Thursday, September 10, 2015

Đại Hội Đảng: Tranh Quyền (Trần Khải - Việt Báo)








10/09/2015

Những gì đang diễn tiến ở Ba Đình đều là bí mật. Đối với dân chúng: Đó là một trận đô vật trong đêm, được tắt hết đèn đuốc. Nơi đó, có những ông tướng công an như dường bị bóp mũi chết trong đêm: như Tướng Công An Phạm Quý Ngọ... Nơi đó, tình tiền tù tội đều có liên hệ bí ẩn. Nơi đó, một Nguyễn Bá Thanh đã “chuyển sang từ trần” và một Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh lùi vào bóng tối.

Bây giờ, câu hỏi ai sẽ lên nắm chức Tổng Bí Thư CSVN sắp tới? Nguyễn Tấn Dũng được xem như thân Mỹ? Hay sẽ là một ai xuất hiện, sau khi Tập Cận Bình tới thăm VN vào tháng 10 hay 11 tới? Chúng ta sẽ tổng hợp các thông tin sau để may ra, suy đoán xem trong sàn đô vật giữa đêm đó, ai có dư sức trở thành bất bại trong đaị hội này.

Bản tin VOA ghi nhận:

“Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang bị chia rẽ sâu sắc và chưa đạt được đồng thuận về một số vấn đề, trong đó có biển Đông, quan hệ với Trung Quốc cũng như việc lựa chọn ban lãnh đạo tương lai, một chuyên gia nghiên cứu Việt Nam nhận định.
Giáo sư Carl Thayer nói thêm từ Australia rằng việc bất đồng như vậy có thể dẫn tới việc hoãn Đại hội 12 và dời sang một ngày khác muộn hơn.
Việt Nam tổ chức Đại hội đảng 5 năm một lần, và đại hội lần thứ 12 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2016, nhưng ngày giờ cụ thể tới nay vẫn chưa được công bố.
Theo giáo sư kỳ cựu, chuyên nghiên cứu về Việt Nam, việc chuẩn bị cho đại hội quan trọng lần này nhằm bầu chọn đội ngũ lãnh đạo mới cho Việt Nam đã diễn ra “rất thầm lặng so với 8 đại hội trước đó tính từ khi thống nhất đất nước”.


Về các động thái đó, giáo sư Carl Thayer nhận định: “Điều gì giải thích cho các diễn biến, như sự chuẩn bị lặng lẽ một cách bất thường cho Đại hội Đảng, chậm trễ trong việc tổ chức hội nghị tiếp theo của Ban chấp hành Trung ương và việc hoãn công bố Sách trắng Quốc phòng? Lời giải thích khả dĩ nhất là sự chồng chéo của hai vấn đề gây tranh cãi – yếu tố Trung Quốc (Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình được cho là sẽ thăm Hà Nội vào tháng 10 hoặc tháng 11) và việc lựa chọn ban lãnh đạo mới của Việt Nam”...”(ngưng trích)

Trong khi đó, bản tin BBC nhắc tới lời bình luận của Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, đang là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, trích:

“Về vấn đề chuyển đổi lãnh đạo, nếu Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng được bầu làm Tổng Bí thư mới của Đảng thì mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ có thể trải qua một bước tiến mới. Ông Dũng, người thường xuyên thể hiện mình như một nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa, đã nhiều lần công khai lên tiếng phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có tuyên bố nổi tiếng rằng Việt Nam sẽ không đánh đổi chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước để lấy “hữu nghị viễn vông” [với Trung Quốc].

"Chương trình nghị sự tương đối tự do trong nước dưới sự lãnh đạo của ông Dũng cũng gần gũi với Washington hơn là Bắc Kinh. Hơn nữa, mối quan hệ cá nhân của các thành viên trong gia đình ông với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng cũng có thể có ảnh hưởng tích cực lên cách nhìn của ông về Mỹ cũng như về mối quan hệ giữa Hà Nội với Washington...”(hết trích)

Thân Mỹ lộ như ông Dũng, rồi Tập Cận?Bình sẽ nghĩ gì, tính gì, âm mưu gì?

Một bản tin trên Dân Làm Báo tựa đề “Vụ lô súng ‘khủng’ ở Tân Sơn Nhất: Chỉ thủ tướng mới được đưa vào Việt Nam” đã phân tích rằng:

“...vụ vận chuyển vũ khí lớn nhất từ trước đến nay, với số lượng lên đến 94 khẩu súng ngắn hiệu CZ P-07 - loại súng chuyên dụng cho các đội đặc nhiệm bảo vệ nguyên thủ quốc gia...”

Như thế, thực ra lô súng là của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bản tin này cũng cho 1 link tới tin Kyodo bằng Anh ngữ ngày 18-3-2007, cho biết tư dinh của Nguyễn Tấn Dũng tại Sài Gòn cũng từng bị cho nổ bom ngoaì cổng vào ngày 10 tháng 2-2007.

Nghĩa là, bắn trật thì chết, bắn chậm cũng chết... Ba Đình là thế.

Có vẻ như nôi bộ Ba Đình chia rẽ lớn, khó hàn gắn... Thế cho nên, tác giả Nguyễn Quang Dy trong bài viết “Tranh giành Quyền lực và Hòa giải Dân tộc” trên mạng Viet-studies cảnh giác về tình hình chia rẽ có thể dẫn tới cơ nguy Bắc thuộc mới:

“...những gì đang diễn ra hiện nay có thể là “hệ quả không định trước” của lịch sử, và có thể được lặp lại. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể làm gì đó để sắp xếp lại tương lai, để tránh lặp lại những sai lầm ngu ngốc.

Thứ ba, chúng ta không thể thoát khỏi nghiệp chướng đánh lộn lẫn nhau một cách cực đoan và bạo lực, để rồi trở thành nạn nhân của Bắc thuộc (nếu không xem lại lịch sử bất ổn để học bài học nghiêm túc). Chúng ta không thể lấy lại lòng tự hào và tử tế, đứng trên đôi chân của mình để xây dựng lại đất nước hùng mạnh và độc lập (nếu không hòa giải dân tộc).”


Trong khi đó, một bài khác cùng ở mạng này có ghi chú “Bài này do một độc giả gửi cho viet-studies. Viet-studies hoàn toàn không có khả năng kiểm chứng những thông tin trong bài, nhưng xin đăng để bạn đọc xem xét.”

Bài này tựa đề “Cuộc đấu đá ngầm đằng sau vụ nhà báo Đỗ Hùng bị tước thẻ” của tác giả Bích Minh, trong đó nêu ra rằng:

“Việc nhà báo Đỗ Hùng của báo Thanh Niên đột ngột bị cách chức, tước thẻ gây ồn ào những ngày qua thực tế là chỉ là bề nổi của cuộc chạy đua quyền lực nhắm tới kỳ Đại hội Đảng XII đang đến rất gần...”

Bài viết này nêu rằng: Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn muốn lên chức Bộ Trưởng, nên làm một màn chơi nổi, tước thẻ nhà báo của Đỗ Hùng bất kể có thể làm xấu mặt VN trong các cuộc thương thuyết về hiệp định thương mại TPP vì hình ảnh nhân quyền và tự do ngôn luận vi phạm thê thảm quá.

Đặc biệt, ông Thứ Trưởng cũng hứa rằng lột thẻ nhà báo chỉ là màn trình diễn, bài Bích Minh viết:

“Nguồn tin cũng tiết lộ rằng Thứ trưởng Tuấn cũng có hứa hẹn với lãnh đạo Báo Thanh Niên rằng Đỗ Hùng sẽ được cấp lại thẻ trong thời gian sớm nhất. Điều này càng cho thấy quyết định xử lý thực ra không nhắm vào nhà báo Đỗ Hùng hay báo Thanh Niên mà chỉ nhằm “làm màu” cho người đã ban hành quyết định đó.”


Bài viết cũng cho biết rằng

Ông Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960) đột nhiên nổi lên từ khoảng giữa năm 2014 như một hiện tượng “kinh hoàng” của báo giới Việt Nam sau một loạt các động thái khá mạnh tay nhắm vào báo chí ngay sau khi được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ TTTT (1/2004) phụ trách lĩnh vực báo chí.

Bài viết nói rằng riêng xử lý báo chí năm 2014 của Thứ trưởng Trương Minh Tuấn:

-- Bộ này đã xử phạt vi phạm hành chính một số cơ quan báo chí, xuất bản, thông tin điện tử với tổng số tiền 2,522 tỷ đồng.

Riêng trong lĩnh vực báo chí có tổng số 68 trường hợp bị xử phạt với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng; xuất bản có 9 trường hợp với 166 triệu đồng; thông tin điện tử là 31 trường hợp với hơn 850 triệu đồng.

-- Số lượt vi phạm hành chính của cơ quan báo chí trong năm 2014 bị xử lý tăng hơn gấp đôi so năm 2013 (năm 2013 có 27 lượt vi phạm, năm 2014 là 57 lượt vi phạm)…

-- Ngoài việc phạt nặng, đã có một mạng xã hội bị thu hồi giấy phép vĩnh viễn, một tờ báo và một trang thông tin điện tử bị đình bản ba tháng, tịch thu bảy tên miền…

Tuấn là người thuộc phe của ai?

Bài viết nói:

“Trước đó ông Tuấn là Vụ trưởng, Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo TW tại Đà Nẵng và sau đó là Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo thuộc Ban Tuyên giáo TW.”


Có phải phe Nguyễn Bá Thanh? Không rõ, nhưng có vẻ như không cùng phe với Nguyễn Tấn Dũng.

Vì hiện nay có 3 người tranh ghế Bộ Trưởng TTTT:

“Các nguồn tin thân cận với Bộ TTTT cho biết chiếc ghế Bộ trưởng Bộ TTTT sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt của 3 ứng cử viên gồm: Thứ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn; Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) Nguyễn Mạnh Hùng và Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Trần Bình Minh.”

Đặc biệt, Trần Bình Minh đươc xem là thân với Nguyễn Tấn Dũng.

Bài viết kể:

“...ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc VTV được cho là có quan hệ thân thiết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong vụ Đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga bị bắt giữ, khởi tố hồi 1/2015 đích thân ông Trần Bình Minh đã chỉ đạo các thuộc cấp của mình làm đậm vụ này một cách bất thường.

Theo những người am hiểu đó thực chất là một cách ông Minh tấn công gián tiếp Bí thư thành uỷ Phạm Quang Nghị, người bảo kê cho bà Châu Thị Thu Nga. Ông Phạm Quang Nghị được coi là ứng viên nặng ký cạnh tranh chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới với đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng....”


Nghĩa là, từ ghế Tổng Bí Thư, ghế Chủ Tịch Nước, ghế Thủ Tướng, cho tới ghế Bộ Trưởng... cũng đều đang sôi động chiến trường phi tiêu.

Không rõ bàn tay Tập Cận Bình sẽ thò tới thế nào...




No comments: