Nguyễn Quang Duy
Đầu tuần qua, Tổng thống Thein Seinn cùng một phái đoàn gồm nhiều giới chức lãnh đạo chính phủ Miến Điện sang thăm Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm ngọai giao này, ông gặp cả Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, có điều cuộc viếng thăm của ông ít được báo chí trong nước đưa tin.
Trong khi giới chức Việt Nam thì lại rất sợ bốn từ “thay đổi chính trị” mà Miến Điện thay đổi chính trị lạiđang dồn dập xẩy ra tại và vì thế có thể báo chí được chỉ đạo giới hạn loan tin.
Trong khi ấy thay đổi chính trị lại luôn được cả người Việt lẫn chính giới Phương Tây lưu tâm. Cụ thể là trong cuộc Điều Trần ngày 24-2-2012 vừa qua, các dân biểu Úc đã hỏi Khối 8406 “Có thể có một Gorbachev tại Việt Nam hay không ?” và được trả lời như sau: ”Chúng tôi chưa thấy một dấu hiệu rõ ràng. Nhưng như chúng tôi đã trình bày cùng quý vị nếu chúng ta cố gắng tạo áp lực thì Việt Nam có thể theo con đường Miến Điện và khi ấy có cơ may sẽ xuất hiện những người muốn thực sự thay đổi.”
Bài viết này xin bình luận cơ hội Việt Nam theo con đường Miến Điện.
Giới cầm quyền đều chịu ảnh hưởng Trung cộng
Vì cùng chung biên giới với Tầu và đều theo thể chế độc tài, cả hai nước đều bị Trung cộng khống chế. Trung cộng tuyên bố biển Đông thuộc Trung Hoa. Họ gởi hằng triệu người Tầu sang sinh sống, họ tìm mọi cách để đồng hóa các dân tộc trong vùng. Nhiều khu vực ở cả hai nước đã trở thành nhượng địa Trung Hoa. Họ còn sửdụng những mánh khóe như dùng tiền mua chuộc giới chức cầm quyền. Họ tận thu tài nguyên, xâm chiếm và phá hoại thị trường hai nước Việt Nam - Miến Điện.
Trung cộngđã trở thành nỗi đe dọa cho nền độc lập các quốc gia trong vùng. Họ dùng quân sự và chiến tranh để đe dọa các quốc gia lân bang. Từ đó họ tạo ra nỗi lo sợcho dân chúng và một số giới chức cầm quyền của cả hai nước Miến Điện và Việt Nam. Họ buộc những người thức thời phải thayđổi để kịp thời thích ứng với mọi tình huống có thể xảy ra.
Trong khiấy thế giới của độc tài đảng trị càng ngày càng nhỏ lại, các đòi hỏi dân chủcàng ngày càng gia tăng, ngay chính giới cầm quyền Trung cộng cũng phải tuyên bố để tránh nội chiến có thể xảy ra họ cần thay đổi chính trị. Giới cầm quyền của cả hai quốc gia Việt Nam Miến Điện không còn cách hơn phải thay đổi thể chếchính trị từ độc tài sang dân chủ tự do.
Từ Độc Tài Quân Phiệt sang Dân Chủ Tự Do
Khác với Việt Nam, Miến Điện theo thể chế độc tài quân phiệt. Quyền lực và quyền lợi quốc gia nằm trong tay một số tướng lãnh quân đội. Họ thường sử dụng quân đội để trấn áp các sắc tộc thiểu số hay các cuộc biểu tình đòi dân chủ tự do. Vì thế Miến Điện đã bị thế giới phong tỏa kinh tếvà cô lập ngoại giao. Trung cộng lợi dụng cơ hộiđứng ra đỡ đầu cho giới chức cầm quyền quân phiệt Miến Điện và khống chế quốc gia này.
Trong sốnhững vị tướng cầm quyền cũng có những người thực sự có lòng yêu nước. Họ muốnđất nước của họ thoát khỏi vòng khống chế của Trung cộng. Họ muốn đất nước của họ có tự do dân chủ và vượt qua các khủng hoảng do giới quân phiệt gây ra. Ông Thein Sein đương kim Tổng Thống là một trong số những tướng lãnh nói trên.
Ông Thein Sein từng giữ quân hàm đại tướng, đứng hàng thứ tư trong quân đội và được Hộiđồng quân sự tối cao bổ nhiệm làm Thủ tướng. Ông rời quân đội, từ chức thủtướng và ra tranh cử Tổng Thống. Ngay khi thắng cử ông đã công bố sẽ đối thoại với bà Aung San Suu Kyi, ông ra lệnh phóng thích tù nhân chính trị và tuyên bốhướng đến bầu cử tự do. Ông cho lệnh ngừng bắn và tiến hành thương thuyết với các sắc tộc thiểu số. Ông cũng tìm những phương cách làm một gạch nối giữa quânđội và dân chúng tránh những đổ vỡ có thể xẩy ra. Nhiều người xem ông như một Gorbachev của Miến Điện.
Chính phủMiến Điện lại vừa loan báo kế hoạch nới lỏng kiểm soát các phương tiện truyền thông. Bộ trưởng Thông tin Kyaw San cho biết chính phủ đã phê duyệt việc chuyển hội nhà văn, nhà phát hành, nhà báo trước đây do nhà nước quản lý thành một tổchức độc lập và đang thảo luận sửa lại bộluật báo chí hiện hành.
Ngày 01/04/2012 tới đây Miến Điện sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội bổ sung, Miến Điện đã chính thức mời các nước phương Tây cử quan sát viên đến theo dõi cuộc bầu cử này. Họ cũng dành cho các đảng đối lập có tiếng nói trên các cơ quan truyền thông. Hình ảnh của bà Aung San Suu Kyi được trân trọng xuất hiện trên trang nhất các báo lớn, của đài truyền hình. Tin tức về bà được rộng rãi loan trên các đài phát thanh.
Những việc làm của chính phủ Miến Điện đều được quốc tế ghi nhận như tiến trình thay đổi chính trị thực sự đang xảy ra trên đất nước này.
Quân Đội Là Yếu Tố Then Chốt Thay Đổi Chính Trị tại Việt Nam ?
Trong khi Miến Điến tiến hành cải cách chính trị thì Việt Nam vẫn là một quốc gia cộng sản, quyền lực và quyền lợi quốc gia lọt vào tay 14 Ủy viên Bộ Chính Trị và tay chân của nhóm Ủy Viên này. Tất cả 14 ngườiđều đã được quan thầy Tầu cộng công nhận và bảo vệ. Bởi thế bọn họ đều được dân ta ví như những thái thú thời Bắc Thuộc. Vào năm 2010, khi thăm Miến Điện chính Thái thú Nguyễn Tấn Dũng đã thúc giục nước này tổ chức bầu cử tự do. Miến Điện đã thay đổi trong khi đảng Cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay chưa tìm ra phương cách để giải quyết những khủng hoảng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Nỗi sợ hãi của các Ủy Viên Bộ Chính Trị chính là Diễn Biến hòa bình, là tự diễn biến, là tự chuyển hóa. Họ sợ đảng viên và những người đang phục vụ trong guồng máy cộng sản nhận ra sự thật để tìm về với dân tộc. Trong nỗi sợ hãi, họ sợ nhất là việc Quân Đội Nhân Dân sẽ đứng về phiá người dân để giành lại các quyền tự do đã bị đảng Cộng sản cướp mất. Chả thế trên báo Quân Đội Nhân Dân hàng tuần đều có bài nói về “Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình”. Bài thì dụ dỗ, bài thì hăm dọa, bài cảnh cáo, bài thì xuyên tạc sự thật,… các bài tạo ra một phản ứng ngược, chúng làm người đọc nhận rõ đảng Cộng sản đang mất dần khả năng kiểm soát quân đội.
Trên thực tế, đại đa số cán bộ trung và cao cấp trong quân đội đều trưởng thành trong cuộc chiến tại Cam Bốt và cuộc chiến chống bá quyền xâm lược Tầu cộng. Họ không bán thân cho Trung cộng như Bộ Chính Trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Họ phảiđối đầu với đe dọa chiến tranh, một mặt họ phải dựa vào dân, mặt khác họ lại phải luôn hướng đến các quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Úc, Ấn, Âu Châu … đểtìm thế liên kết hay trợ giúp khi bị Trung cộng tấn công.
Khác MiếnĐiện, Quân đội Việt Nam không bị đảng Cộng sản sử dụng để đàn áp người dân. Vì thế uy tín của quân đội vẫn còn hay ít ra không có thù oán với nhân dân. Quân Nhân đều xuất thân từnhân dân và là con em nhân dân. Họ cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng của nạn tham nhũng, của khủng hoảng toàn diện đang liên tục xảy ra. Quân nhân và gia đình cũng chịu đói khổ như người dân. Trong khi đó để có cuộc sống sa hoa, giới cầm quyềnđã phải tham lam vơ vét tài sản quốc gia. Khi họ càng sống sa hoa thì họ càngđào sâu bất công và bất mãn giữa tầng lớp cầm quyền và quần chúng nhân dân (trong đó có quân đội).
Quân đội cũng đã chứng kiến cuộc nổi dậy của người dân tại các quốc gia Bắc Phi và TrungĐông, họ cũng biết được sự sụp đổ của Khối cộng sản Đông Âu và Liên Xô. Họ nhận ra vai trò của Quân Đội là bảo vệ Tổ Quốc và phục vụ Nhân Dân, thay vì chỉ lãnh vai trò bảo vệ đảng Cộng sản như hiện nay. Không ít quân nhân đã thức tỉnh vàđang tìm đường quay về với dân tộc.
Họ bắt đầu cảm nhận thay đổi chính trị sẽ mang lại những điều tốt đẹp cả về vật chất lẫn tinh thần cho họ và gia đình. Nhiều quân nhân còn ý thức được nếu họ chủ độngđứng lên lật đổ cộng sản họ sẽ được khen thưởng. Còn ngược lại nếu họ gây tội ác họ sẽ bị trừng phạt đích đáng.
Trích đọan dưới đây từ bài “Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân” trên Báo Quân Đội Nhân Dân ngày 5-2-2012 cho thấy thực trạng quân nhân Vịệt Nam: “…việc truy cập thông tin trên mạng internet, chỉ cần một quân nhân vô tình đọc được những thông tin “ngoài luồng” rồi “rỉ tai” đồng đội thì liền sau đó sẽ có nhiều quân nhân khác đọc theo. Và lập tức những thông tin này âm ỉ lan truyền như những tếbào độc cư trú ngay trong tư tưởng mỗi quân nhân rồi phát triển, “di căn”...Nhưvậy, đủ thấy tác hại khó lường của “tự diễn biến”, nó tạo ra hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý, tiềm ẩn ngay trong suy nghĩ, hành động, việc làm chủ quan, mất cảnh giác hằng ngày của mỗi quân nhân.”
Chính vì lo sợ Quân đội sẽ chủ động thực hiện Cải cách Chính Trị, năm 2006, Bộ Chính trị(khóa IX) đã ban hành Nghị quyết 51 tiến đến việc thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội theo đúng khuôn mẫu đảng Cộng sản Trung Hoa đã đềra. Trên thực tế quân đội đã mất niềm tin vào đảng Cộng sản thì tuyên truyền càng ngày càng trở nên lố bịch. Và thông tin ngoài luồng càng trở nên đáng tin cậy và trở thành niềm tin cho mỗi quân nhân. Mỗi quân nhân tin rằng Việt Nam cần dân chủtự do.
Nghị Quyết 51 còn tạo ra những bất mãn ngấm ngầm giữa chính trị viên và các tướng lãnh quân sự trong Quân Đội Nhân Dân. Bởi thế trường hợp các tướng lãnh trong QuânĐội có thể liên kết thực hiện một cuộc cách mạng hay đảo chánh để lật đổ thiểu số cầm quyền là trường hợp dễ xảy ra nhất.
Các Chỉ thịNghị quyết gần đây còn xác nhận ngay trong Trung Ương Đảng đã có những người ngấm ngầm rời bỏ hàng ngũ cộng sản quay về với dân tộc, trở về với quảng đại quần chúng nhân dân. Khi thời cơ đến những người trong nội bộ của đảng Cộng sản muốn thực sự thay đổi sẽ kết hợp nhau để cùng người dân đứng lên giải thể đảng này. Họ sẽ đưa ra những người có thể đối thoại được với thành phần đối lập và được người dân tin tưởng. Đây chính là giải pháp tốt nhất vì nếu không người dân sẽ đứng lên và bạo lọan là điều không mấy người mong muốn.
Hai Đảng Cộng Sản Trung Việt Đang Giãy Chết
Tin tức dồn dập từ Trung Hoa cho thấy nhiều biến chuyển lớn đã và đang xẩy ra trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Hoa. Những tiên đoán cho thấy Hồ Cẩm Đào sẽ trao quyền cho Tập Cận Bình còn Ôn Gia Bảo sẽ thay thế bằng Lý Khắc Cương. Cả hai đều theo khuynh hướng tiếp tục cải cách kinh tế và từng bước đến tiến hành cải cách chính trị.
Trong tuần qua một cuộc thanh trừng lớn nhất từ hai chục năm đã xẩy ra tại Trung Hoa. Bí thư thành ủy Trùng Khánh, Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Hoa, Bạc Hy Lai, một người chủ trương Trung Hoa phải trở lại với đường lối cứng rắn nhưthời Mao Trạch Đông, vừa bị cách chức. Cũng vì đã ủng hộ Bạc Hy Lai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, phụ trách ngành an ninh, Chu Vĩnh Khang, đã bị thanh trừng. Từ nay đến tháng 10-2012, khi Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa được khai mạc sẽ còn nhiều biến chuyển quan trọng…
Thực ra đảng Cộng sản Việt Namđã dựa hẳn vào và chỉ được xem như một chi bộ của đảng Cộng sản Trung Hoa. Bên trong chi bộ này cũng đầy dẫy những phân hóa nội bộ và có nhiều dấu hiệu sẽ xảy ra những vụ thanh trừng nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Vì cùng đeo đuổi một mô hình tăng trưởng các nguy cơ cho Trung cộng cũng là nguy cơ cho cộng sản Việt Nam. Và bất cứ những biến động nào tại Trung Hoa cũng sẽ ảnh hưởng nặng đến đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam không còn cách khác hơn trước sau phải chọn đường thay đổi thể chế chính trị.
Tạo Sức Ép Thay Đổi Chính Trị
Việc thayđổi chính trị tại Việt Nam là một điều chắc chắn sẽ xẩy ra. Nhưng nếu muốn sự thay đổi sớm xẩy ra chúng ta cần đẩy mạnh hơn những công tác ngọai vận (vận động hành lang), công tác vậnđộng quần chúng đứng lên và nhất là công tác Quân vận tạo sức ép buộc đảng Cộng sản phải thực hiện cải cách chính trị.
Nhưng muốn tạo được một sức ép tối đa thì Phong Trào Dân Chủ Việt Nam cần đi vào tổ chức. Để góp phần vào mục tiêu trên, vào trung tuần tháng Tư tới đây, ngày 14/4/2012 sắp tới Khối 8406 sẽ ra mắt tại tiểu bang New South Wales Úc Châu. Người viết sẽ có những bài thuyết trình về đề tài liên quan đến việc tổ chứcđẩy mạnh quá trình giải thể chế độ cộng sản.
Địa điểm: Cabravale Leisure Centre (Hồ Bơi Cabramatta), 30 Broomfield Street, Cabramatta
Thời gian: 1 giờ trưa, ngày Thứ Bảy 14 Tháng Tư 2012
Tại Victoria vào Chủ nhật 8-4-2012 Khối sẽ cử hành lễ kỷ niệm 6 năm thành lập Khối tại Đền Thờ Quốc Tổ số 90 Kight Ave, North Sunshine, Mel 26 J6. Chương trình bắt đầu vào lúc 12 giờ trưa, giá vé $20 cho một bữa ăn trưa nhẹ và giải khát. Số tiền còn lại sẽ được sử dụng để giúp các Tổ Chức đang đấu tranh cho dân chủ tại Quốc Nội.
Cả hai địađiểm cũng sẽ có một chương trình văn nghệ đấu tranh, xin kính mời quý đồng hương cùng tham dự.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
28/3/2012
.
.
.
No comments:
Post a Comment