Wednesday, September 2, 2015

Bạn Phạm Hà Nam bị cấm xuất cảnh (CTV Danlambao)






Lúc 7h53 ngày 2.9, bạn Phạm Hà Nam (1993, quê Đồng Nai), sinh viên năm 2 trường Đại học Lâm Nghiệp – Cơ sở 2 khi làm thủ tục xuất cảnh trên chuyến bay của hãng hàng không Philippin Airline, tuyến bay Saigon – Manila thì đã bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất chặn lại, không cho phép xuất cảnh và câu lưu làm việc. Lý do được đồn công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất đưa ra để biện minh cho hành động trái phép của mình là "Vì lý do an ninh quốc gia".

Nam đã bị tạm giữ 01 hộ chiếu C0775644 và câu lưu làm việc luân phiên với 4 cán bộ phòng PA67 đến 21h thì được trả tự do. Theo Nam cho biết, trong suốt quá trình làm việc thì các cán bộ an ninh đã không đưa ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng việc xuất cảnh của Nam là ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia. Cũng như Nam đã nhiều lần từ chối trả lời các câu hỏi không liên quan đến việc cấm xuất cảnh của mình. Việc im lặng là hình thức phản đối tối ưu, hình thức phản kháng duy nhất của Nam trước việc cấm đoán phi lý và trái công ước quốc tế cũng như những quyền cơ bản được quy định pháp luật về quyền con người. 

Để phản đối việc cấm xuất cảnh tùy tiện đối với mình, trong biên bản làm việc với cán bộ phòng PA 67, Nam đã ghi rõ: "Tôi không đồng ý với việc làm của cục quản lý xuất nhập cảnh".


Được biết bạn Phạm Hà Nam thường xuyên tham gia hoạt động các phong trào xã hội vì môi trường. Viết, bình luận hay share các bài viết trên trang cá nhân liên quan đến chủ quyền quốc gia, chống trung cộng xâm chiếm Hoàng- Trường sa, hạ đặt trái phép giàn khoan HD981... 

Tình trạng cấm xuất cảnh tùy tiện đối với các nhà hoạt động xã hội đang diễn ra ngày càng tăng tại Việt Nam. Hiện nay trên cả nước đã có trên 100 công dân bị cấm xuất cảnh bởi một lý do hết sức mơ hồ “vì lý do an ninh quốc gia” của Cục xuất nhập cảnh cũng như cơ quan an ninh. Nhà cầm quyền sử dụng hình thức cấm xuất cảnh như một thứ vũ khí đê hèn nhằm cô lập những cá nhân trong nước với cộng đồng thế giới bên ngoài. Điều này minh chứng rõ ràng nhất cho tình trạng nhân quyền tại Việt Nam.

3/9/2015





No comments: