Sunday, March 4, 2012

TIỂN LÃNG : ĐIỂN HÌNH CỦA ĐIỂN HÌNH (Cu Làng Cát)



Cu Làng Cát
Chủ nhật, ngày 04 tháng ba năm 2012

Gương mặt điển hình của điển hình

            Mấy hôm nay theo nhiều việc công tư, quên khuấy bản mặt Vũ Văn Sân, phó chánh văn phòng huyện Tiên Lãng, dưới quyền Khánh loa. Sáng mở mắt đọc bác Nguyễn Thông thấy bác nhắc lại tên này, mình cần hiểu rõ về khuôn hình này quá. Bác Thông gọi là “Cường hào siêu hạng”, quá đúng, quá chuẩn, quá hay. Ở trong khuôn mặt này là điển hình của điển hình. Có đều đặn một chút của Hiền, Liêm, Thoại, Ca; của Hoan, Nghĩa, Mãi, Chinh; của Chuân, Vương, Thành, Thức…

            Điển hình của điển hình không phải là thành tích lao động sản xuất, mà là một khái niệm trong nghiên cứu lý luận phê bình văn học xuất hiện cở khoảng thế kỷ 17 ở phương Tây đến nay. Văn vẻ rứa để biết, cụm từ này nó hay xuyên thời gian.

            Vũ Văn Sân là điển hình của mọi điển hình nên mới là cảm hứng của bác Nguyễn Thông nói là “Cường hào siêu hạng”. Sân đã chạm hết mọi giới hạn của ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ blog, bia miệng thế gian. Các nhà viết kịch, thường suy nghĩ và dựng ra các màn kịch tưởng tượng có mở nút, thắt nút một cách thiện nghệ nhưng họ hoàn toàn không nghĩ ra cao trào này trong vụ Tiên Lãng. Nhiều nhà văn cho rằng, nếu Tiên Lãng là một truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, hay tiểu thuyết, thì chi tiết Vũ văn Sân họ hoàn toàn không tưởng tượng ra nổi. Tuy Sân chỉ xuất hiện một lần nhưng đúng là gương mặt điển hình, kết tinh cái xấu mà không bút lực nào đủ mạnh để miêu tả một cách tràn trề bản chất như bức hình từng công bố trên báo chí.

            Cái tên Sân này không hiểu khai sinh bố mẹ Sân đặt với ý nghĩa thế nào, nhưng trong sự xuất hiện khá ngắn này, cái tiếng này như “sân, si” lỗ mảng, lồ cô lào cáo, người già hay nói là giặc ba vanh, khó dạy bảo.

            Mặt Vũ Văn Sân, nhìn vào thấy có hết tinh túy gian quan Lê Văn Hiền, Lê Văn Liêm có chút tinh túy ác nhân Phạm Đăng Hoan, có chút khuôn mặt Bùi Thế Nghĩa, có cái vô cảm của Ngô Văn Khánh, có chút trơ tráo đổ tội của Đỗ Trung Thoại, có chút bản mặt của Đỗ Hữu Ca, có cái bân bẩn của Trần Văn Thức, chủ tịch CLB Bạch Đằng, có chút đần đần của Nguyễn Văn Thành trước 500 bô lão, có khí chất tào lao của Chinh, trưởng ban chỉ huy quân sự Tiên Lãng và Mải trưởng công an huyện Tiên Lãng. Mặt Sân thấy có bóng dáng dật dờ của Vũ Hồng Chuân tuyên giáo Tiên Lãng, có cái “nóng vội” của ông Vương phó tuyên giáo Hải Phòng, dùng triết học “đấu tố” ba vị lão thành trung kiên.

            Nhìn mặt Sân, nó thấy cái lưu manh của tay xã đội phó ăn trộm ổn áp lioa, nó hao hao thằng trộm hai tấn phân gà sau cưỡng chế, cũng giông giống một tí đám cưỡng chế rượt đuổi chó cho vào bao tải. Nhìn vào khuôn mặt đó, cũng thấy có bóng dáng của đám xã hội đen đi đánh phóng viên, dọa giết phóng viên, nó cũng có nét gần gần với đám được xã thuê đi suốt ngày bố ráp những ai nói chuyện với nhà báo lúc Tiên Lãng mới vào đầu chuyện. Khuôn mặt đó nhìn vào cũng thấy bóng dáng của những kẻ cướp hồ đầm, vơ vét thủy sản nhà Vươn. Nhìn vô hao hao ma làng.

            Khuôn mặt Sân có nén vào đó sự lừa lọc của thẩm phán Anh, của mẹt Mai chánh án ba phải, của gương mặt câu nói: “mai này về Tiên Lãng làm bữa thịt chó”.

            Đó là khuôn mặt điển hình của điển hình, một thực tế tạo ra nhân vật văn học, một thực tế tạo ra gương mặt quái dị cho bia miêng dân gian, cho lòng dân thấu tỏ.

Cu Làng Cát

.
.
.

No comments: