HỒ VIẾT THỊNH
Thứ
Năm, ngày 29/1/2015 - 02:30
(PL)-
Việc chuyển từ chặt sang cắt đầu con lợn sẽ làm cho lợn thêm đau đớn dai dẳng,
đồng thời cũng tác động xấu hơn đối với người xem, đặc biệt là trẻ em.
TIN
LIÊN QUAN
- Tổ chức Động vật Châu Á kiến nghị chấm dứt lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh
- Những lễ hội 'kinh dị' ở Việt Nam
Như Pháp
Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 27-1, Tổ chức Động vật châu Á đã phát động
chiến dịch kêu gọi cộng đồng cùng ký tên kêu gọi ban hành quy định chấm dứt lễ
hội chém lợn tại làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Dã man, phản cảm
Trong
kiến nghị của mình, Tổ chức Động vật châu Á miêu tả: “Hằng năm, cứ vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch, hàng ngàn người dân lại tập
trung về thôn Ném Thượng, Tiên Du, Bắc Ninh để tham dự lễ hội chém lợn tàn bạo.
Trong đó, những con lợn khỏe mạnh được chọn ra làm vật hiến tế sẽ bị chém ra
làm đôi trước sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có cả trẻ em. Lễ hội này
thu hút sự chú ý của hàng ngàn người dân, bao gồm rất nhiều trẻ em, từ các xã
xung quanh tập trung tại địa điểm này để quết máu lợn lên tiền rồi mang về nhà
với niềm tin rằng điều đó sẽ mang lại may mắn cho họ cả năm. Đây là lễ hội tàn
bạo nhất trên cả nước, đã và đang bị rất nhiều cá nhân và tổ chức trong và
ngoài nước lên án”.
Tổ chức
này cũng cho rằng việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối
xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến
cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có
tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng.
Lễ hội
chém lợn trong năm 2014 đã thay đổi từ chém sang cắt cổ lợn. Ảnh: Tổ chức Động
vật châu Á.
Biểu
hiện của trẻ em khi xem việc cắt tiết lợn. Ảnh: Tổ chức Động vật châu Á
Cắt cổ tăng thêm sự tàn bạo
Phản hồi
về kiến nghị này, ông Lê Đắc Thuật, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bắc Ninh,
cho hay việc đó không còn tồn tại nữa.
Còn ông
Nguyễn Văn Nam (cán bộ văn hóa phường Ném Thượng) lại thông tin: “Lễ hội vẫn diễn ra bình thường,
các nghi lễ vẫn được duy trì, tuy nhiên chúng tôi sẽ chỉ cắt tiết lợn thôi,
không chém lợn như năm trước nữa (!)”.
Trong
khi đó, ông Nguyễn Tam Thanh, cán bộ phúc lợi động vật của Tổ chức Động vật
châu Á, đã cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh cho thấy lễ hội vẫn diễn ra
trong năm 2014 vừa qua.
Ông
Thanh khẳng định: “Chúng tôi đã trực tiếp
có mặt tại lễ hội vào năm Giáp Ngọ này và ghi nhận thực tế đúng như những gì
chúng tôi thể hiện trong kiến nghị”.
Theo ông Thanh, trong vài năm gần đây con lợn
không còn bị chém nữa mà thay vào đó người ta lấy dao cứa cho đầu đứt lìa khỏi
cơ thể trong lúc con lợn đang còn sống.
“Theo tôi việc chuyển từ chặt sang cắt sẽ làm
cho con lợn thêm đau đớn dai dẳng, đồng thời cũng tác động xấu hơn đối với người
xem, đặc biệt là trẻ em. Nó không hề làm giảm đi tính bạo lực, dã man mà thậm
chí còn tăng thêm”
- ông Thanh nói.
Bộ VH-TT&DL phản đối
Trả lời
câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM về lễ hội chém lợn, cũng như các lễ hội có
các nghi lễ tương tự, ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ
VH-TT&DL, khẳng định: “Quan điểm của
Bộ VH-TT&DL là những hủ tục, những trò chơi dân gian kích thích bạo lực thì
Bộ hoàn toàn phản đối và không bao giờ ủng hộ những hành động này. Trong một
xã hội văn minh mình cần phải hướng đến những giá trị chân thiện mỹ đích thực của
cuộc sống, không nên duy trì những hủ tục như vậy. Cần hạn chế dần những
hành động bạo lực. Bộ đã lên tiếng rất nhiều lần rồi, nhất là việc chém lợn dã
man, tàn bạo”.
*
Lễ hội
chém lợn bắt nguồn từ một truyền thuyết xưa, theo đó có một vị tướng khi đánh
trận chạy đến vùng núi Ném Thượng đồn trú đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó, hằng
năm người dân đã mở hội chém lợn để tưởng nhớ người có công khai khẩn đất. Con
lợn được chọn để tế bị chém đứt làm đôi trước sự chứng kiến của nhiều người.
Dân làng và du khách thập phương thường cầm những tờ tiền lẻ chấm vào máu lợn rồi
mang về đặt lên ban thờ, cầu cho một năm may mắn và sung túc.
HỒ VIẾT
THỊNH
No comments:
Post a Comment