Phương
Thảo
dịch
VNTB - Ông Dũng lắng nghe
qua lời dịch của phiên dịch và chỉ có thể cười gượng một chút khi ông Abbott kết
thúc câu trả lời. Ông Dũng từ chối trả lời câu hỏi dành cho ông ta là liệu ông
có quan tâm đến hậu quả của việc cắt giảm ngân sách viện trợ đối với người dân
Việt Nam hay không.
‘Nếu
các ông không có nền kinh tế nước nhà ổn định thì rất khó để trở thành bạn tốt
và láng giềng tốt với nước ngoài,’ Ông Abbott tuyên bố trong một cuộc họp báo
chung của cả hai nước.
Thủ Tướng VN & Thư
Tướng Úc
Tony
Abbott đã
bảo vệ quyết định cắt giảm 11 tỷ trong ngân sách viện trợ nước ngoài của chính
phủ Úc trong một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Nguyễn
Tấn Dũng và Abbott cùng hiện diện ở buổi họp báo sau buổi lễ chính thức ký kết
"Tuyên bố đẩy mạnh đối tác toàn diện".
Khi
được hỏi liệu ông ta có lấy làm xấu hổ khi phải giải thích lý do cắt giảm viện
trợ cho ông Dũng, Abbott trả lời rằng Úc đã có nhũng bước "giảm thiểu
khiêm tốn" nhưng số tiền viện trợ còn lại sẽ được tập trung vào cho các quốc
gia trong vùng Châu Ấ Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
“Điều quan trọng hiển
nhiên đối với tất cả các quốc gia là đảm bảo sự bình ổn kinh tế quốc nội, bởi
vì nếu không ổn định được nền kinh tế trong nước, thì rất khó để trở thành bạn
tốt và láng giềng tốt với nước ngoài ,” Abbott tuyên bố.
Ông
Abbott tuyên bố thêm là cần phải nhớ đến "mục tiêu" của viện trợ, “Mục tiêu của viện trợ không phải là tạo ra mối
quan hệ phụ thuộc lâu dài, mà mục tiêu của viện trợ là đảm bảo cho các quốc gia
được trợ giúp để phát triển đến mức họ không cần viện trợ nữa.”.
“Và rõ ràng, Việt Nam
đã có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong vòng vài năm qua, đặc biệt dưới sự
lèo lái của ông Dũng, điểu này có nghĩa là loại viện trợ này sẽ ngày càng ít cần
thiết cho họ hơn"
Ông
Dũng lắng nghe qua lời dịch của phiên dịch và chỉ có thể cười gượng một chút
khi ông Abbott kết thúc câu trả lời. Ông Dũng từ chối trả lời câu hỏi dành cho ông
ta là liệu ông có quan tâm đến hậu quả của việc cắt giảm ngân sách viện trợ đối
với người dân Việt Nam hay không.
Ngân
sách viện trợ của Úc dành cho Việt Nam trong hai năm 2014/2015 là 140 triệu đô
la.
Bản
tuyên bố xác nhận lại việc thắt chặt hợp tác thương mại, an ninh, giáo dục và
văn hóa với Việt Nam.
Thông
qua người phiên dịch, ông Dũng nói rằng bản tuyên bố này nên "đào
sâu" mối quan hệ giữa hai nước và nêu lên hai lĩnh vực có liên quan là
giáo dục và nông nghiệp, cũng như là việc tăng cường hợp tác trong việc điều
hành an ninh và quốc phòng.
Mối
quan tâm nổi bật là vấn đề tự do của vùng Biển Đông và thỏa thuận " tự kiềm
chế và không có những hành động làm gia tăng căng thẳng thêm tình hình khu vực".
Ông
Abbott tuyên bố rằng mối quan hệ Úc - Việt đang phát triển "ngày càng bên
vững" và sẽ được tăng cường hơn nữa bởi đối tác xuyên Thái bình dương TPP
hiện vẫn còn đang trong vòng đàm phán.
“Chúng ta đều đã phát
triển giàu mạnh trong hòa bình suốt 40 năm qua nhờ sự ổn định trong khu vực, và
bất cứ điều gì làm tổn hại sự ổn định đó thì cả hai bên sẽ cùng nhau tìm hiểu
và hợp tác ngăn chận lại.” Ông Abbbott nhấn mạnh
Phái
đoàn của ông Dũng đã gặp phải những người biểu tình đòi nhân quyền khi họ đến
tòa nhà Quốc Hội hôm thứ Tư. Phần lớn những người tham gia biểu tình là những
người Úc gốc Việt. Trong bản báo cáo đặc biệt tháng này của Liên hiệp quốc về
tình trạng tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam, trong đó có nêu rõ "phạm
vi tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn duy trì ở mức độ cực kỳ giới hạn
và không an toàn".
Heiner Bielefeldt, đặc phái viên
chuyên trách tự do tôn giáo của Liên hiệp quốc cho hay Việt Nam đã làm hủy hoại
mục đích các chuyến viếng thăm của ông, không cho phép gặp gỡ riêng và giám sát
những người cần gặp. Những người này bị "hăm dọa, thẩm vấn điều tra và thậm
chí là thương tích" trước và sau khi ông đến thăm.
Phía
Việt Nam không ủng hộ bản báo cáo này.
Nguồn:
The
Guardian
No comments:
Post a Comment