12:09:pm
01/03/15
(người con gái của cụ
là nhân chứng, và tặng cho tác giả di ảnh của cụ để kèm theo với bài)
Tôi
mượn lời trong tựa nhỏ Viết Để Chịu Tội nơi đầu trang cuốn hồi ký Giải Khăn Sô
Cho Huế của nhà văn Nhã Ca xuất bản tại Saigon năm xưa mở đầu cho loạt bài “
Nhang Đèn Góp Giỗ” vì mặc dầu đã hơn 40 năm qua nhưng không thể nào bỏ mặc những
cái chết oan khuất do chính Việt Cộng giết hại mà không nhắc lại .
Trong
trận chiến Tết Mậu Thân 1968, Huế là thành phố bị thiệt hại nặng nhất về nhân mạng
cũng như vật chất vì bị VC chiếm đóng lâu dài nhất. Riêng người Huế sở dĩ bị
tàn sát dã man, theo một số nhân chứng, là do VC được chỉ điểm bởi một số nằm
vùng địa phương vì thù oán nhau mà trả thù, rồi lại được tự do đi lại trong
thành phố nên tự do hành động, nhất là trong khoảng từ mồng hai tới mồng bốn,
tha hồ đi từng nhà, lôi từng người ra bắn giết theo ý muốn. Cũng trong tờ Time
được đăng lớn: The Massacre Of Hue. 5 tháng trước ngày tết Mậu Thân, cộng sản
đã lập hai danh sách: một danh sách gồm 200 cơ sở chính quyền, ngay cả căn nhà
vợ lẽ hay tình nhân của ông cảnh sát trưởng. Danh sách thứ hai gồm tên những
người được coi là thành phần phản cách mạng liên hệ đến chính quyền Sàigòn như
sĩ quan, công chức, trí thức và những tu sĩ không hợp tác với Cộng Sản. Phóng
viên Don Oberdorfer của tờ Washington Post sau ba lần ra điều tra cũng xác nhận
Cộng Sản có sẵn sổ đen, đến từng nhà nạn nhân để bắt đi và giết chết khoảng
5000 người.
Cũng
theo Hoàng Phủ Ngọc Tường trong một bài phỏng vấn của Thụy Khuê, đăng lại trên
Chuyển Luân. Ông cho rằng có 3 thành phần người bị sát hại: một, trong những
người bị sát hại là do hành động trừng phạt của quân Giải Phóng dành cho những
người thực sự có tội.
Câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến người ta ngỡ ngàng, khinh bỉ. Ông Nguyễn văn Lục đã lớn tiếng hỏi:
Câu trả lời của Hoàng Phủ Ngọc Tường khiến người ta ngỡ ngàng, khinh bỉ. Ông Nguyễn văn Lục đã lớn tiếng hỏi:
“
Sự trừng phạt của quân giải phóng dành cho những người thực sự có tội hiểu ngầm
là họ đáng tội chết lắm? Vậy họ là ai? Có thể nào nói rõ hơn những người có tội
là những sĩ quan quân đội VNCH về nghỉ phép, những công chức, những vị tu hành?
Thực
sự có tội có phải là Stephen Miller trốn nơi nhà một người bạn Việt Nam. Ông đã
bị hành quyết ở một thửa ruộng đằng sau một chủng viện của Thiên Chúa Giáo. Thực
sự có tội có phải là Bác sĩ Dr. Horst Gunther Krainick, giáo sư y khoa Huế bị bắt
làm tù binh cùng với vợ và hai con. Discher và Alterkoster. Tất cả 6 người đều
bị dẫn về chùa Từ Đàm sau đó bị thảm sát và vùi nông ở một cái hố. Mặc dầu là
người Pháp, hai vị tu sĩ thừa sai dòng Bénédictins, một bị giết, một bị chôn sống.
Cũng như thế, thực sự có tội có phải là LM Bửu Đồng cũng bị thảm sát, mặc dầu
có cảm tình với Cộng Sản. Chỗ khác, 5 sĩ quan VNCH bị bắn tại một sân vận động
sau khi bị bắt. Rồi đến lượt ông Phó tỉnh trưởng Hành Chánh Thừa Thiên Trần
Đình Phương tại vệ đường số 3, đường Nguyễn Hoàng? Thực sự có tội có phải là
gia đình ông giáo sư Trần Điền? Hay thực sự có tội là ông Ngô Tố 67 tuổi suốt đời
khoan hòa, sống tại làng Thế Lại Thượng được kể tiếp ra đây?
Ông
Ngô Tố sinh năm 1901 là con trai thứ ba của cụ Thượng thư Bộ hình Ngô Úy Tri
sinh sống tại làng Thế Lại thượng. Ông Ngô Tố cũng chính là chú ruột của tướng
Ngô Dzu, Tư lịnh vùng II chiến thuật. Theo con gái của ông là bà Ngô thị Kim
Chi hiện đang sống tại thành phố Lasing thuộc tiểu bang Michigan kể: Chiếm Huế
xong, Việt Cộng đi từng nhà truy lùng những thành phần họ đã ghi trong sổ bìa
đen. Vào chiều ngày 21 tháng Giêng, khoảng 2 giờ trưa, ông Ngô Tố đang quét dọn
ngoài sân thì một thanh niên độ tuổi trung học tên Vàng là con cháu trong làng
đến mời nói Mặt trận Liên Minh mời ông đi họp. Nghe tên Mặt trận Liên Minh mời
cả nhà biết tai họa đến rồi nên hoảng kinh không nén được sợ hãi bèn khóc oà.
Riêng ông ngoại mấy cháu sau phút giây bàng hoàng, sau đó ông trấn tĩnh kêu các
con lấy thêm áo ông mặc vì bên ngoài trời lạnh như cắt, xong lủi thủi đi theo hắn
lên nhà Cảnh Sơn là nơi mặt trận đặt trụ sở. Chị Kim Chi nghẹn ngào “ Ông ngoại
mấy cháu bị đưa đi rồi, mặc dù cả nhà rối bấn lên vì biết số phận ông sẽ bi thảm
giống như hàng ngàn người dân bị bắt trong vài tuần lễ trước đó không hy vọng
trở về nhưng vẫn nhớ ra một điều thiết thực lục soạn cái gì đó đưa cho ông ngoại
cháu mang trong mình để làm tin, làm dấu, lỡ có gì sau này dễ nhận ra xác! Mạ
tôi run rẩy lấy xâu chuổi đeo cổ bằng ốc được xỏ bằng giây nhợi rồi sai tôi chạy
theo đeo cho được vào cổ ông.
Ở
bên cạnh ông ngoại mấy cháu tới giờ phút cuối cùng là cậu em Ngô Ngọc Tuyền. Đến
khoảng 8 giờ tối thì thằng Bẻo, trưởng ban ám sát người cùng làng dẫn mấy người
bị bắt khác cùng ông ngoại mấy cháu đi. Lúc dắt đi ngang nhà thấy vợ con đứng
lúp xúp trước cửa, ông ngoại mấy cháu dừng lại vòng tay trước ngực như chào từ
giã những người thân yêu rồi nói với thằng Bẻo: “Ông có bắn tui thì bắn tại
đây, tui muốn chết thấy mặt vợ con tui …” Thằng Bẻo liền trả lời: “Tui đưa cậu Ấm
lên Phú Thứ học tập thôi, liên minh có giết ai mô mà nói rứa”.
Nói
xong thằng Bẻo lôi họ đi về hướng Phú Thứ.
Đêm
đó là đêm dài nhất, dài vô tận. Sáng tờ mờ cả nhà tức tốc lén lút túa nhau đi
tìm nhưng không tìm thấy tung tích mấy người bị bắt hôm qua để rồi tức tưởi nhận
ra: Tất cả đã bị giết!
“
Biết cha mình già cả lại vô tội, bị đem đi giết thật đau đớn khôn cùng, nên suốt
bao năm sau đó tôi cứ tự hỏi trong tức tối ông ngoại mấy cháu có tội tình chi
mà chết đau đớn như ri!”
Vài
hôm sau tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân vô giải cứu bảo vệ dân chúng và đưa tất cả
di tản xuống Bao Vinh. Gia đình ông Ngô Tố tạm cư ngoài Đà Nẵng, chỉ riêng có
cô con gái lớn đang mang bầu gần sanh nhất định ở lại để theo đoàn người lặn lội
kiếm cho được xác cha của mình. Toán kiếm xác tìm được một hầm tại Phú Thứ chắc
khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những
thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng
tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu
cuốc, từ phía lưỡi vào. Cứ 10 người bị cột vào giây điện thoại và đều bị đập vỡ
đầu từ phía sau.…
Cuối
cùng những người sống quanh chùa Vàng cho biết thời gian đó túi túi thường có
tiếng la thét đau đớn. Họ quật lên tìm thấy xác ông Ngô Tố bị đập đầu chôn
chung với 3 chú cháu Hy, Vĩnh, Thảo, ông thợ bạc…Toàn là những người vô tội
cùng làng. Có ông Tổng Đệ bất mãn bỏ Mặt Trận bị giết chung.
Ông
Ngô Tố bị giết. Hàng ngàn người dân Huế bị giết oan ức như…tại vùng Gia Hội, có
một chị tên Tuý. Chị là một sinh viên, khi Việt Cọng đến tìm anh của chị, không
có nên bắt chị thay thế. Chị Tuý bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. Còn tại Vỹ Dạ,
có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt thì
không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ.
Sự
man rợ tàn bạo bất nhân của bọn Việt Cộng đã có đầy đủ những bằng chứng khiến
ai nấy nhớ lại cũng đều phẩn uất. Bây giờ đã đến lúc những người con Huế đồng
dõng dạc: Này, Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan …Những
người dân đó có tội gì mà lũ bây giết một cách dã man như vậy?
Hãy
nói, viết, lên sự thật. Những sự thật như những nén nhang, góp giỗ cho những
oan hồn của Huế.
Tạm
kết bài này, mời quý vị nghe lại Duy Khánh và xem lại hình ảnh Mậu Thân, để
khóc với Huế, với dân Huế.
© thụyvi
No comments:
Post a Comment