Wednesday, March 28, 2012

NỮ CÔNG NHÂN PHẢI BÁN DÂM ĐỂ KIẾM THÊM THU NHẬP - THIẾU GIA HÀ THÀNH CHƠI CHÓ NGIỆP VỤ KHỦNG



Theo Công an Đà Nẵng
00:28 | 26/03/2012

Giữa chiều, tôi gọi cho bà M (TP Đà Nẵng), ngỏ ý muốn tìm hai em công nhân để “vui vẻ”. Bà bảo, chắc khoảng 18 giờ mới có, vì lúc đó công nhân mới tan ca.

Chờ em nó tan ca
Khoảng 17 giờ, tôi điện lại, thông báo đang ngồi nhậu và đợi tại ngã ba đường Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Chánh (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Bà M cũng đang ngồi cà-phê gần đó, bảo chỉ có được một em, vừa đi làm về, đang tắm rửa, chút xíu nữa sẽ ghé quán.
Đúng như lời bà, chỉ một lát sau, em xuất hiện, tự giới thiệu tên V (ở Quảng Nam), đang làm công nhân nhà máy đồ chơi (KCN Hòa Khánh).
Bà M tiếp thị, đây là công nhân chính hiệu đúng như yêu cầu, nếu cần sẽ cho xem thẻ.
Qua vài câu hỏi thăm dò, quả thực V đang là công nhân, làm việc tại nhà máy này cũng được vài năm. Tuy vậy, việc cô “tăng ca” kiếm thêm thu nhập chỉ thực sự bắt đầu khoảng ba tháng nay, nhưng không phải thường xuyên, mà lâu lâu có “mối” mới đi khách.
Cô kể, làm công nhân lương thấp, lại lao động tối mày tối mặt trong nhà máy mà vẫn không đủ trang trải cuộc sống.
Cô thường than với người bạn thân ở gần nhà bà M về việc thiếu tiền, chật vật xoay xở trong cuộc sống. Cô bạn này hiểu, thông cảm và chia sẻ bằng cách giới thiệu V cho bà M để “phục vụ” khách làng chơi. Cuối tuần hay những bữa nhà máy hết việc, V lại về nhà bà M hoặc ở sẵn phòng trọ, có mối, bà M sẽ gọi điện tới phục vụ.
Một “cuốc” phục vụ nhanh tại nhà bà M giá 150 ngàn đồng, V chỉ được trả một nửa số đó. Nếu có khách gọi đi nhà trọ mà qua đầu mối bà M, V phải nộp lại 50 ngàn đồng. Mỗi lần đi “tàu nhanh” như vậy giá 200 ngàn, nếu đi cả đêm là 500 ngàn đồng.
V tính tình vui vẻ, nhẹ nhàng, da trắng, vóc người tương đối chuẩn và khuôn mặt khá bắt mắt. V không trang điểm phấn son, cũng chẳng ăn mặc mát mẻ, lòe loẹt, nhìn bề ngoài và tính cách thì như con gái nhà lành, quê mùa. Phải chăng cũng vì cái giản dị, chân quê ấy mà nhiều khách làng chơi muốn tìm tới, như một trải nghiệm với món “rau sạch” mà “rẻ”?
Không như những cô gái mà chúng tôi đã gặp ở các quán nhậu, cố tình gọi nhiều món ăn ra để “ghi điểm” với chủ quán, chứ mấy khi động đũa. Còn ở đây, V không yêu cầu, chúng tôi tự gọi món, thích gì kêu nấy.

Có phải tại số?
Ai cũng có một số phận và cái số của V được cô tự nhận là hẩm hiu. Cô kể, cũng một đời chồng, cũng một mụn con, những tưởng cuộc sống sẽ mỉm cười với V, với cái gia đình bé nhỏ ấy. Nào ngờ, sống với nhau một thời gian, V mới biết chồng mình là kẻ lăng nhăng, vũ phu. Không thể chịu đựng được sau nhiều lần bị chồng hành hạ, cô quyết định chia tay, bồng con ra đi tay trắng.
Lúc đầu, cô bồng con nhỏ ra Đà Nẵng, vừa làm công nhân, vừa nuôi con, nhưng ông bà ngoại thấy thương cháu, đã đón về nuôi. Trở về quê không biết làm gì, mà bám trụ thành phố thì ngày càng nghiệt ngã. Tiền lương công nhân mãi lẹt đẹt cho dù giá cả đã tăng chóng mặt.
Vậy mà, không phải lúc nào cũng có việc để làm. Cứ làm một thời gian, nhà máy hết việc, công nhân lại nghỉ, lại chơi dài. Để kiếm mỗi tháng vài trăm ngàn đồng gửi về quê nuôi con, để trang trải tiền phòng, tiền ăn... cái áp lực nghiệt ngã ấy khiến V thiếu tỉnh táo, dấn thân vào làm “gái bán hoa”.
Trong những căn phòng ẩm thấp, mờ tối của những dãy nhà trọ chỉ có giá 30 ngàn đồng cho một lần thuê “hành lạc”, V “tiếp” biết bao người đàn ông xa lạ. Những hơi người thuộc đủ thành phần xã hội đã vện vào V từ đó.
V kể, cám cảnh nhất là lúc hết tiền, phải xuống nhà bà M “tăng ca”. Khách ngồi nhậu ở nhà ngoài bảo ra cho xem mặt, V sợ gặp người quen không dám ra. Cô cứ ngồi trong cái phòng tối mờ ấy chờ khách. Bà M có la thế nào cô cũng đành chấp nhận, bảo đã cố hết sức, không thể cố hơn được nữa.
Từ quán nhậu tới dãy nhà trọ cạnh đường ray không xa, dù trời tối, nhưng trước khi dẫn tôi đi, V cũng lấy khẩu trang che kín mặt. Có lẽ, cô sợ ai đó bắt gặp mình trong cảnh thế này.
Có lẽ, dãy nhà trọ cô dẫn tôi tới cũng là địa điểm quen thuộc, nơi cô đã tiếp biết bao khách.
Vì vậy, cô phi xe thẳng vào chỗ kín rồi đi nhanh vào phòng như sợ bắt gặp một ánh mắt ai tại đây. Như một phản ứng nghề nghiệp, chủ trọ cũng nhanh tay trao “đồ nghề” giúp cô.
Cũng phải nói thêm, V không phải dân bán dâm chuyên nghiệp, chỉ lâu lâu “đánh dù” kiếm cơm, nên chuyện không có sẵn “đồ nghề” bên mình cũng dễ hiểu.
V khoe, có người đàn ông ở Liên Chiểu (Đà Nẵng) đã bỏ vợ, rất thương cô. Nhưng cô không đủ tin, bảo dễ gì người ta thương mình thật lòng. Dẫu sao cũng một đời chồng nên V tỏ ra cảnh giác.
Đang ngồi nhậu, người đàn ông ấy gọi điện, V không dám nghe máy. Cũng theo lời V, nếu thứ bảy tuần sau, chúng tôi có nhu cầu, V sẽ kéo thêm một người bạn nữ công nhân nữa đi “phục vụ” vì hiện giờ cô này đang về quê.
Những cô gái bỏ ruộng đồng, quê hương ra thành phố, vào các nhà máy lập nghiệp với mơ ước cuộc sống sẽ bớt khổ hơn. Nhưng, chính cái mưu sinh nghiệt ngã chốn thị thành đã đẩy không ít người trong số họ (những người thiếu bản lĩnh) vào con đường bán thân phục vụ khách làng chơi.
Trong mắt người thân chốn quê nhà, họ vẫn là cô công nhân cần mẫn, làm lụng vất vả để chắt chiu mỗi tháng vài trăm ngàn đồng gửi về.
Họ hay đổ cho hoàn cảnh, hay số phận đã đẩy mình tới chỗ “bán thân”. Nhưng cũng phải hỏi, có biết bao con người số phận còn nghiệt ngã hơn, hoàn cảnh cùng cực hơn, vẫn vươn lên, bươn chải mưu sinh chân chính?

Theo Công an Đà Nẵng

-----------------------------------------------

19/03/2012 13:00

(VTC News) – Mua một chú chó đắt tiền rồi đưa vào trung tâm huấn luyện thành chó nghiệp vụ đang là một thú chơi mới của các “thiếu gia” Hà thành.

Đã từ lâu, Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ PDS (Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN) là một điểm đến quen thuộc của nhiều bạn trẻ có chung niềm yêu thích loài chó. Đặc biệt là ngày cuối tuần, hình ảnh những bạn trẻ dắt chó đi dạo, chơi đùa, âu yếm vuốt ve, chụp ảnh lưu niệm… đã trở nên quen thuộc tại đây.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm cho biết, đã từ lâu Trung tâm PDS là nơi cung cấp, huấn luyện chó nghiệp vụ uy tín với nhiều giống chó nổi tiếng. Những năm trở lại đây, công tác huấn luyện chó dân sự được phát triển mạnh mẽ, “trong số hàng trăm chú chó đang được huấn luyện vào thời điểm này, có đến 70% là do khách hàng gửi, thuê huấn luyện” – ông Hà nói.

Thời tiết lạnh và mưa, nhưng không vì thế mà tại lán huấn luyện vắng bóng đi những bạn trẻ vào ngày cuối tuần. Một anh chàng “điển trai” vuốt ve một chú chó, một cô gái nhẹ nhàng âu yếm, làm dáng bên một chú chó, một đôi nam nữ dắt chó đi dạo, một gia đình cùng nhau đến thăm, chăm sóc cho chú chó nhà mình đang được “đi học” là điều dễ dàng bắt gặp ở đây.

Bạn Trần Đắc Phong (Giảng Võ, Đống Đa, HN) cho biết, là một người yêu thích động vật, đặc biệt là loài chó nên 4 tuần trước bạn đã quyết định mua một chú chó Husky với giá 10 triệu đồng. Husky là một giống chó có xuất xứ từ Bắc Cực.

Theo lời Phong, ngoài khả năng bảo vệ chủ, chú Husky còn được coi là một “hoa hậu thân thiện” với vẻ bề ngoài ‘xinh xắn’. Phong tiết lộ, một chú Husky khi còn nhỏ có giá từ 10-15 triệu đồng, “mình đã gửi vào đây để huấn luyên, 4 tháng tuổi và nặng 30kg, con chó này hiện tại có thể bán với giá 25-30 triệu đồng mà không ai mặc cả”.

Mặc dù đã gửi vào trung tâm để huấn luyện, nhưng tuần nào Phong và bạn gái cũng phải sang để kiểm tra, chăm sóc và chơi với chú chó có nguồn gốc Bắc Cực này.

Cùng sở thích chơi chó, bạn Cường (Âu Cơ, Tây Hồ, HN) cho biết, với mục đích vừa chơi vừa bảo vệ, cuối năm 2009 bạn đã mua một chú chó Rottweiler (giống chó của Đức) với giá 50 triệu đồng thời điểm đó.

Theo Cường, khác với chơi các loại chó khác, đã chơi chó nghiệp vụ thì phải được huấn luyện thường xuyên, đưa về nhà một thời gian, chú chó có thể sẽ quên những động tác đã được học nên cứ mấy tháng là phải đưa sang trung tâm để huấn luyện.

Chưa dừng lại đó, chủ nhân của những chú chó này cũng phải được trang bị những kỹ năng huấn luyện cần thiết để điều khiển chú chó khi về nhà mình. Do đó, vào thời gian rảnh, anh Cường luôn qua trung tâm để học cách huấn luyện.

Một trong những giống chó ‘khủng’ mà các ‘thiếu gia’ gửi huấn luyện tại Trung tâm PDS là giống chó Ngao Tây Tạng. Với dáng vẻ dũng mãnh như một chú sư tử, giống chó này được gọi là ‘siêu khuyển’ khiến các vị ‘thiếu gia’ phải ‘lắm công phu’ mới có thể chơi được.

Theo lời ông Nguyễn Mạnh Hà, chú ‘siêu khuyển’ Ngao Tây Tạng được nhập về đến Hà Nội có giá không dưới 100 triệu đồng, có khi có tiền còn chưa mua được.

Một ‘thiếu gia’(xin được giấu tên) cho biết, sau nhiều lần ‘săn lùng’, anh cũng đã mua được một chú chó Ngao Tây Tạng, “tôi phải mua qua đường tiểu ngạch mới đưa về an toàn được, qua đường nhập khẩu tôi sợ đó không phải là giống chó thuần chủng”.

Anh này cũng cho biết, nuôi loài chó này phải kỳ công hơn rất nhiều so với loài khác, khi về Việt Nam, do thời tiết nên chúng rất hay bị rụng lông và bị ốm, điều này sẽ mất đi dáng vẻ dũng mãnh như một chú sư tử của nó, do vậy, chế độ ăn uống, nuôi dưỡng phải được đảm bảo. Nói rồi anh kể ra một thực đơn gồm thịt, trứng, sữa và các loại dinh dưỡng dành riêng cho chú “siêu khuyển” này.

Thấy bạn trai mình đang âu yếm chú chó, cô bạn gái đi cùng chia sẻ với PV, “vất vả lắm anh ấy mới mua được nó, cuối tuần nào chúng tôi cũng sang chơi với nó từ sớm đến tối mịt mới về, đôi khi anh ấy còn quan tâm tới nó hơn quan tâm tới tôi ấy”.

Khi huấn luyện chú chó này, một huấn luyện viên cho biết, việc này phải kỳ công và khó khăn hơn nhiều so với loài chó bình thường. Đây được đánh giá là một loài chó tuyệt đối trung thành và sống chết với chủ, nên sự “ngang bướng” và dữ tợn của nó cũng hơn rất nhiều lần so với loài khác.

Theo lời một người huấn luyện chó ở đây cho biết, sau khi đã mua được một chú chó giống ‘khủng’, muốn trở thành chó nghiệp vụ, khách hàng phải gửi lại tại Trung tâm đến huấn luyện 3 tháng với các kỹ năng cơ bản. “Chi phí cho một đợt huấn luyện khoảng 7-10 triệu đồng, riêng đối với những loài chó đặc biệt thì nhiều hơn”.

Nguyễn Dũng

.
.
.

No comments: