Thứ Ba, ngày 27 tháng 1 năm 2015
Trên
Diễn Đàn này, giáo sư Phạm Cao Dương vừa có bài viết về chính phủ
Trần Trọng Kim. Đây là bài viết của một sử gia lành nghề. Vì thế,
để hưởng ứng giáo sư Dương, tôi xin gửi tới bạn đọc của Thế Kỷ
Online bài viết về thành quả của họ Trần về Sử Học, trích
trong một tác phẩm sắp xuất bản. TAT
*
Trần Trọng
Kim sinh năm Quí Mùi 1883 tại làng Kiều Lĩnh, xã Ðan Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh
Hà Tĩnh. Cụ về hưu sau 31 năm làm việc trong ngành giáo dục.
Cụ tốt nghiệp Sư
Phạm tiểu học tại Pháp rồi về nước khoảng năm 1911, được
bổ dạy tại trung học Bảo Hộ (Trường Bưởi), trường Hậu Bổ và
tại trường Nam Sư Phạm từ
năm 1919. Cụ giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc
như Thanh Tra Tiểu Học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), giám đốc các trường nam tiểu học Hà Nội từ năm 1933 cho đến khi về
hưu năm 1942. Cụ còn là Phó Trưởng Ban Ban Văn Học của Hội Khai Trí Tiến
Ðức tại Hà Nội.
Hoạt động trong ngành sư phạm, cụ viết Sơ Học Luân Lý
(1914), Sư Phạm Khoa Yếu Lược (1916), Việt Nam Sử Lược (bộ 2 quyển,
1919), Truyện Thuý Kiều (hiệu khảo Ðoạn Trường Tân Thanh cùng với Bùi Kỷ,
1925), Les 47 Articles de Cathechisme Moral de l’Annam d’Autrefois. 47 Ðiều
Giáo Hoá Ðời Lê Triều (dịch ra Pháp văn, 1928), hai bộ sách giáo khoa Quốc
Văn Giáo Khoa Thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư (3 tập cho các lớp Ðồng Ấu,
Dự Bị, và Sơ Ðẳng, soạn cùng Nguyễn Văn Ngọc, Ðặng Ðình Phúc, và Ðỗ Thận), và Việt
Nam Văn Phạm (soạn cùng Bùi Kỷ và Nguyễn Mạnh Tường, cùng Nguyễn Quang Oánh
(?), 1941). Năm 1916, Trần Trọng Kim cộng tác với Nguyễn Văn Vĩnh ra tập Nam
Học Niên Khoá, đến năm 1919 thì đổi thành Học Báo. Ðây là cơ quan
giáo khoa đầu tiên ở nước ta, giúp ích nhiều cho các giáo viên tiểu học.
Trần Trọng Kim còn nghiên cứu về nho giáo qua tác phẩm Nho
Giáo. Cụ diễn thuyết về Phật Giáo và xuất bản Phật Giáo Thủa Xưa và Phật
Giáo Ngày Nay. Cụ biên khảo thơ với ba bộ Ðường Thi, Việt Thi, và Hạnh Thục Ca (phiên âm và chú thích).
Trần Trọng Kim cộng tác với Ðông Dương Tạp Chí về
Việt sử và luân lý, với Nam Phong Tạp Chí về Khổng Tử và Lão Tử.
Một Cơn Gió Bụi (Kiến Văn Lục) là hồi ký Cụ viết xong năm 1949, được Vĩnh Sơn xuất bản năm 1969 tại Sài
Gòn, khi Cụ đã mất. Ðiều đáng tiếc là hồi ký của Trần Trọng Kim chỉ ghi lại
quãng thời gian 1943-49 trong đời Cụ. Vì thế hồi ký không cho
chúng ta chút thông tin nào về tiểu sử của Cụ, nhất là việc học hành trong nước
thủa nhỏ, thời gian du học Pháp, và việc biên soạn Việt Nam Sử Lược.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, tuyên bố
trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Ðại
tuyên bố hủy bỏ Hòa Ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền quốc
gia. Trần Trọng Kim được giao thành lập nội các vào ngày 17 tháng 4 năm 1945.
Ðây là chính phủ đầu tiên và Trần Trọng Kim trở thành Thủ Tướng đầu tiên của nước
Việt Nam độc lập.
Ngày nay, một số chi tiết về sử gia Trần Trọng Kim đã bị
nhiễu loạn. Như hai tác gỉa Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế trong Từ Ðiển
Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam (Tp HCM, nxb Văn Hoá, 1993, 1215 tr.) cho biết Cụ
sinh năm Nhâm Ngọ 1882 là sai, vì trong hồi ký Một Cơn Gió Bụi, Trần Trọng
Kim đã ghi rõ cụ sinh năm Quý Mùi 1883. Mạng điện tử Wikipedia cho biết Trần Trọng
Kim tốt nghiệp Trường Thông Ngôn, rồi qua Pháp học Trường Thương Mại và
được học bổng học Trường Thuộc Ðịa Paris mà sử gia Vũ Ngự Chiêu đã lục được hồ
sơ tại Pháp (?)
Tôi đọc trong tạp chí Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo (do
F.-H. Schneider chủ nhiệm và Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút) thấy có ba bản tin
về Trần Trọng Kim hồi năm 1907. (Nhân đây, tôi cám ơn nhà nghiên cứu Nguyễn Duy
Chính, Nam California, đã gửi tặng CD bộ Ðại Nam Ðăng Cổ Tùng Báo năm
1907).
Số 793 ra ngày Thứ Năm 28.3.1907 có bản tin chi tiết về một
người thợ cẩn (khảm) tên Trần Trọng Kim sang Pháp nhân cuộc Triển Lãm Thuộc Ðịa
Pháp tại Marseille năm 1906. Nhà báo khen tinh thần Trần Trọng Kim “trước
làm công ở cửa hàng, lương cũng đã cao thế mà quyết định bỏ việc...”
và được Hauser, đốc lý Hà Nội, và là người phụ trách đấu xảo Marseille
1906 của Ðông Dương, “thấy người có trí (sic!) khí cũng thương mà cho một
chân thợ sang Tây.” Sang đến Pháp, nhân vật Trần Trọng Kim này được sự giúp
đỡ của Pierre Vierge (nhà báo) và Lhermite (hiệu trưởng trường Institute Libre
de Garcons ở Bourg Saint Andéol) cho vào học trường này.
No comments:
Post a Comment