Lê Duy Nhân
Thứ ba, 20 Tháng 3 2012 00:23
Sau khi phái đoàn đại diện các cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đến tòa Bạch Ốc và Quốc Hội Hoa Kỳ vận động nhân quyến cho Việt Nam trong hai ngày 5 và 6 tháng 3 thì nổi lên ra hai luồng dư luận trái chiều: một số đánh gía thành công, số khác cho là thất bại.
Những người cho rằng phái đoàn Vận Động Nhân Quyền Việt Nam 2012 không được Tổng Thống Obama tiếp đón là một thất bại vì đã đặt mục tiêu của cuộc tranh đấu vào sự cam kết trực diện của Tổng Thống Obama mà bỏ qua những lý do khiến ông Obama không gặp được phái đòan Việt Nam:
- Vì thời khóa biểu không cho phép, thời gian mà Tổng Thống Obama có thể gặp phái đoàn trùng khớp với thời gian ông phải thảo luận với thủ tướng Do Thái về nguy cơ chiến tranh giữa Do Thái và Iran, một vấn đề sống còn của cả Mỹ, Do Thái lẫn thế giới.
- Vì ông Obama đang phải đối đầu với những điểm nóng trên thế giới: Iran, Syria, cuộc bầu cử sắp tới , thâm thủng ngân sách, thất nghiệp, giá xăng…
- Hoa Kỳ đang cần Việt Nam để chặn sức bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á nên chính quyền Obama không muốn Việt Nam coi như bị bắt chẹt bằng Nhân Quyền mà nghiêng hẳn sang phiá Trung Quốc.
Đặt giả thiết Tổng Thống Obama gặp phái đoàn Việt Nam thì ông ta phải nói gì? Cam kết là sẽ buộc chính quyến Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị - điều ông không thể trực tiếp làm được - hay ông ta sẽ hứa nhăng hứa cuội để mang tiếng sau này. Việc cho các phụ tá ra tiếp phái đòan là đúng nghi thức và cách giải quyết vấn đề tròn trịa. Chính quyền Obama luôn luôn ủng hộ phong trào dân chủ thế giới, ngọai trưởng Hillary Clinton và các đại sứ Mỹ ở Việt Nam không ngừng lên tiếng về nhân quyền Việt Nam bị tước đọat nhưng ta không thể mong đợi chính quyền Mỹ bằng hành động cụ thể ép buộc Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm ngoài việc chỉ trích, kêu gọi.
Quốc Hội Hoa Kỳ là cơ quan có khả năng áp lực với chính quyền Việt Nam về nhân quyền mà không bị cáo buộc là can thiệp vào nội bộ chính trị của họ. Và ngày 7 tháng 3, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật về Nhân Quyền Việt Nam. Đó là một trong những thành công của công cuộc tranh đấu nhân quyền của người Việt ở Hoa Kỳ.
Nhưng cái thắng lợi to lớn nhất, ngọan mục nhất là sự hưởng ứng của 150 ngàn chữ ký trên bản thỉnh nguyện và hàng ngàn người Việt về thủ đô bày tỏ tình cảm tha thiết đối với những chiến sĩ dân chủ trong nước đã và đang bị nhà cầm quyến Cộng Sản Việt Nam cầm tù. Đó là thông điệp của tình nghĩa đồng bào là tình cảm “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”, là sự trân quý khát vọng dân chủ của đồng bào trong nước, là tiếng trống Diên Hồng lan tỏa từ hải ngọai về trong nước. Đó mới chính là “khúc ruột ngàn dặm” của Cù Huy Hà Vũ, của Việt Khang, Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Đoàn Văn Vươn, Bùi Hằng... và của hàng trăm, hàng ngàn chiến sĩ dân chủ khác.
Một trăm năm mươi ngàn đốm lửa nhân quyền Việt Nam ở hải ngọai sẽ thắp sáng lương tri những người Việt trong và ngoài nước còn vô cảm trước nỗi đau mất ruộng, mất đất của nông dân; trước cái nhục bị bọn xâm lược Tàu khinh rẻ, lấn áp; trước tình trạng cướp ngày của bọn tham quan; trước nạn hà hiếp dân oan và người yêu nước một cách man rợ của bọn công an mọi rợ.
Trúc Hồ và những người tổ chức cuộc tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam kỳ này có thể tự hào về các thành tích đã đạt được. Nếu 150 ngàn người đã ký tên vào bản thỉnh nguyện và mấy ngàn người tham dự phái đòan Nhân Quyền Cho Việt Nam tiếp tục gìn giữ được ngọn lửa Diên Hồng này thì không còn ai dám coi thường sức mạnh của người Việt Hải ngọai nữa.
Chúng ta có thể nhìn về phía trước với nguồn cảm hứng mới, hy vọng mới.
Những người cho rằng phái đoàn Vận Động Nhân Quyền Việt Nam 2012 không được Tổng Thống Obama tiếp đón là một thất bại vì đã đặt mục tiêu của cuộc tranh đấu vào sự cam kết trực diện của Tổng Thống Obama mà bỏ qua những lý do khiến ông Obama không gặp được phái đòan Việt Nam:
- Vì thời khóa biểu không cho phép, thời gian mà Tổng Thống Obama có thể gặp phái đoàn trùng khớp với thời gian ông phải thảo luận với thủ tướng Do Thái về nguy cơ chiến tranh giữa Do Thái và Iran, một vấn đề sống còn của cả Mỹ, Do Thái lẫn thế giới.
- Vì ông Obama đang phải đối đầu với những điểm nóng trên thế giới: Iran, Syria, cuộc bầu cử sắp tới , thâm thủng ngân sách, thất nghiệp, giá xăng…
- Hoa Kỳ đang cần Việt Nam để chặn sức bành trướng của Trung Quốc ở Đông Nam Á nên chính quyền Obama không muốn Việt Nam coi như bị bắt chẹt bằng Nhân Quyền mà nghiêng hẳn sang phiá Trung Quốc.
Đặt giả thiết Tổng Thống Obama gặp phái đoàn Việt Nam thì ông ta phải nói gì? Cam kết là sẽ buộc chính quyến Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị - điều ông không thể trực tiếp làm được - hay ông ta sẽ hứa nhăng hứa cuội để mang tiếng sau này. Việc cho các phụ tá ra tiếp phái đòan là đúng nghi thức và cách giải quyết vấn đề tròn trịa. Chính quyền Obama luôn luôn ủng hộ phong trào dân chủ thế giới, ngọai trưởng Hillary Clinton và các đại sứ Mỹ ở Việt Nam không ngừng lên tiếng về nhân quyền Việt Nam bị tước đọat nhưng ta không thể mong đợi chính quyền Mỹ bằng hành động cụ thể ép buộc Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân lương tâm ngoài việc chỉ trích, kêu gọi.
Quốc Hội Hoa Kỳ là cơ quan có khả năng áp lực với chính quyền Việt Nam về nhân quyền mà không bị cáo buộc là can thiệp vào nội bộ chính trị của họ. Và ngày 7 tháng 3, Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Dự Luật về Nhân Quyền Việt Nam. Đó là một trong những thành công của công cuộc tranh đấu nhân quyền của người Việt ở Hoa Kỳ.
Nhưng cái thắng lợi to lớn nhất, ngọan mục nhất là sự hưởng ứng của 150 ngàn chữ ký trên bản thỉnh nguyện và hàng ngàn người Việt về thủ đô bày tỏ tình cảm tha thiết đối với những chiến sĩ dân chủ trong nước đã và đang bị nhà cầm quyến Cộng Sản Việt Nam cầm tù. Đó là thông điệp của tình nghĩa đồng bào là tình cảm “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”, là sự trân quý khát vọng dân chủ của đồng bào trong nước, là tiếng trống Diên Hồng lan tỏa từ hải ngọai về trong nước. Đó mới chính là “khúc ruột ngàn dặm” của Cù Huy Hà Vũ, của Việt Khang, Tạ Phong Tần, Điếu Cày, Đoàn Văn Vươn, Bùi Hằng... và của hàng trăm, hàng ngàn chiến sĩ dân chủ khác.
Một trăm năm mươi ngàn đốm lửa nhân quyền Việt Nam ở hải ngọai sẽ thắp sáng lương tri những người Việt trong và ngoài nước còn vô cảm trước nỗi đau mất ruộng, mất đất của nông dân; trước cái nhục bị bọn xâm lược Tàu khinh rẻ, lấn áp; trước tình trạng cướp ngày của bọn tham quan; trước nạn hà hiếp dân oan và người yêu nước một cách man rợ của bọn công an mọi rợ.
Trúc Hồ và những người tổ chức cuộc tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam kỳ này có thể tự hào về các thành tích đã đạt được. Nếu 150 ngàn người đã ký tên vào bản thỉnh nguyện và mấy ngàn người tham dự phái đòan Nhân Quyền Cho Việt Nam tiếp tục gìn giữ được ngọn lửa Diên Hồng này thì không còn ai dám coi thường sức mạnh của người Việt Hải ngọai nữa.
Chúng ta có thể nhìn về phía trước với nguồn cảm hứng mới, hy vọng mới.
Lê Duy Nhân
.
.
.
No comments:
Post a Comment