Tuesday, February 8, 2011

VÌ SAO KIM JONG IL CHÚC MỪNG NĂM MỚI MUBARAK ? (Christian Sciencce Monitor)

Vì sao Kim Jong-il chúc mng năm mi Mubarak?

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 02/08/2011 - 13:25

Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-il đã gửi lời chúc mừng năm mới đến Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, Thông tấn Xã Trung ương Triều Tiên ở Bình Nhưỡng tường thuật vào cuối tuần qua, xác nhận sự gần gũi trong quan hệ quân sự và kinh tế trong bốn thập niên qua.
Ông Kim đã chúc mừng ông Mubarak nhân dịp mừng Tết Nguyên đán và tuần trước tại Bắc và Nam Hàn cũng như tại Trung Quốc và Việt Nam trong khi biểu tình ngày càng tăng nhanh chóng chống lại chế độ Mubarak ở Cairo.
Lời chúc mừng được xem như là bằng chứng của việc ủng hộ của Bắc Hàn trong nhiều thập niên.
"Thông điệp này có nghĩa là Kim Jong-il đang ủng hộ việc cầm quyền của Mubarak," trang Daily NK, một trang mạng ở Nam Hàn chuyên theo dõi chặt chẽ những sự kiện ở Bắc Hàn. "Nó cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ giữa Mubarak và Kim Il-sung," cha của Kim Jong-il, người đã trị vì Bắc Hàn trong gần nửa thế kỷ trước khi qua đời vào năm 1994.

Bắc Hàn và Mubarak

Bắc Hàn trong thời gian qua đã đào tạo các phi công Ai Cập, bán tên lửa cho Ai Cập, cung cấp kỹ thuật cho Ai Cập để sản xuất tên lửa, và biến sứ quán của họ tại Cairo thành trung tâm bán vũ khí trên toàn khu vực.
Mối quan hệ càng nâng cao hơn ngay cả khi Ai Cập tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ sau khi ký kết hiệp ước hoà bình Ai Cập - Do Thái vào năm 1979. Ai Cập được xem như là một người bạn thân của Hoa Kỳ ngay cả khi Mubarak đã đến thăm Bình Nhưỡng trong những năm 1980 và lần thứ tư vào năm 1990 để tìm kiếm những hợp đồng quân sự và kinh tế.
Mối quan hệ Ai Cập - Bắc Hàn đã được xác nhận thêm lần nữa vào cuối tháng Giêng khi Kim Jong-il đón chào Naguib Samiris, chủ tịch của Orascom Telecom, công ty điện thoại di động lớn nhất Trung Đông và là nhân vật chính trong tập đoàn thương mại lớn nhất của Ai Cập. Orascom đã thành lập mạng lưới di động tại Bắc Hàn Koryolink vào cuối năm 2008 như là một công ty hợp doanh với Orascom sở hữu 75% cổ phần và công ty nhà nước Bắc Hàn sở hữu phần còn lại. Từ đó Orascom đã đầu tư khoảng 400 triệu Mỹ kim vào Koryolink, hiện đang có khoảng 300 nghìn người sử dụng.
Để công nhận tầm quan trọng của Orascom khi đầu tư vào nền kinh tế đổ nát của Bắc Hàn, Kim đã vinh danh ông Samiris với một quốc yến thường chỉ được để khoản đãi vài vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Bình Nhưỡng, bao gồm cả Mubarak. Thông tấn Xã Trung ương Bắc Hàn ở Bình Nhưỡng đã loan tải một bức ảnh Samiris bên trái nắm tay của Kim và bên phải nắm tay của người em rể của Kim là Jang Song-thaek, được xem là lãnh đạo đứng thứ nhì tại Bắc Hàn.

Tình cảm nồng thắm bất thường

Trong một bản tin nồng thắm bất thường, Thông tấn Xã Trung ương Triều Tiên đã nói rằng Kim đã "Nhiệt tình chào đón" Samires. Hai người đã "chuyện trò thân mật," Thông tấn Xã Trung ương cho biết, "trong thời điểm khi đầu tư của Orascom đang có những tiến triển thành công trong những lĩnh vực khác nhau," đáng kể là lĩnh vực viễn thông.
Kể từ khi quay lại Cairo, Samiris đã tìm cách đứng về phía phong trào dân chủ, kêu gọi "một mục đích thật sự để có một nền dân chủ thực sự ở đây" trong khi tái lập "ổn định". Nhưng tập đoàn Orascom, bao gồm công ty Xây dựng Orascom và công ty Phát triển Orascom, do những người em trai của ông nắm giữ, đã khấm khá nhờ quan hệ gần gũi với Mubarak. Một dấu hiệu của mối quan hệ này là người cháu của Phó Tổng thống Ai Cập Omar Suleiman vừa được bổ nhiệm là luật sư cố vấn chính của công ty Viễn thông Orascom.
"Samiris là nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất tại Bắc Hàn," theo Ha Tae-keung, chủ tịch của NK Open Radio tại Seoul, chuyên thu nhận tin tức từ Bắc Hàn từ những tiếp xúc bí mật qua điện thoại di động không nối qua Koryolink mà qua mạng Trung Quốc. "Ông ta rất nhạy cảm về chính trị."
Công ty Viễn thông Orascom đã cung cấp dịch vụ di động tại những quốc gia có vấn đề từ Tunisia, Iraq cho đến Pakistan, trong khi công ty Xây dựng Orascom từng có những hợp đồng để xây dựng những cơ sở quân sự Hoa Kỳ tại Afghanistan.

Cairo là trung tâm xuất khẩu vũ khí cho Bắc Hàn

Cùng lúc đó, Ai Cập đã dựa vào Bắc Hàn về viện trợ quân sự trong những năm 1970 và đã bắt đầu mua tên lửa Scud từ Bắc Hàn trong khoảng thời gian Mubarak trở thành tổng thống. Bắc Hàn cũng đã cung cấp kỹ thuật cho Ai Cập để sản xuất tên lửa cho riêng mình.
"Cairo là trung tâm xuất khẩu tên lửa của Bắc Hàn," theo Choi Jin-wook, người chuyên theo dõi những hoạt động của Bắc Hàn như là một thành viên cao cấp của Học viện Triều Tiên về Thống nhất Đất nước. Ông Choi nói rằng đại sứ quán của Bắc Hàn ở Cairo là trung tâm của hệ thống bán vũ khí của Bắc Hàn tại Trung Đông và được Bắc Hàn xếp hạng là "đại sứ quán quan trọng nhất" sau đại sứ quán tại Bắc Kinh.
Choi tin rằng hợp đồng với Orascom yêu cầu Bắc Hàn chi trả mạng lưới viễn thông bằng tiền mặt có được từ những thương vụ bán tên lửa và kỹ thuật cho các khách hàng bao gồm Iran, Syria, Yemen và Libya.
Mubarak và Kim Jong-il còn có những tương đồng khác chứ không chỉ về thương mại. Họ đều là những nhà độc tài lâu năm với viễn kiến trao quyền lực lại cho con trai mình - Gamal Mubarak tại Ai Cập và Kim Jong-un tại Bắc Hàn.
Mặc dù Mubarak đang khốn đốn giờ đây nói rằng con của ông sẽ không thay thế cha mình, Ha Tae-kung nói, "Ý định nối ngôi đã đến từ Kim Jong-il."
.
.
.

No comments: