Monday, January 26, 2015

BỌN VONG BẢN BIẾN QUẢNG NINH THÀNH VƯƠNG QUỐC SƯ TỬ TÀU (Nguyễn Xuân Diện’s blog)





Thứ Hai, ngày 26 tháng 1 năm 2015

Sư tử ngoại canh cửa nhiều đền chùa ở Quảng Ninh
VNExpress 

Sư tử đá từng được người Trung Quốc dùng để canh mộ, nay xuất hiện rất nhiều tại các đền chùa ở Quảng Ninh. Chúng án ngữ trước cổng, ngự ở hầu hết vị trí quan trọng trong nhiều công trình tôn giáo.

Thiền viện trúc lâm Yên Tử hay còn gọi là chùa Lân (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí), ngay cổng chính vào là cặp sư tử khoảng 4 tấn án ngữ. Phía bên trong chùa Lân còn khoảng 20 linh vật ngoại lai khác. Theo các sư, linh vật này được phật tử cúng tiến vào đây đã 5 năm. Hầu hết người cúng đề đặt hàng từ Lào Cai, Sơn La.


TỄU bình: Đám sư sãi ở chùa Lân này từ Đà Lạt ra, (thuộc môn đồ của Hòa thượng Thích Thanh Từ đạo cao đức trọng). Lúc đầu tưởng bọn họ yêu văn hóa gốc, kế thừa được truyền thống Phật giáo đời Trần, vậy mà cũng nhắm mắt a dua theo Tàu thế này ư?! Thế thì có thể nói, đây là điềm báo nước ta bị Tàu đô hộ rồi!

Các điểm chính của chùa đều được đặt linh vật ngoại lai. Hai linh vật này được cho là cặp kỳ lân. Theo sử xưa, khi xuất gia về Yên Tử tu hành một thời gian ngắn, vua Trần Nhân Tông đã cho tôn tạo, xây dựng chùa Lân thành một nơi khang trang với tên Viện Kỳ Lân. Ba vị Sư tổ Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây thuyết Pháp, giảng Kinh.


Tại Chính pháp đường có tới 4 linh vật. Nhà chùa cho biết, chùa Lân xưa kia là một trong những ngôi chùa quan trọng trong hệ thống chùa, tháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có vị trí như một ngôi chùa Trình ở cửa ngõ vào Yên tử thời Lý, Trần và Hậu Lê.

Mặt trước của chùa Lân, lối lên cổng Tam Quan, có cặp sư tử đá ngoại lai trọng lượng gần 5 tấn, cao khoảng 4 m đứng nhe răng.

Du khách tò mò chiêm ngưỡng những linh vật trong ngôi chùa
thuộc diện quan trọng bậc nhất Việt Nam.

Trước cổng chùa Phúc Nghiêm nằm bên quốc lộ 18A thuộc xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều,
đôi sư tử đá tạo hình của Trung Quốc đã sừng sững đứng suốt 10 năm nay.

Sư tử đá theo phong cách châu Âu được đặt tại chùa Ba Vàng thuộc phường Quang Trung, TP Uông Bí.

Chùa Cái Bầu thuộc huyện Vân Đồn cũng được đặt bốn linh vật sư tử đá. Nơi đây được biết đến là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh.


Trao đổi với VnExpress ông Phạm Hữu Lượng, Trưởng phòng nghiệp vụ văn hóa, Sở Văn hóa Quảng Ninh cho biết, phòng đã phối hợp với thanh tra Sở khảo sát tất cả địa phương. Hầu hết số linh vật ngoại lai tại các điểm di tích là do phật tử cúng tiến.

Theo lịch trình được Thứ trưởng Văn hoá Đặng Thị Bích Liên công bố với báo chí trước đó (tháng 8/2014), sau khi tuyên truyền, từ tháng 12 âm lịch, Bộ và các địa phương sẽ "đồng loạt ra quân kiên quyết di dời hiện vật ngoại lai để Tết Nguyên đán có nơi thờ tự mang đủ giá trị của văn hoá Việt Nam".

Trong cuộc họp sơ kết 5 tháng thực hiện công văn 2662 khuyến cáo không sử dụng, di dời hiện vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam (ngày 12/1), Thứ trưởng Liên đã đánh giá cao kết quả đạt được ở các địa phương trong việc thực hiện công văn thời gian vừa qua. Thứ trưởng cho biết, đã phù hợp để bước vào giai đoạn 2 của tiến trình thực hiện-kiên quyết ra quân di dời.

Sở cũng đã ra một số văn bản yêu cầu di dời. "Tuy nhiên, công tác thực thi vẫn còn gặp khó khăn, do nhiều linh vật có khối lượng quá lớn, sau khi di dời không biết phải để vào đâu", ông Lượng nói. Cặp sư tử đá hướng ra vịnh Hạ Long, phía sau là chùa Cái Bầu tựa lưng vào dãy núi xanh nguyên sơ.

Cũng theo ông Lượng, một số địa phương đã di dời linh vật ngoại lai ra khỏi đền, chùa. Như cặp linh vật ngoại lai tại đền Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà (Thị xã Quảng Yên) đã được Ban quản lý di tích di dời ra bên ngoài, đặt tạm thời tại một góc của ngôi đền.

Minh Cương




No comments: