tổ chức theo mô hình Tam quyền phân lập để dân chúng được bảo
đảm rằng không có sự lạm quyền để đàn áp hay bốc lột người dân.
b) quyền có ý kiến phê phán nhà
cầm quyền, chính phủ và các thành viên chính phủ, cụ thể là quyền tự do biểu
tình, quyền ra báo tư nhân.
c) quyền tự do tranh đấu bảo vệ
nghề nghệp, việc làm và quyền lợi khi làm việc của mình, cụ thể là quyền lập hội,
lập công đoàn độc lập.
Dân chủ hóa đất nước xác lập lại
vai trò làm chủ thật sự của người dân. Chỉ khi cảm nhận vai trò thật sự làm chủ
xã hội của mình thì dân chúng mới tham gia đóng góp tích cực vào sự phát triển
của cộng đồng. Dân chủ hóa đất nước tạo môi trường khai phóng các nguồn lực vô
tận của xã hội để phát triển đất nước.
Hiện nay đa số các nước trên thế
giới áp dụng mô hình xã hội dân chủ tự do. Các nước giàu mạnh nhất là các nước
áp dụng mô hình này thành công nhất. Dân chủ hóa đất nước giúp chúng ta hòa nhập
và hợp tác hữu hiệu hơn với thế giới, tận dụng thời cơ mà cục diện thế giới
đang bày ra. Mô hình độc tài (Cộng sản) và toàn trị là mô hình kiềm hãm sự phát
triển của đất nước. Mô hình này cũng buộc chặt Việt Nam vào Trung Quốc. Do đó,
rời xa mô hình độc tài và toàn trị để hướng về mô hình tự do dân chủ vừa giúp
Việt Nam nhanh chóng hùng mạnh, vừa tách Việt Nam khỏi vòng lệ thuộc Trung Quốc.
2) Nâng cao dân trí
Chắc rằng ai cũng đồng ý rằng
dân trí cao thì đất nước phát triển nhanh hơn, dân chúng ấm no hơn.
Việt Nam thường tự hào có tỉ lệ
người biết chữ cao. Tuy nhiên, biết chữ chỉ là phương tiện để nâng cao dân trí.
Dân trí cao mà chúng ta mong muốn
là mặt bằng hiểu biết chung về khoa học kỹ thuật của dân chúng ở mức độ cao. Họ
nắm các công cụ phân tích, thống kê căn bản, họ biết cách so sánh, đối chiếu
thông tin và số liệu, đối chiếu cùng thời điểm và đối chiếu trong sự biến thiên
theo thời gian… Do đó dân chúng không dễ tin vào một thông tin, một tuyên truyền
mị dân hay không đúng sự thật.
Dân trí cao mà chúng ta mong muốn
là kiến thức của người dân về các nước trên thế giới. Các nước giàu mạnh trên
thế giới, các nước phát triển trên thế giới, các nước độc tài trên thế giới…
các nước đó tổ chức xã hội ra sao, người dân sống như thế nào, chính quyền được
tổ chức ra sao, người dân có các quyền căn bản gì…
Dân trí cao mà chúng ta mong muốn
còn hơn thế nữa. Đó là kiến thức người dân về lịch sử, về triết học, về các
khái niệm và quan điểm trên thế giới và trong lịch sử về tự do, dân chủ, bình đẳng,
quyền con người, về các chính thể (Cộng hòa, Quân chủ lập hiến…) về Tam Quyền
phân lập…
Muốn nâng cao dân trí phải tạo
môi trường tự do tư tưởng. Mô hình xã hội độc tài và nhất nguyên chính là
phương cách ngu dân hiệu quả nhất. Muốn nâng cao dân trí phải mở rộng tầm nhìn
cho dân, phải cởi bỏ bất kỳ tấm khăn chủ thuyết nào bịt mắt người dân, không
cho họ vươn tới những chân trời kiến thức khác. Dân chúng phải được tiếp xúc,
phải được truyền bá, phải được thảo luận về tất cả mọi chủ đề học thuật mà
không có bất kì giới hạn nào.
Dân trí càng cao thì dân chúng
càng sáng suốt và độc lập trong phê phán và góp ý với chính quyền, càng không dễ
bị lừa phỉnh hay có những chọn lựa sai lầm cho con đường phát triển của đất nước.
Luôn luôn dân trí cao đi đôi với đất nước giàu mạnh.
Dân trí cao giúp chúng ta nhìn
rõ hơn cái lõi của vấn đề chính của thế giới hiện nay, và tìm ra con đường hữu
hiệu nhất để tận dụng cơ hội phát triển đất nước. Dân trí cao giúp chúng ta
thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn độc tài, toàn trị, thù hận, nghĩa là thoát khỏi chủ
nghĩa Cộng sản, dù là thực chất hay vỏ bọc, đưa xã hội vào nếp sống văn minh của
dân chủ tự do. Trong hoàn cảnh hiện tại, đấy chính là con đường thoát khỏi sự lệ
thuộc vào Trung Quốc nhanh chóng và hữu hiệu nhất.
3) Xây dựng nền kinh tế tự chủ
Nền kinh tế Việt Nam hiện đang
không cân bằng. Việt Nam thiên về xuất khẩu. Trong xuất khẩu, Việt Nam thiên về
xuất khẩu sản phẩm có vị trí thấp trên dây chuyền giá trị gia tăng. Việt Nam rất
thiếu công nghiệp phụ trợ và phụ thuộc một cách nguy hiểm vào Trung Quốc. Cực
kì nguy hiểm.
Các nước phương Tây đang có quyền
lợi đồng hành với sự phát triển một nước Việt Nam tự chủ và giàu mạnh. Do đó,
như đã nói, cơ hội rất lớn hiện nay là các nước dân chủ lớn nhất, giàu mạnh nhất
thế giới đang sẵn sàng ủng hộ Việt Nam, và trong sự ủng hộ đó mặt trận kinh tế
chiếm vị trí quan trọng. Không ai muốn Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc bành
trướng. Đây chính là điểm hội tụ của lòng dân trong nước và vận hội thế giới hiện
đang mở ra cho Việt Nam
Cân bằng nền kinh tế, lựa chọn đúng ngành kinh tế của thế mạnh để phát triển, và chú trọng giao thương với các nền kinh tế chất lượng cao, nghĩa là nền kinh tế trung thưc, tôn trọng các giá trị chung của đạo đức kinh doanh, các nền kinh tế theo quan điểm cùng thắng (win-win)… Dần dần chúng ta học hỏi cách kinh doanh đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài để thoát khỏi hệ thống triết lý và phong cách kinh doanh bát nháo, tạo dựng lòng tin nơi đối tác chuẩn bị cho sự phát triển bền vững.
TPP là một dự án lớn của thế giới
sẽ có lợi lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không thụ động chờ TPP, mà
ngoài TPP ra, chúng ta cần chủ động tái cấu trúc nền sản xuất, thương mại và
tích cực tìm đối tác toàn cầu.
Tự chủ hóa nền kinh tế giúp chúng ta hội nhập và hợp tác kinh tế với thế giới trong tư thế là một bên có đóng góp tích cực, do đó nó giúp ta có vị trí vững chắc trong mạng lưới kinh tế toàn cầu. Vị trí này giúp chúng ta tận dụng cơ hội đã nói trên. Ngoài ra, một Việt Nam với nền kinh tế tự chủ chắc chắn sẽ có sức mạnh hơn, sẽ tự tin hơn, vững vàng hơn trong mối giao thiệp với Trung Quốc và giữ vững nền độc lập.
Kết luận
Chúng ta đã cùng nhau đề cập
các nhận định, phân tích cơ hội và thách thức, rồi dựa trên thế mạnh và yếu của
dân tộc mà đề ra các việc cần làm trong những năm tới.
Ba điều cần làm nói trên đều là
việc lớn, lâu dài. Nhưng đều nằm trong tầm tay của khả năng dân chúng. Vì mục
tiêu phát triển đất nước bền lâu. Vì tương lai dân tộc ấm no bình đẳng.
Tất cả những toan tính thống trị
riêng tư cho đảng phái, cướp thu quyền lợi ích kỉ cho phe nhóm đều là vật cản lớn
cho mục tiêu chung của đất nước.
Hoàn cảnh thực tế của Việt Nam
hiện nay là bị nằm dưới sự lãnh đạo toàn diện và quản lí toàn trị của đảng Cộng
sản Việt Nam từ 40 năm nay.
Vậy, đảng Cộng sản Việt Nam có
vì tương lai dân tộc mà chuyển giao quyền làm chủ đất nước về tay nhân dân hay
không [xin đảng thảo luận thực lòng và đừng lặp lại luận điệu hão huyền và lừa
gạt rằng nhân dân đang là chủ xã hội!]? Có để dân chúng vươn tầm hiểu biết ra
những khung trời tri thức vô cùng tận hay không? Có để tạo môi trường kinh tế
kinh doanh bình đẳng, minh bạch xóa các góc tối có lợi cho các nhóm lợi ích và
tham nhũng, liên kết nhiều hơn với các nền kinh tế trình độ cao của phương tây,
nhằm xây dựng nền kinh tế tự chủ không?
Nếu có, đảng hãy đề nghị một lộ
trình hữu hiệu và thích hợp chuyển dần đất nước sang mô hình dân chủ tự do. Dân
chúng sẽ đủ lòng bao dung và kiên nhẫn nếu họ thấy lộ trình hợp lí và chính quyền
có lòng thành. Sự hợp tác của dân chúng vào quá trình chuyển đổi khiến thế lực
canh tân đất nước có sức mạnh không gì lay chuyển và ngăn cản nổi, đồng thời
giãm tới mức tối thiểu các sai lầm có thể mắc phải trên con đường canh tân.
Với tư cách là một thành viên
bình đẳng trong cộng đồng dân tộc, tôi tin rằng kể từ ngày 2/9 lần thứ 70 này
trở đi, tương lai Việt Nam càng năm càng sáng sủa trên con đường dân chủ hóa.
Nghĩa là trên con đường tự tin hơn, mạnh hơn, giàu hơn, ấm no hơn trong nền hòa
bình và tự chủ lâu dài. Với quyết tâm canh tân một cách dứt khoát, chỉ cần 5
năm thôi bộ mặt và tiềm lực nước ta sẽ đổi khác, tốt hơn hiện nay nhiều!
Tôi thấy không cần nhắc tới hai
chữ “thoát Trung”, bởi vì đó là hậu quả sẽ đến một cách đương nhiên.
Các bài viết được đăng tải với
sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính
phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment