Thanh Phương - RFI
Thứ năm 21 Tháng Tư 2011
Việt Nam cần sửa đổi luật lao động hiện hành để bảo vệ người lao động, bởi vì cơ chế hiện nay không thể giúp giải quyết các tranh chấp, tránh dẫn đến đình công. Đó là tuyên bố của thứ trưởng Lao động Phạm Minh Huân hôm qua 20/4/2011, trong cuộc hội thảo tại Hà Nội.
Tờ Lao Động số ra ngày hôm qua cho biết là theo thống kê, từ năm 2009-2010, cả nước đã xảy ra 3.620 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động. Trong đó, năm 2010, có 424 cuộc và riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã có tới 220 cuộc.
Nguyên nhân chính của các vụ đình công ở Việt Nam là do vấn đề lương bổng, phúc lợi xã hội và tiền đền bù, khen thưởng. Vào tháng trước, 3000 công nhân ở nhà máy lắp ráp xe gắn máy Yamaha gần Hà Nội đã đình công để đòi tăng lương. Trước đó, trong nhiều ngày từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng 2 năm nay, 10 ngàn công nhân công ty giày da Mỹ Phong ở Trà Vinh cũng đã đình công do bức xúc về việc công ty không công bố quy chế khen thưởng ngay từ đầu năm.
Việt Nam cần sửa đổi luật lao động hiện hành để bảo vệ người lao động, bởi vì cơ chế hiện nay không thể giúp giải quyết các tranh chấp, tránh dẫn đến đình công. Đó là tuyên bố của thứ trưởng Lao động Phạm Minh Huân hôm qua, trong cuộc hội thảo tại Hà Nội, do Bộ Lao động phối hợp tổ chức cùng với một cơ quan có tên là « Dự án Hỗ trợ thực hiện pháp luật và thúc đẩy quan hệ hài hòa ở Việt Nam ». Theo tờ Vietnam News, cuộc hội thảo này là nhằm thảo luận các biện pháp giảm bớt số vụ đình công ở Việt Nam.
Theo lời ông Phạm Minh Huân, luật lao động Việt Nam hiện còn thiếu nhất quán và minh bạch, cho nên, « cần phải điều chỉnh các quy định theo hướng đơn giản hơn. Các quy định này phải tôn trọng các quyền của người lao động và phải hướng các quyền ấy vào trong một khuôn khổ pháp lý ».
Trên nguyên tắc, các tranh chấp lao động ở Việt Nam trước hết phải được giải quyết bởi những ủy ban hòa giải trực thuộc các công đoàn chính thức. Nhưng trên thực tế, phần lớn các cuộc đình công là tự phát, hơn là thông qua các công đoàn, vốn có quan hệ chặt chẽ với Nhà nước và thường bị coi là bảo vệ quyền lợi của chủ hơn là của người lao động. Do nhiều cuộc đình công bị coi là bất hợp pháp nên hiếm khi nào được giải quyết thành công, theo như lời ông Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng Trọng tài Lao động Thành phố Hồ Chí Minh nói tại cuộc hội thảo hôm qua.
Luật lao động có ghi là người lao động có « quyền đình công theo quy định của pháp luật », nhưng theo những quy định hiện nay thì hầu như không thể đình công hợp pháp được. Đa số các cuộc đình công ở Việt Nam cho tới nay đều là tự phát, nên bị xem là trái luật, mà đã bị coi là trái luật thì các yêu sách của công nhân khó được thỏa mãn, thậm chí có nơi công nhân đình công còn bị sa thải, như trường hợp của gần 1.000 công nhân của công ty Bando Vina ở Tây Ninh vào tháng trước.
Trên tờ Lao Động vào tháng trước, ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết là « Bộ luật Lao động đã tồn tại 15 năm và đã qua 3 lần sửa đổi, nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp đột phá nào để giải quyết vướng mắc » liên quan đến quyền đình công. Thậm chí, theo lời một cán bộ của Bộ Lao động nói với tờ báo VnEconomy ( 19/3/2011 ), dự thảo Luật lao động sửa đổi đã đưa ra nhiều điều kiện có lợi cho doanh nghiệp trong vấn đề đình công.
Thật ra, vấn đề mấu chốt nhất vẫn là vai trò của các công đoàn. Theo lời ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nói với tờ VnEconomy « hầu hết tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp là người của doanh nghiệp. Vì thế người lao động không hy vọng gì nhiều ở tổ chức gọi là đại diện bảo vệ lợi ích cho họ. »
Khi nào mà người lao động Việt Nam chưa có quyền tự do thành lập công đoàn thì quyền lợi của họ sẽ khó mà được bảo vệ và việc đình công sẽ gặp nhiều trở ngại cho dù luật lao động có được sửa đổi như thế nào.
Vì đã tự động đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong các cuộc đình công, mà ba người trẻ tuổi Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh đã lãnh án từ 7 đến 9 năm tù, với tội danh « phá rối trật tự nhằm chống chính quyền nhân dân », trong phiên xử sơ thẩm vào tháng 10 năm ngoái. Bản án này đã được giữ nguyên trong phiên xử phúc thẩm ngày 18/3 vừa qua, mặc dù tổ chức nhân quyền Human Rights Watch của Mỹ đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ.
-------------------------------
21-04-2011
Bộ Lao động VN thừa nhận luật lệ hiện hành không giải quyết được nạn đình công
Hà Nội - Luật lệ về lao động hiện hành cần được thay đổi để bảo vệ công nhân vì hệ thống hiện nay không giải quyết được những tranh chấp đưa đến đình công, một viên chức cao cấp cho hay hôm nay thứ Năm ngày 21 tháng Tư.
"Luật lệ hiện hành thất bại không giải quyết được chuyện đình công của công nhân vì luật không bảo đảm quyền lợi của công nhân," thứ trưởng Bộ Lao động ông Phạm Minh Huân nói.
Ông thứ trưởng cho rằng luật lệ lao động không có tính nhất quán và minh bạch.
"Cần thay điều chỉnh luật lệ này theo cách đơn giản hơn," ông nói. "Luật lệ này phải tôn trọng quyền của người lao động, và chúng ta phải nhắm để đưa những quyền này vào một khung pháp lý."
Bộ Lao động Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo ở Hà Nội hôm thứ Tư để thảo luận những phương cách giải quyết và hạn chế nhiều tranh chấp lao động hiện nay, theo thông tấn xã Việt Nam cho hay.
Hà Nội - Luật lệ về lao động hiện hành cần được thay đổi để bảo vệ công nhân vì hệ thống hiện nay không giải quyết được những tranh chấp đưa đến đình công, một viên chức cao cấp cho hay hôm nay thứ Năm ngày 21 tháng Tư.
"Luật lệ hiện hành thất bại không giải quyết được chuyện đình công của công nhân vì luật không bảo đảm quyền lợi của công nhân," thứ trưởng Bộ Lao động ông Phạm Minh Huân nói.
Ông thứ trưởng cho rằng luật lệ lao động không có tính nhất quán và minh bạch.
"Cần thay điều chỉnh luật lệ này theo cách đơn giản hơn," ông nói. "Luật lệ này phải tôn trọng quyền của người lao động, và chúng ta phải nhắm để đưa những quyền này vào một khung pháp lý."
Bộ Lao động Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo ở Hà Nội hôm thứ Tư để thảo luận những phương cách giải quyết và hạn chế nhiều tranh chấp lao động hiện nay, theo thông tấn xã Việt Nam cho hay.
Sự tranh chấp, bất đồng trong lao động đúng ra là được ban hoà giải chính thức của công đoàn thuộc nhà nước đứng ra giải quyết. Tuy nhiên, đa số các cuộc đình công được tổ chức bởi chính công nhân hơn là qua công đoàn của nhà nước. Bởi vậy, những cuộc đình công này là bất hợp pháp, nên ít khi được giải quyết ổn thỏa, theo lời nói của thư ký Ủy ban Phân xử Lao động của Thành phố Hồ Chí Minh ông Hồ Xuân Dụng.
Một viên chức cao cấp của Toà án Lao động ông Phạm Công Bảy nói là nhà nước nên cân nhắc một đạo luật cấm không được sa thải công nhân nếu họ là thành viên của một công đoàn của nhà nước, theo TTX Việt Nam.
Con số Bộ Lao động đưa ra cho thấy những cuộc đình công chính thức giảm xuống từ 650 lần trong năm 2008 xuống còn 216 lần trong năm 2009. Hầu hết những cuộc đình công này xảy ra ở những công ty ngành may mặc.
Không có con số chính thức về những cuộc đình công "tự phát", nhưng theo báo chí trong nước, có hơn 100 cuộc đình công "không chính thức" đã xảy ra kể từ hôm đầu năm.
Đa số những khiếu nại, bất bình liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi và bồi thường.
Mới tháng rồi, 3.000 công nhân ở nhà máy sản xuất xe gắn máy Yamaha gần Hà Nội đã đình công đòi tăng lương.
© DCVOnline
Một viên chức cao cấp của Toà án Lao động ông Phạm Công Bảy nói là nhà nước nên cân nhắc một đạo luật cấm không được sa thải công nhân nếu họ là thành viên của một công đoàn của nhà nước, theo TTX Việt Nam.
Con số Bộ Lao động đưa ra cho thấy những cuộc đình công chính thức giảm xuống từ 650 lần trong năm 2008 xuống còn 216 lần trong năm 2009. Hầu hết những cuộc đình công này xảy ra ở những công ty ngành may mặc.
Không có con số chính thức về những cuộc đình công "tự phát", nhưng theo báo chí trong nước, có hơn 100 cuộc đình công "không chính thức" đã xảy ra kể từ hôm đầu năm.
Đa số những khiếu nại, bất bình liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi và bồi thường.
Mới tháng rồi, 3.000 công nhân ở nhà máy sản xuất xe gắn máy Yamaha gần Hà Nội đã đình công đòi tăng lương.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Minister admits regulations failing to tackle strikes in Vietnam. Deutsche Presse-Agentur, 21 April 2011
(1) Minister admits regulations failing to tackle strikes in Vietnam. Deutsche Presse-Agentur, 21 April 2011
---------------------------------
D.Hải - Lao Động
Thứ Tư, 20.4.2011 | 21:30 (GMT + 7)
Theo ông Nguyễn Duy Vỹ, Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng LĐLĐ VN, tình hình tranh chấp lao động (TCLĐ) có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về quy mô mức độ. Ba tháng đầu năm 2011 đã có 220 cuộc TCLĐ.
Theo thống kê, từ năm 2009-2010, cả nước đã xảy ra 3.620 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động. Trong đó, năm 2010, có 424 cuộc và riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã có tới 220 cuộc.
TP. Hà Nội hiện có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất cùng nhiều cụm điểm công nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số DN đăng ký hoạt động là 106.000 DN, số DN thực hoạt động có trên 70.000 (trong đó có trên 1.500 DN có vốn đầu tư nước ngoài). Tổng số CNVCLĐ toàn thành phố là 1,5 triệu, trong đó CNLĐ trong các DN là 1,1 triệu.
Bà Nguyễn Thị Thảo, GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn, LĐLĐ TP. Hà Nội cho biết, những năm gần đây, các cuộc TCLĐ xảy ra trên địa bàn thành phố ngày một gia tăng, chủ yếu là tranh chấp về quyền và lợi ích.
Năm 2010, Hà Nội chỉ có 19 cuộc TCLĐ thì chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2011 đã xảy ra 25 cuộc. Đây là con số đáng báo động về tình hình TCLĐ đang gia tăng nhanh chóng.
Đáng lưu ý là thời điểm phát sinh các cuộc TCLĐ lại theo chu kỳ vào các quý I hàng năm, cuối tháng 5 và tháng 6. Theo bà Thảo, đây chính là thời điểm nhạy cảm dễ xảy ra tranh chấp vì vào quý I, các DN tăng lương cho công nhân, giải quyết tiền thưởng năm và đúng vào dịp Tết nguyên đán nên công nhân ở các KCN chờ thanh toán để về quê ăn tết. Cuối tháng 5, tháng 6 lại là thời điểm DN tăng lương cho đội ngũ quản lý, điều chỉnh chế độ độc hại, ăn ca, các trợ cấp khác….
Tại TP.HCM, tổng số vụ TCLĐ tại 24 quận huyện cũng không ngừng gia tăng. Theo TS. Hồ Xuân Dũng, Thư ký Hội đồng trọng tài lao động TP.HCM, năm 2008 tại đây có 775 vụ TCLĐ; đến năm 2008 có 870 vụ và 2010 là 925 vụ.
Tính chất các vụ TCLĐ cũng có nhiều thay đổi. Nếu như giai đoạn sau 1995, TCLĐ đưa đến tòa án chủ yếu là tranh chấp về sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động thì những năm gần đây, các tranh chấp về tiền công, thu nhập có tính chất tiền công, về phúc lợi, BHXH, bồi thường thiệt hại ngày càng tăng…Trong đó, tuyệt đại đa số là TCLĐ cá nhân (năm 2003: 652 vụ; 2004: 714 vụ; 2005: 950 vụ; 2006: 820 vụ; 2007: 1.022 vụ; 2008: 1.701 vụ; 2009: 1.764 vụ).
Theo ông Phạm Công Bảy, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ tòa Lao động TANDTC thì tính chất, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp và gay gắt. Điều đó phần nào phản ánh sự chuyển biến về “chất” của quan hệ lao động.
Các chuyên gia cho rằng, đa số người lao động và chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trình tự giải quyết TCLĐ nên thường trực tiếp khiếu nại tới các cơ quan Nhà nước thay vì chọn con đường hòa giải. Vì vậy, vai trò của trọng tài hòa giải tranh chấp lao động là điều cần thiết.
Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ thực thi pháp luật lao động và quan hệ lao động do cơ quan Phát triển Hoa Kỳ tài trợ, Bộ LĐTBXH đã bàn về các biện pháp nhằm thúc đẩy, hoàn thiện hệ thống giải quyết TCLĐ ngoài tòa án tại VN, đặc biệt chú trọng giải quyết TCLĐ bằng con đường hòa giải.
D.Hải
---------------------------
VIỆT NAM XỬ Y ÁN SƠ THẨM HÙNG – HẠNH – CHƯƠNG
Hình : Đỗ Thị Minh Hạnh, 25 tuổi. Đoàn Huy Chương, 25 tuổi. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, 29 tuổi
VIỆT NAM CẦN HỦY BỎ BẢN ÁN NẶNG NỀ ĐỐI VỚI 3 NHÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN (Human Rights Watch)
.
.
.
No comments:
Post a Comment