Trọng Thành - RFI
Thứ tư 27 Tháng Tư 2011
Trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Nhà nước Hoa Kỳ, tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói, cần phải lôi kéo Trung Quốc tham gia vào đối thoại khu vực để bảo đảm một giải pháp hòa bình cho các căng thẳng tại vùng Biển Đông.
Tuy nhiên, tổng thống Yudhoyono cũng khẳng định, đã đến lúc “Trung Quốc có thể trở thành bạn tốt với tất cả mọi người”. Buổi phát thanh được truyền đi vào ngày thứ Hai 25/4. Theo tổng thống Indonesia, một đối thoại chung với Bắc Kinh là rất cần thiết để giải quyết mọi bất đồng giữa các nước trong khu vực trong khuôn khổ đối thoại chính trị một cách hòa bình.
Xin nhắc lại là, trong những năm gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng tại vùng Biển Đông có chiều hướng xấu đi, đặc biệt là với Nhật Bản và Việt Nam. Nhiều nước cho rằng sự tồi đi này liên quan đến các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.
Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã đạt được một Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông và cam kết hướng tới xây dựng một bộ luật mang tính ràng buộc, tuy nhiên, cho đến nay, hồ sơ này ít tiến triển. Từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn chủ trương đối thoại song phương để giải quyết bất đồng, thay vì đối thoại với toàn thể khối ASEAN.
Cũng ngày hôm qua, tổng thống Indonesia tuyên bố chào mừng tân đại sứ Hoa Kỳ tại ASEAN, vừa trình thư ủy nhiệm tại Jakarta. Tân đại sứ, David Lee Carden, là đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ bên cạnh khối các nước Đông Nam Á. Trả lời phỏng vấn giới báo chí, tân đại sứ Hoa Kỳ cho biết đang “tràn đầy ý tưởng” và khẳng định Mỹ cam kết “ủng hộ một khối ASEAN vững chắc nhằm xây dựng một Đông Nam Á hội nhập, an toàn, thịnh vượng và dân chủ”.
Hoa Kỳ là nước thứ hai, sau Nhật Bản, có đại sứ tại ASEAN. Hoa Kỳ có nhiều quan hệ buôn bán với nhóm các nước Đông Nam Á, bao gồm hơn 500 triệu dân, được Washington coi như một thành trì chiến lược ngăn cản ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
.
.
Theo channelnewsasia, philstar
Cập nhật lúc 28/04/2011 06:10:00 AM (GMT+7)
Trung Quốc cần được đưa vào hội đàm khuvực để đảm bảo một giải pháp hòa bình cho những căng thẳng về Biển Đông, Tổngthống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nói.
Phát biểu trên truyền hình Mỹ, lãnh đạoIndonesia thừa nhận tính nhạy cảm tại Biển Đông trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh,nhưng cho hay: "Tôi nghĩ, tại sao chúng takhôngkhuyến khích đối thoại để có thể đưa cả Trung Quốc vào đó nếu bạn có thểthảoluận về việc làm thế nào để duy trì trật tự và ổn định ở Biển Đông… Tôitin chúng ta có thể tránh được căng thẳng trong khu vực".
"Theo quan điểm của tôi, chúng tanên có một cuộc trò chuyện chung với Trung Quốc nói về sự kỳ vọng của các nướctrong khu vực, giải quyết bất kể điều gì một cách hòa bình, chính trị, và TrungQuốc nên là một phần của khuôn khổ ấy”, ông nói.
Theo giới quan sát, quan hệ của TrungQuốc với nhiều nước láng giềng trong vài năm gần đây trở nên xấu đi vì những gìđược coi là sự quả quyết ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp hànghải.
Trung Quốc và các quốc gia thành viênASEAN vào năm 2002 đã nhất trí phát triển bộ quy tắc ứng xử về Biển Đông, nhưngkể từ đó tới nay không có nhiều tiến triển. Trung Quốc hy vọng giải quyết tranhchấp bằng biện pháp song phương thay vì hội đàm với toàn bộ ASEAN.
Trong bài phát biểu, ông Yudhoyono nhấnmạnh, ông hoan nghênh một vai trò tích cực của Mỹ ở Đông Nam Á. Chính quyền củaTổng thống Barack Obama, người có thời niên thiếu sống tại Indonesia, đã “táitạo” sự chú ý mới vào khu vực phát triển kinh tế năng động này.
Mỹ cần thông qua Công ước LHQ vềLuật biển
Ở một động thái khác có liên quan, vàothời điểm Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh, quả quyết hơn trong vấn đề chủ quyềntại Biển Đông, các cố vấn chính sách Mỹ cho rằng, các thành viên Dân chủ và Cộnghòa nên làm việc cùng nhau và chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài bấy lâu về việc Mỹtham gia Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS).
UNCLOS tồn tại gần 30 năm nhưng Thượngviện Mỹ vẫn tranh cãi kịch liệt về việc nước này có nên tham gia hay không. Họ engại công ước sẽ hạn chế thương mại và cho phép các cơ quan quốc tế áp dụng đểkiểm soát lớn hơn những lợi ích của Mỹ.
Thad W.Allen, Richard L.Armitage, vàJohn J.Hamre trong một bài báo đã dẫn lời Hội đồng Tham mưu trưởng liên quânrằng, sự phê chuẩn “hệ thống hóa các quyền hàng hải, hàng không và tự do trênbiển vốn là cốt yếu cho sự triển khai linh động toàn cầu với các lực lượng vũtrang Mỹ”.
Hay nói một cách khác, UNCLOS đảm bảotăng cường an ninh quốc gia bằng cách giúp cho Hải quân Mỹ linh hoạt hơn khihoạt động trên biển và ở các vùng đặc quyền kinh tế và vùng lãnh hải nướcngoài.
Các cố vấn chính sách Mỹ viết: “Điềunày đặc biệt quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Biển Đông, nơicăng thẳng giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á gia tăng vì cáchhiểu trái ngược nhau về những gì cấu thành nên lãnh hải và vùng biển quốctế”.
Bài báo được Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) đăng tải. Bài báo cho hay, tháng 7 năm trước, Ngoạitrưởng Mỹ Hillary Clinton đã được đánh giá cao khi đảm bảo với ASEANrằng, Mỹ ủng hộ mạnh mẽ các nỗ lực đa phương để giải quyết tranh chấp ở BiểnĐông. Các cố vấn chính sách Mỹ kết luận: “Nhưng vị trí mạnh mẽ ấy của Mỹ cuốicùng đã bị xói mòn bởi việc không phê chuẩn công ước”.
Trước đó, Malaysia nói rằng, họ muốncác bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần giải quyết bất đồng thông qua việc ápdụng UNCLOS.
Phó Thủ tướng Tan Sri Muhyiddin nói vớicác phóng viên ở Kuala Lumpur rằng, Malaysia không muốn vấn đề này làm tổn hạiđến quan hệ giữa các nước trong khu vực. Ông nhấn mạnh: “Quan điểm của TrungQuốc là vấn đề nên được giải quyết song phương. Tôi nghĩ điều đó quan trọng, nhưngchúng ta có ASEAN nên việc thảo luận giữa các thành viên ASEAN cũng rất quantrọng”.
Thái An (Theochannelnewsasia, philstar)
.
.
.
No comments:
Post a Comment