Người
Việt
Tuesday,
March 10, 2015 5:26:55 PM
VIỆT
NAM (NV) -
Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc sẽ thảo luận về tự do tôn giáo ở Việt
Nam tại kỳ họp thứ 28, trong hai ngày 10 và 11 tháng 3, dựa trên báo cáo của
ông Heiner Bielefeldt.
Ông
Heiner Bielefeldt là giáo sư về nhân quyền tại Ðại Học Erlangen-Nurnberg ở Ðức.
Ông được Liên Hiệp Quốc chọn làm đặc phái viên và cử đến Việt Nam để tìm hiểu về
tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hình chụp ông Bielefeldt trong cuộc họp báo về chuyến
công tác mười ngày tại Việt Nam. (Hình: AP)
Chuyến
công tác của ông Bielefeldt diễn ra trong mười ngày, từ 21 tháng 7 đến 31 tháng
7 năm ngoái.
Báo
cáo của ông Bielefeldt gửi Hội Ðồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc nhận định,
tuy các tôn giáo tại Việt Nam có khả năng thể hiện sự tự trị của họ, song các
quyền tự do tôn giáo bị xâm hại một cách không thể phủ nhận được do các biện
pháp độc đoán, các đe dọa và một áp lực thường trực.
Hồi
cuối tháng 7 năm ngoái, trước khi rời khỏi Việt Nam, ông Bielefeldt từng tổ chức
một cuộc họp báo. Tại cuộc họp báo đó, ông tuyên bố, Việt Nam vẫn đang vi phạm
nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và ông là một trong những nhân chứng về việc
sự hăm dọa, sách nhiễu, theo dõi các cuộc trò chuyện riêng tư.
Trong
thông cáo báo chí được phát hành tại cuộc họp báo vừa kể, ông Bielefeldt nhận định,
so với trước, cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với các tôn giáo đã đạt
được một số tiến bộ nhưng nhìn chung, Việt Nam vẫn vi phạm nghiêm trọng tự do
tôn giáo.
Căn
cứ vào các tài liệu, nội dung những cuộc phỏng vấn một số nhân vật hoạt động bảo
vệ nhân quyền và thành viên nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhau tại Việt Nam,
cùng với kết quả quan sát cá nhân, ông Bielefeldt cho rằng, chính quyền Việt
Nam có thái độ tiêu cực và tùy tiện đối với quyền của các nhóm thiểu số và những
cá nhân thực hành tôn giáo ngoài các kênh chính thức đã được thiết lập.
Vi
phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam thể hiện qua việc thường xuyên viện dẫn một cách
thiếu cụ thể về “lợi ích của đa số” hoặc lợi ích của “trật tự xã hội.” Bên cạnh
đó, Việt Nam đặt ra các hạn chế quá rộng về nhân quyền nói chung và quyền tự do
tôn giáo hay tín ngưỡng nói riêng.
Ông
Bielefeldt nhận định, Việt Nam đã phê chuẩn hầu hết các công ước về nhân quyền,
trong đó có Công ước về các quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), bảo vệ tự do tư
tưởng, lương tâm, tôn giáo hay tín ngưỡng. Dù các tiêu chuẩn quốc tế, chấp nhận
một số hạn chế trong việc thực hành quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng nhưng
việc hạn chế phải tuân thủ một số tiêu chuẩn để được xem là chính đáng. Tại Việt
Nam, các hạn chế rộng hơn nhiều so với các tiêu chuẩn về hạn chế quy định trong
ICCPR. Ðiều đó bôi mờ ranh giới của tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến việc thực thi quyền này trong thực tế, trong khi lẽ ra phải bảo
vệ vô điều kiện đối với tâm linh cá nhân. Cộng đồng quốc tế cấm xâm phạm tâm
linh cá nhân như cấm nô lệ hay cấm tra tấn, không chấp nhận bất kỳ ngoại lệ
nào.
Với
tư cách đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc, ông Bielefeldt tỏ ra đặc biệt lo ngại
về điều 258 trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam (lợi dụng các quyền tự do, dân chủ
xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân), bởi Tòa án Tối cao của Việt
Nam chưa bao giờ định nghĩa thế nào là “lợi dụng.” Sự thiếu rõ ràng của điều
258 đã tạo cho chính quyền Việt Nam cơ hội tự ý định đoạt để ngăn chặn tất cả
các loại hoạt động trong dân chúng nếu những hoạt động đó bị xem là mâu thuẫn với
lợi ích của nhà nước. Trên thực tế, điều 258 của Bộ Luật Hình Sự đã được áp dụng
thường xuyên để hạn chế quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người
khác.
Trong
thông cáo báo chí, ông Bielefeldt cho biết thêm, ông đã thảo luận với nhiều
viên chức Việt Nam về yêu cầu các cộng đồng tôn giáo phải “đăng ký hoạt động.”
Theo ông, việc thực thi quyền con người đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng,
bởi cá nhân hoặc trong một cộng đồng, không thể phụ thuộc vào bất kỳ hành vi
hành chính nào như “công nhận.”
Suốt
mười ngày ở Việt Nam, ông Bielefeldt đã gặp gỡ nhiều viên chức, nhân vật hoạt động
bảo vệ nhân quyền, đại diện một số tôn giáo ở Tuyên Quang, Hà Nội, Sài Gòn và
Vĩnh Long, thăm một tù nhân nhưng theo ông, ý định đến An Giang, Gia Lai, Kon
Tum không thể thực hiện được. Ông Bielefeldt nhấn mạnh, một số cá nhân mà ông
muốn gặp đã bị công an Việt Nam cảnh cáo, sách nhiễu, thậm chí bị vây, ngăn cản
di chuyển. Những người đã gặp ông cũng bị công an Việt Nam theo dõi hoặc tra vấn.
Việc di chuyển của cá nhân ông cũng bị giám sát chặt chẽ, sự riêng tư của một số
cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Tất cả những điều đó được ông Bielefeldt xác
đinh là “vi phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu.”
Ông
Bielefeldt yêu cầu chính quyền Việt Nam phải thực hiện đúng cam kết không để bất
kỳ ai đã gặp gỡ ông trong chuyến công tác bị đe dọa, sách nhiễu, trừng phạt.
Ông khẳng định sẽ tiếp tục liên hệ với họ và theo dõi sự an toàn của họ. Bất kỳ
hành vi có tính trả thù nào cũng sẽ được báo cáo lên Hội Ðồng Nhân Quyền và Ðại
Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc.
Nhận
định về báo cáo của ông Bielefeldt. Tổng biên tập tờ Giáo Hội Châu Á (Eglises
d'Asie) nới với tờ Le Croix rằng, báo cáo sẽ không tạo ra những thay đổi lớn
cho đời sống tôn giáo tại Việt Nam nhưng vì Việt Nam đang cần sự hậu thuẫn của
cộng đồng quốc tế trong việc đối mặt với Trung Quốc nên có lẽ báo cáo sẽ được một
số viên chức Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng. (G.Ð)
-----------------------
TIN LIÊN QUAN :
No comments:
Post a Comment