Yoshitaka Tanaka
Posted on Jan 2, 2015
Dưới
đây là một bài viết về giáo viên Việt Nam trong cuốn sách “cải cách giáo dục Việt
Nam” của một học giả người Nhật đã từng sống ở Bắc Giang 3 năm từ 2004 đến
2007.
1.
Lý do vì sao nghề giáo ở Việt nam lại được tôn kính.
Có
2 lý do để ông khẳng định nghề giáo ở Việt Nam được mọi người kính trọng. Lý do
thứ nhất ông cho rằng, từ xa xưa người Việt Nam bị ảnh hưởng của nho giáo từ
trung quốc cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử. Lý do thứ 2 đó là do tỷ lệ
học lên đại học ở Việt Nam những năm 90 là cực thấp ( 1995: 2%) vì thế, dưới
con mắt một người dân thường, Người giáo viên là một nhà tri thức, một con người
ưu tú xuất sắc. Những gì giáo viên nói là chuẩn mực, là chính xác.Tuy nhiên nó
dẫn đến hệ luỵ đó là khiến giáo viên nhầm tưởng rằng mình thực sự giỏi giang, tự
đề cao mình, và quên mất đi việc nỗ lực để trở thành người thầy tốt hơn.
2.
Người thầy Việt Nam sử dụng QUYỀN LỰC, tiêu diệt hứng thú học tập của học sinh.
Ông
chỉ ra sự sai khác giữa QUYỀN UY NGHIỆP VỤ và QUYỀN LỰC CÁ NHÂN. Người giáo
viên Việt Nam nhầm tưởng QUYỀN UY mà họ sẵn có chính là QUYỀN LỰC CỦA CÁ NHÂN
mình. QUYỀN UY của người thầy được tiếp nhận mà ông nhắc đến chính là “sự cuốn
hút bởi tính cách của người thầy khiến tự trong thâm tâm mình các em học sinh
ngoan ngoãn lắng nghe.” Tuy nhiên, người giáo viên Việt Nam sử dụng QUYỀN LỰC
CÁ NHÂN để bắt ép học sinh phải ngoan ngoãn nghe theo. Trong bài có một đoạn
văn ông viết như sau: “Những tiếng động uy hiếp “rầm” phát ra từ chiếc thước kẻ
được đập xuống bàn hay bảng đen, hay những lời de dọa như “không nghe lời thì
tao sẽ cho mày điểm xấu, hạnh kiểm yếu…” Vô tình khiến học sinh bị dồn vào hoàn
cảnh phải nghe theo người thầy mà không nói được gì. Bằng chứng là việc chúng
ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều học sinh khi đến giờ ra chơi, đồng loạt đổ
xô ra sân trường, hưng phấn đùa vui, hét ầm ĩ cư như là giải tán được sự áp lực
vậy. Đó chính là khoảnh khắc khiến chúng ta cảm nhận được rằng,những đứa trẻ đã
phải nín nhịn những cảm xúc,chúng phải tham gia giờ học trong hoàn cảnh bị áp bức
dồn nén như thế nào.”
Đọc
đến đây làm mình nhớ lại thời còn là học sinh. Mình sợ trường học, sợ học bài,
sợ kiểm tra (miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ..),và không biết mình học để làm
gì. Hứng thú học tập của mình hoàn toàn bị tiêu diệt bởi những ngày tháng sợ
hãi. Liệu những người thầy của chúng ta đang thực sự mong muốn điều tốt cho học
sinh? Hay vô hình chung, họ đang sử dụng quyền lực của mình để gây ra căn bệnh
di căn “chán học”, căn bệnh này âm ỉ cho đến khi trưởng thành và phát tác mạnh
mẽ. Người lớn sẽ chẳng có năng lực học tập nữa, con người sẽ chết đi và mang
theo căn bệnh đó.
Quyền
lực và vị trí mang tính xã hội cao của Nhà Giáo Việt Nam
Nhà
giáo là một nghề đáng tôn kính ở Việt Nam. So với các nước phát triển trong đó
có Nhật Bản, khi chỗ đứng của nhà giáo đang bị rớt đài thì “Việt Nam” khiến
chúng ta phải ghen tị khi đem ra so sánh. Lý do trước tiên có lẽ đó là đạo đức
quan(cách nhìn về đạo đức) của người dân Việt Nam. Việt Nam từ xưa đã chịu ảnh
hưởng của văn hóa Trung Quốc,ngay cả dưới thể chế quốc gia hiện tại là Xã Hội
Chủ Nghĩa, tư tưởng nho giáo, cụ thể là tư tưởng của Khổng Tử và Lão Tử đã thấm
nhuần trong ý thức của mọi người. Kính “nhân nghĩa hiếu trung”, yêu gia đình,
trọng “quan hệ thầy trò”, tôn trọng quan hệ trên dưới theo tuổi. Việc ý thức rằng
giáo viên là thầy của tất cả mọi người chứ không chỉ là thầy của học sinh được
lan rộng toàn xã hội.
Ngoài
ra có thể nêu lên đặc tính ưu tú của người thầy.Những năm trở lại đây, tỉ lệ học
tiếp lên trung học hay đại học có tăng lên, tuy nhiên từ trước tới nay, tỉ lệ học
tiếp lên đó luôn ở tình trạng rất thấp trong một thời gian dài. Ví dụ, Tỷ lệ học
sinh học sinh hoàn thành xong giáo dục trung học năm 1999 là khoảng 32%, ở giáo
dục đại học chỉ có 2 %. Trong hoàn cảnh như thế, những người thầy tốt nghiệp
trung học, tốt nghiệp cao đẳng, hay tốt nghiệp đại học, sẽ trở thành những người
ưu tú xuất sắc có học vấn quá cao so với một người bình thường. Như thế, việc
coi người Thầy là nhà trí thức đã ngấm sâu vào trong tiềm thức của mọi người.Đặc
biệt, ở những vùng nông thôn hay vùng sâu vùng xa, khuynh hướng này rõ nét hơn,
người Thầy tồn tại với tư cách là người hướng dẫn của cả vùng, và nhận được sự
kỳ vọng lớn. Tôi thường bị bất ngờ bởi cách viết, cách nói chuyện của các giáo
viên Việt Nam. Cách nói chuyện trong giờ học không có từ thừa, và được lựa chọn
một cách cẩn thận. Giọng nói rõ ràng, không lưỡng lự, do đó rất dễ nghe. Ngoài
ra, những chữ viết trên bảng đẹp như là đánh máy từng chữ một, toàn bộ bảng đen
cứ như là một nghệ thuật bởi một loại chữ viết. Việc này được luyện tập khắt
khe trong quá trình tập huấn và giảng dạy, vì thế đây sẽ là lý do lớn để minh
chứng tính ưu tú của giáo viên dưới con mắt của một người bình thường, lý do để
được kính trọng.
Có
thể nói rằng, trong xã hội mà giáo viên được sự kính trọng từ mọi người ở Việt
Nam thì nghề “nhà giáo” được bảo vệ bởi sự tín nhiệm. Từ trước tới này, người
thầy luôn được coi là người có nhân cách, người tuyệt vời, người giỏi giang. Việc
sinh ra tín ngưỡng, tuyệt đối cho rằng “những gì người đó nói là đúng” chắc chắn
không phải là hiếm. Ví dụ như việc, các thầy cô giáo ở nông thôn và khu vực miền
núi, họ trở thành trung tâm luôn cố gắng nỗ lực để đưa học sinh đến trường,
khai sang tri thức “vệ sinh công cộng” hay việc đóng góp lớn cho sự phát triển
mang tính kinh tế, mang tính xã hội của khu vực v.v…
Và
những người Thầy như thế là những người luôn cống hiến,họ không làm bẩn sự uy
quyền trong nghề nhà giáo, họ mang trách nhiệm lớn để đáp ứng một điều gì đó tới
niềm tin cháy bỏng từ mọi người. Tuy nhiên, trong thực tế nó không phải toàn những
mặt tốt như vậy. Việc tác dụng phản ngược lại với điều tốt đó có trong sự tín
nhiệm của người thầy là sự thực. Và nó trở thành vấn đề giáo dục lớn hiện nay của
giáo dục Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu tới việc uy quyền mang tính nghề nghiệp
của người thầy gây tác dụng phụ như thế nào.
Như
tôi đã nói ở phần trước, giờ học ở Việt Nam được diễn ra đơn giản theo như
chương trình giảng dạy, đúng tiến độ đã được quy định trong giáo án, theo những
gì viết trong sách,bằng phương pháp đã được đưa ra trong sổ giáo án dành cho
giáo viên.Ở đây, người thầy không có cơ hội phát huy tính sang tạo, tính độc lập,
và hầu như không có quyền xử lý, phán đoán một cách tự chủ theo ý mình. Mối
quan tâm của giáo viên chỉ hướng đến việc dạy học nội dung đã được quy định
theo trình tự đã được quyết, mà không thể hướng đến việc học sinh quan tâm gì,
thích gì,và đã hiểu gì.Đối với học sinh những giờ học như vậy sẽ làm giảm hứng
thú tới việc học tập và khó nói rằng nó có sức hút. Nếu như giờ học như vậy diễn
ra ở đất nước chúng ta, chắc chắn nó sẽ không còn là giờ học nữa, học sinh chắc
chắn sẽ nói chuyện với nhau, sẽ ngủ gật hay đứng dậy đi quanh phá rối. Ngược lại,
học sinh Việt Nam luôn hướng lên bảng và nghe giáo viên giảng bài.Chắc chắn
trong thâm tâm có nhiều học sinh nghĩ rằng là “ thật là nhàm chán, sao ko mau hết
giờ nhỉ…”. Thế nhưng, bề ngoài thì giờ học đã được hình thành. Điều này không
liên quan đến việc vô thức hay không vô thức, đây là do người thầy luôn chèn ép
học sinh. Những tiếng động uy hiếp “rầm” phát ra từ chiếc thước kẻ được đập xuống
bàn hay bảng đen, hay những lời de dọa như “không nghe lời thì tao sẽ cho mày
điểm xấu” Vô tình khiến học sinh bị dồn vào hoàn cảnh phải nghe theo người thầy
mà không nói được gì. Bằng chứng là việc chúng ta bắt gặp bóng dáng của rất nhiều
học sinh khi đến giờ ra chơi, đồng loạt đổ xô ra sân trường, hưng phấn đùa vui,
hét ầm ĩ cư như là giải tán được sự áp lực vậy. Đó chính là khoảnh khắc khiến
chúng ta cảm nhận được rằng,những đứa trẻ đã phải nín nhịn những cảm xúc,chúng
phải tham gia giờ học trong hoàn cảnh bị áp bức dồn nén như thế nào.
Tôi
buộc phải nói rằng, các giáo viên như thế này đã lạm dụng uy quyền mang tính
nghiệp vụ sẵn có trong nghề nhà giáo. Phần lớn các giáo viên đã nhầm tưởng rằng
uy quyền mang tính nghiệp vụ của nghề giáo là quyền lực có sẵn trong cá nhân họ.
Tóm lại, họ nhầm tưởng rằng việc tin yêu của mọi người đối với thầy giáo là
“Người thầy là nhân vật đáng kính trọng”, “việc thầy giáo nói là đúng” sang
thành là “Tôi là nhân vật đáng kính trọng”, “Điều tôi nói là đúng”. Có thể nhận
thấy ở đây, đó là sự chuyển dịch từ “uy quyền”mang tính nghiệp vụ sang “quyền lực”mang
tính cá nhân. Cần thiết phải giải thích về quyền lực và uy quyền một lần nữa để
chúng ta rõ ràng hơn. Bình thường, chúng ta có khuynh hướng phủ định từ “uy quyền”
và khi nói đến “người thầy mang uy quyền” thì chúng ta lại nghĩ rằng người thầy
có gì đó xấu xa. Tuy nhiên, do từ uy quyền và quyền lực pha trộn vào nhau vì thế
chúng ta có cảm giác như vậy. Nếu như phân biệt được rõ ràng ý nghĩa thực sự của
2 từ này thì chúng ta sẽ hiểu được rằng “người thầy mang uy quyền” sẽ không phải
là thứ bị phủ định. Theo như OKADA(một nhà giáo dục học Nhật Bản), việc liên
quan mang tính quyền uy đối với học trò của thầy giáo tức là, không phải là lời
nói hay hành động mang tính ý đồ hay không của người thầy, ma là do bị sự cuốn
hút bởi tính cách của người thầy khiến tự trong thâm tâm mình các em học sinh
ngoan ngoãn lắng nghe.
Tôi
phủ định việc nói rằng “nếu là giáo viên thi bất cứ ai cũng duy trì mối quan hệ
mang tính uy quyền với học sinh”. Vì Chủ thể cảm nhận quyền uy mãi nằm ở phía học
sinh, chắc chắn nó không phải là thứ do một phía giáo viên tạo ra. Học sinh sẽ
đánh giá nhiều khía cạnh như lời nói, hành động, tri thức, nhân cách của người
giáo viên, nếu đánh giá người giáo viên đó là tuyệt vời thì tự bản thân học
sinh sẽ tiếp nhận uy quyền đó.
...
Chúng
ta cùng nhau quay lại câu chuyện nhà giáo Việt Nam. Ở Việt Nam nghề nhà giáo nhận
được uy quyền mang tính xã hội cùng với tính ưu tú trong suốt chiều dài lịch sử
của mình. Bởi thế, chỉ cần trở thành giáo viên thì họ được nhìn nhận bằng ánh mắt
tôn kính và tin tưởng của mọi người, cho dù năng lực cá nhân không hề có. Trong
nhiều tình huống, họ luôn cho rằng những lời của thầy cô giáo là đúng, dần dần
họ tiếp nhận điều đó cho dù giáo viên có đưa ra ý kiến sao đi chăng nữa thì họ
chẳng có một chút hoài nghi.Tình trạng này nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ xảy
ra việc người Thầy nhầm tưởng rằng “mình giỏi giang”, kênh kiệu, và không thèm
nỗ lực.Kết cục, năng lực của người thầy không những dậm chân tại chỗ mà con rơi
vào tình trạng nguy hiểm, ngày tháng cứ dần trôi đi mà họ không tự ngộ nhận ra
điều đó. Cảm giác như việc này bị thúc đẩy nhiều hơn bởi tính tuyệt đối tuân thủ
giáo trình giảng dạy mà tôi đã nêu ở phần trước. Phía sau những lời phát ngôn của
thầy cô như “Tôi dạy đúng theo như giáo trình giảng dạy” thì nó còn bao gồm ý
nghĩa là “Tôi tổ chức hoạt động giáo dục đúng như chính phủ ban hành, chẳng có
gì là sai. Đối với học sinh, những gì tôi nói trong giờ giảng là những điều chắc
chắn chúng phải nhớ. Vì thế tôi phải chỉ đạo khắt khe hơn để cho chúng nhớ”.
Nói cách khác, “vì tôi giảng dạy theo giáo trình mà chính phủ uỷ thác, do đó học
sinh phải tuân thủ tuyệt đối theo tôi.” Những giờ học của người thầy không hề
quan tâm tới sở thích tính tò mò của học sinh mà dạy theo một hướng như thế này
chắc chắn không thể lôi kéo được học sinh. Cộng với việc thúc ép bằng quyền lực
của mình sẽ khiến các em sẽ dần mất đi hứng thú cho việc học tập và không thể tập
chung được nữa. QUYỀN UY mang tính nghiệp vụ của nhà giáo vốn có bị chuyển sang
quyền lực bởi sự hiểu nhầm lớn của người giáo viên, nó rơi vào sự vô tuần hoàn,
trở thành vấn để nan giải, phức tạp trong chế độ giáo dục Việt Nam.
Trích
“Cải cách giáo dục Việt Nam” - 2008
----------------------
XEM THÊM :
Dũng Mori
Thứ Năm, 01/01/2015
Hôm nay đầu năm mới, chúng ta
cùng nhau suy nghĩ lại một chút về hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn
thông qua cuốn sách “cải cách giáo dục Việt Nam” dưới ngòi bút của nhà giáo dục
học Tanaka người Nhật.
Mấy hôm trước mình có đăng một
bài về áp lực trong QUYỀN LỰC của giáo viên gây ra hậu quả là học sinh việt nam
mắc phải căn bệnh “chán học” hay “sợ học”. Tuy nhiên đó chỉ là một trong những
nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng giáo dục chung của nước nhà mà
thôi.Còn rất nhiều các nguyên nhân khác nữa.Và ngày hôm nay, chúng ta lại cùng
nhau tìm hiểu một nguyên nhân khác đó là về “chế độ giáo dục”, cụ thể là SỨC MẠNH
QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI của THỂ CHẾ TẬP QUYỀN TRUNG ƯƠNG. Trong bài viết này có 2 ý
chính như sau:
1. Giới thiệu về mạng lưới của
THỂ CHẾ TẬP QUYỀN TRUNG ƯƠNG.
Theo Tanaka, nhờ có sức mạnh
đó mà những “chỉ thị được chính quyền trung ương đưa ra chỉ sau một đêm là đến
được tất cả các trường học trong cả nước”. Ông “khen đểu” rằng nó giống như là
một cỗ máy truyền thông kỳ diệu.
2. Nó chi phối tất cả những cơ
quan hành chính và con người phía bên dưới.
- Mối quan hệ chiều dọc.
Ông diễn giải cấu trúc của thể
chế, và ảnh hưởng của nó đến trường học một cách đơn giản và dễ hiểu. Ông ví nó
như cái mũi tên cắm đầu xuống đất ↓(vì
sách nhật viết dọc nên mình tả như vậy) và phần
phía trên của mũi tên mang sức mạnh đè nặng các phần phía dưới. trung ương →
tỉnh thành → quận→ huyện→ trường học. Và trong mỗi tổ chức cũng đều có cấu
tạo như hình mũi tên, chẳng hạn như trường học, chúng ta có: Hiệu trưởng→Hiệu
phó→giáo
viên chủ nhiệm bộ môn/ khóa→giáo viên
bình thường.
Không ai có thể cãi lệnh của trung ương, thì trong trường học, không ai có thể
phản đối được lệnh của hiệu trưởng. Và đây ông gọi nó là mối quan hệ chiều dọc.
- Mối quan hệ chiều ngang
Tức là mối quan hệ giữa các tỉnh thành với nhau,
các quận huyện với nhau, các trường học với nhau. Trong trường học thì là các
giáo viên với nhau. Sức mạnh của mối quan hệ chiều dọc khiến mối quan hệ chiều
ngang yếu đi, tức là không hề có sự liên kết với nhau. Cụ thể ông nói như sau:
“Có một người làm việc ở trong một
trường nọ cho tôi hay, trường của họ không hề quan hệ giao lưu với các trường
bên cạnh, và họ cũng ko hề thăm hỏi nhau. Thi thoảng, các hiệu trưởng và các
giáo viên họ gặp nhau lúc nhát trong các buổi nghiên cứu do chính phủ tổ chức
mà thôi. Ngoài ra, các nhân viên công chức của của quận họ cũng chưa từng một lần
giao lưu với các quận khác, hiện trạng giáo dục của quận bên họ cũng chẳng nắm
được gì.” “Trầm trọng nhất xảy ra trong trường học, đó là việc các giáo viên
không hề giao lưu với nhau. Việc cơ bản là phải nắm được rằng đồng nghiệp của
mình tổ chức giờ học ra sao, gần đây sử dụng giáo trình như thế nào là chuyện
đương nhiên, thế nhưng do không có mối quan hệ chiều ngang, do đó việc trao đổi
thông tin là hoàn toàn không diễn ra.”
Ngoài ra áp lực đưa ra các chỉ thị, bắt trường học
làm nhiều loại giấy tờ thủ tục không cần thiết đã khiến cho người giáo viên trở
nên bận rộn hơn rất nhiều. Nhẽ ra những thời gian đó giáo viên có thể chăm chút
làm phong phú hơn nội dung bài giảng của mình thì họ lại phải viết nhưng báo
cáo vô bổ không ý nghĩa.
Vâng, mình đã tóm tắt và vẽ hình cụ thể rồi, bạn
nào muốn đọc kỹ hơn thì hãy đọc bài viết bên dưới đây của ông. Mình mong muốn rằng,
trong năm mới giáo dục việt nam sẽ có nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể như:
chính quyền trung ương hãy bớt áp lực cho giáo viên, giáo viên giảm bớt áp lực
cho học sinh, để trường học trở thành một “khu vui chơi của học vấn” chứ không
phải là “thánh địa”nơi mà các em phải chiến đấu với sách vở, chiến đầu với các
bài kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ, một cách miễn cưỡng như hiện nay.
Rất mong các bạn chia sẻ nó thật nhiều, để nhiều
người hiểu rõ hơn vấn đề này. Những người có trách nhiệm với giáo dục không chỉ
là THỂ CHẾ TẬP QUYỀN TRUNG ƯƠNG mà là tất cả nhân dân Việt Nam chúng ta, là
tôi, là chính bạn.
- Dũng Mori
-
-------------
Trong chương I, tôi có lấy các
giờ học thực tế được tổ chức tại Việt Nam làm ví dụ và chỉ ra những đặc điểm của
nó. Do đó, chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được phần nào giáo dục thực tiễn trong
giáo dục tiểu học ở Việt Nam. Thế nhưng, Chúng ta phải thảo luận nhiều hơn nữa
về việc “tại sao những giờ học thực tiễn lại được tổ chức như thế”. Trong
chương này, Tôi sẽ tìm ra vấn đề nằm trong bối cảnh giáo dục thực tiễn đó và
phân tích về việc nó ảnh hưởng như thế nào đến trường học và thầy cô. Trong việc
phân tích các vấn đề, để cho dễ hiểu tôi chia làm 4 khía cạnh như sau 1. chế độ
giáo dục, 2. Lý luận mang tính xã hội học, 3. Lý luận mang tính giáo dục học,
4. Ý thức cá nhân của người thầy. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn đề không chỉ tồn
tại mang tính cá biệt, nó liên kết bám vào nhau một cách phức tạp , Vì thế
chúng ta cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng về sự kết nối quan hệ nhân quả của
chúng.
- Vấn đề của chế độ giáo dục
1. THỂ CHẾ TẬP QUYỀN TRUNG
ƯƠNG của giáo dục. 教育の中央集権体制
Ở Việt Nam tất cả những việc
liên quan đến giờ học thực tiễn đều được tổ chức dựa trên quy chế của chính quyền
trung ương. Hơn nữa, giáo dục quản lý cũng bị chi phối khắt khe dưới thể chế tập
quyền trung ương. Trước tiên, những khoản mục căn bản nhất của chương trình giảng
dạy để tổ chức giáo dục thực tiễn đều do chính quyền trung ương quyết định.Trong
đó, những điểm lưu ý trong việc chỉ đạo “các môn học, kế hoạch tiến độ giờ dạy,
thời gian các tiết học trong một năm, phương pháp giáo dục, nội dung giáo dục,
mục đích giáo dục” đều được trình bày rất rõ ràng. Kế đến, sách giáo khoa được
biên soạn theo chương trình giảng dạy. Sách giáo khoa chỉ có một loại được ấn định
của nhà nước và phát hành bởi chính quyền trung ương, tất cả các trường học
trong cả nước có nghĩa vụ phải sử dụng nó. Hơn nữa, Sổ hướng dẫn dành cho giáo
viên cùng với lịch trình giảng dạy cũng được quy định rõ ràng, sổ hướng dẫn thì
có phương pháp giảng dạy cụ thể, lịch trình giảng dạy thì ghi rõ các bài cần dạy
hàng tuần theo từng môn. Và cứ như thế, tất cả các trường học trên toàn Việt
Nam đều đồng thanh bước đều, cùng tổ chức các giờ học y chang nhau. Vì thế, cho
dù đi bất cứ đâu, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh việc giảng dạy các giờ học giống
nhau,bằng phương pháp giống nhau, trong thời gian như nhau trong một ngày không
khác nhau.
Điều khiến tôi phải giật mình
vì sự “khủng khiếp” của thế chế tập quyền trung ương Việt Nam chính là việc quản
lý giáo dục được thực thi không những ở thành phố mà nó còn được thực thi cả ở
những nơi được coi là vùng sâu vùng xa trong núi hay các khu vực nông thôn địa
phương. Điều này có liên quan sâu sắc tới chế độ hành chính giáo dục đã được
chăng trải khắp nơi như những mắt lưới chằng chịt. Tại chính quyền trung ương
Việt Nam, có bộ giáo dục và đạo tạo. Ngoài ra các đơn vị hành chính ở các địa
phương như tỉnh, quận, huyện, đều có trang bị sở giáo dục và đạo tạo hay phòng
giáo dục và đào tạo. Hơn nữa, tất cả các cấp từ trung ương, tỉnh thành, quận,
huyện, đều lắp đặt hội đồng nhân dân theo hệ thống mệnh lệnh mang tính chính trị.
Mạng lưới hành chính giáo dục này cùng với mạng lưới chính trị cùng nhau hoạt động
một cách êm ả, và nó dẫn dắt chỉ đạo của chính quyền trung ương đến khắp toàn
quốc. Ví dụ, có một chỉ thị được đưa ra từ bộ giáo dục và đạo tạo trung ương.
Những mệnh lệnh, chỉ thị thông thường hay chính thức đều được làm bằng văn bản.
Văn bản này được gửi đến sở giáo dục của 64 tỉnh thành trên cả nước thông qua
fax, và nó được gửi đến cả phòng giáo dục và dạo tạo các quận huyện. Cuối cùng,
mệnh lệnh và chỉ thị đó được gửi đến 14.000 trường học trên toàn quốc.Tất cả
công đoạn trên chỉ diễn ra vỏn vẹn trong vòng một ngày. Tóm lại, Chỉ thị được
chính quyền trung ương đưa ra chỉ sau một đêm là đến được tất cả các trường học
trong cả nước. Đây quả là mạng lưới truyền đạt thông tin kỳ diệu.
2. CƠ QUAN QUYỀN LỰC KHỔNG LỒ
Chức năng truyền đạt một cách
chính xác, nhanh chóng các chỉ thị cũng như mệnh lệnh đến khắp đất nước của thể
chế trung ương tập quyền Việt Nam là một cái gì đó thật là tuyệt diệu. Thế
nhưng, nó đồng thời mang ý nghĩa là một thể chế quản lý giáo dục khắt khe, một
biểu tượng của thể chế quyền lực. Chính quyền trung ương nắm quyền lực một cách
tuyệt đối, những tỉnh thành, những tổ chức nằm dưới cái ô đó đều phải tuân phục
các mệnh lệnh được đưa ra. Đồng thời,những tổ chức nằm bên dưới cái ô của quận
huyện đó cũng phải tuân thẹo mệnh lệnh của tỉnh thành. Cấu trúc quyền lực của
quan hệ trên dưới rất rõ ràng được hình thành theo như : trung ương -> tỉnh
thành -> quận -> huyện -> trường học. Phía đuôi của mũi tên thì lại
mang quyền lực lớn mạnh hơn nhiều so với phần đầu của mũi tên. Mối quan hệ quyền
lực này không chỉ thể hiện ở sự phân cấp cấp bậc mà nó còn được thấy ở bên
trong của tổ chức. Ví dụ, Trong trường học có rất nhiều vị trí như: Hiệu trưởng,
hiệu phó, giáo viên chủ nhiệm môn, giáo viên chủ nhiệm khóa, giáo viên bình thường.
Và giữa những người này cũng được phân cấp bậc một cách rõ ràng. Hiệu trưởng là
người có quyền lực lớn mạnh nhất trong trường học. Không ai có thể phản đối ý
kiến của hiệu trưởng. Ngoài ra,các giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm
khóa, chủ nhiệm bộ môn phải tuân theo những gì mà hiệu phó nói.Do đó chúng ta
có thể biểu thị mối quan hệ này theo sơ đồ sau: Hiệu trưởng -> Hiệu phó
-> giáo viên chủ nhiệm bộ môn/ khóa -> giáo viên bình thường
Chính mối quan hệ hình thành
theo cấp bậc và mối quan hệ bên trong tổ chức này chính là nguyên nhân sinh ra
vấn đề lớn của giáo dục thực tiễn. Vấn đề thứ nhất đó là mối quan hệ quyền lực
theo chiều dọc này nó mang sức mạnh quá lớn, nó khiến cho mối quan hệ về chiều
ngang không được để ý đến. Có một người làm việc ở trong một trường nọ cho tôi
hay, trường của họ không hề quan hệ giao lưu với các trường bên cạnh, và họ
cũng ko hề thăm hỏi nhau. Thi thoảng, các hiệu trưởng và các giáo viên họ gặp
nhau lúc nhát trong các buổi nghiên cứu do chính phủ tổ chức mà thôi. Ngoài ra,
các nhân viên công chức của của quận họ cũng chưa từng một lần giao lưu với các
quận khác, hiện trạng giáo dục của quận bên họ cũng chẳng nắm được gì. Chúng ta
có thể thấy được rằng,hoàn toàn không diễn ra các mối quan hệ liên đới giữa các
tỉnh thành, các quận,các trường học. Hơn nữa, ngay cả trong nội bộ, ta có thể
thấy được sự đoạn tuyệt quan hệ theo chiều ngang. Trầm trọng nhất xảy ra trong
trường học, đó là việc các giáo viên không hề giao lưu với nhau. Việc cơ bản là
phải nắm được rằng đồng nghiệp của mình tổ chức giờ học ra sao, gần đây sử dụng
giáo trình như thế nào là chuyện đương nhiên, thế nhưng do không có mối quan hệ
chiều ngang, do đó việc trao đổi thông tin là hoàn toàn không diễn ra.
Vấn đề thứ hai đó là cấu tạo
quyền lực theo chiều ngang này mang chức năng như một tổ chức quan liêu do đó
nó sinh ra nhiều vấn đề mang tính không hiệu quả. Trong đó phải kể đến việc soạn
thảo nhiều loại văn bản thông báo phiền phức. Hiện tại, trường học phải có
nghĩa vụ soạn thảo và nộp rất nhiều loại văn bản, chỉ một ví dụ sau ta có thể
thấy được điều đó :
- Kế hoạch giáo dục một năm, kế
hoạch giáo dục tuần, phiếu điều tra học sinh đăng ký, phiếu điều tra chất lượng
học sinh , bản kế hoạch tự nghiên cứu, bản kế hoạch về sự tăng bậc theo tiêu
chuẩn toàn quốc(全国標準学校昇格計画書 cái này là giấy gì vậy nhỉ mọi người,) biên bản
cải cách giáo dục tiểu học, phiếu điều tra đánh giá giáo viên chung, kế hoạch
nâng cao chất lượng giáo dục, bảng điều tra đánh giá trường học...
Nội dung các bản báo cáo trên
được sao chép khá nhiều, và có nhiều điểm đáng nghi vấn. Thường thì các loại
thông báo đều do hiệu trưởng, hiệu phó đảm nhiệm, tuy nhiên trọng trách đối với
các giáo viên bình thường cũng rất lớn, họ phải nộp dữ liệu và thông tin cho
cho hiệu trưởng và hiệu phó. Điều đó dẫn đến một kết quả trớ trêu là họ đã bị
cướp đi rất nhiều thời gian do việc soạn thảo các văn bản từ cấp trên giáng xuống,trong
khi họ còn đang phải bận rộn với giờ học hàng ngày,do đó họ không thể làm tròn
được bổn phận đó là chuẩn bị giờ học tốt được.
Hơn nữa, có một loại giấy tờ
trở thành gánh nặng lớn đối với giáo viên bình thường. Đó là việc soạn thảo
giáo án và nộp nó.Tất cả các giáo viên để nhận được sự cho phép giảng dạy, họ
có nghĩa vụ phải soạn thảo giáo án của tất cả giờ học thực thi hàng ngày, nộp
trước cho hiệu trưởng và hiệp phó. Trong trường tiểu học, một ngày có 7 tiết học,
hàng ngày giáo viên phải soạn 7 giáo án. Điều này trở thành gánh nặng lớn đối với
giáo viên. Ý đồ của chính quyền trung ương dường như là nếu nhiều giáo viên dạy
học mà không soạn giáo án thì sẽ làm giảm chất lượng giờ học, do đó cần phải
làm giáo án trước và xin sự đồng ý của người quản lý, tuy nhiên, quy định này hầu
như không có tác dụng gì cho việc nâng cao chất lượng giáo dục mà nó chỉ làm
cho giáo viên trở nên bận bịu hơn. Hay, gánh nặng về tinh thần đó là “phải soạn
giáo án” đối với các giáo viên luôn ẩn hiện trong tâm chí, chứ không phải là
chuẩn bị giảng dạy nữa.Hầu hết các giáo án được nộp đều sao chép từ sổ giáo án
dành cho giáo viên, không có một chút dấu tích nào thể hiện rằng các giáo viên
đã nghiên cứu về nội dung giờ học cả. Người làm quản lý cũng hiểu rõ được điều
này, tuy nhiên do chỉ thị từ chính quyền trung ương đề ra, do đó cho dù giáo án
đó mang tính hình thức đi chăng nữa, họ vẫn phải im lặng và chấp nhận điều đó.
Tác
giả: Yoshitaka Tanaka – trích trong cuốn “cải cách giáo dục Việt Nam”
Trang (67-71)-2008
No comments:
Post a Comment