Carsten Volkery từ London, SPIEGEL, 22/02/2011
Hiếu Tân dịch
24.2.2011
Lên án bạo lực ở Libya đang phổ biến ở các thủ đô Phương Tây. Nhưng tên độc tài Moammar Gadhafi không tỏ dấu hiệu gì có vẻ dừng cuộc đàn áp dã man những cuộc biểu tình trong nước này. Phương Tây đơn giản không có tác dụng gì ở Libya.
Các chính khách Phương Tây những ngày gần đây chắc chắn đã không bối rối tìm lời. Họ đã lặp đi lặp lại những lời lên án sắc nhọn những cuộc tấn công man rợ do quân đội Libya và lính đánh thuê nước ngoài vào những người biểu tình ở Bengazi và Tripoli.
“Cuộc tắm máu không thể chấp nhận được” này phải chấm dứt, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Hillary Clinton yêu cầu. Các quyền phổ biến về tự do ngôn luận và tự do hội họp cũng áp dụng cả ở Libya, bà nói. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle lặp lại những lời bình luận của bà, nói rằng “nếu Libya tiếp tục dùng bạo lực chống lại nhân dân của chính nó, các đòn trừng phạt sẽ trở nên không tránh khỏi.”
Bộ trưởng Ngoại giao Anh David Cameron, người trở thành người đứng đầu chính phủ đầu tiên ở Phương Tây đến thăm Cairo sau khi tổng thống Hosni Mubarak sụp đổ, cũng tố cáo như thế đối với bạo lực đang tiếp diễn, ông nói “Tôi cực lực lên án những gì tôi đã thấy ở Libya, nơi mà mức độ bạo lực do chế độ dùng đàn áp nhân dân là hoàn toàn không thể chấp nhận được.”
Nhưng Phương Tây thật sự có thể đạt được gì? Cho đến nay sự phẫn nộ tập thể bằng mọi cách của các quan chức chính phủ ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã có tác dụng rất ít. Cuộc chiến tranh được phát động trên các đường phố Libya bởi Moammar Gadhafi chống lại chính nhân dân của ông ta đang tiếp diễn. Một lần nữa bạo lực nổ ra trên khắp đất nước hôm thứ Ba.
Những ai quen với chế độ Gadhafi không hề ngạc nhiên: Phương tây, nói cho cùng, có rất ít ảnh hưởng ở Libya. Nguồn dầu mỏ giầu có làm cho nước Bắc Phi này độc lập ở mức độ lớn và các quan hệ quốc tế từ lâu đã khó khăn, đặc biệt với Mỹ. Trong khi chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã có tác động nhất định với quân đội Ai Cập trong các cuộc biểu tình ở đó, thì Washington ít có liên hệ với Tripoli. Quả thật nước này đã có nhiều năm nằm trong danh sách đen các nước trợ giúp khủng bố. Mãi đến 2008 quan hệ ngoại giao mới được tái lập.
Chưa bao giờ từng nói chuyện với Gadhafi
“Chúng tôi không có các quan hệ cá nhân ở mức độ cao. Theo chỗ tôi biết, Tổng thống Obama thậm chí chưa bao giờ từng nói chuyện với Đại tá Gadhafi,” David Mack, một cựu quan chức ngoại giao cao cấp phụ trách Libya nói với Washington Post. Hiện thời, Hoa Kỳ thậm chí không có đại sứ ở Libya. Vị đại sứ cuối cùng đã được triệu hồi tạm thời sau vụ rò rỉ WikiLeaks.
Điều đó không chỉ làm cho việc đánh giá tình hình ở Libya thêm khó khăn, do thiếu những thông tin đáng tin cậy. Chính phủ Mỹ hiện nay còn buộc phải dựa vào các đồng minh châu Âu của nó để gây áp lực với Libya. Nhiều nước EU có những quan hệ tích cực với Gadhafi, đặc biệt như một phần cuộc hợp tác khu vực giữa các nước vùng Địa Trung Hải.
Nhưng EU một lần nữa, đang chia rẽ trong các quan điểm của nó. Vào hôm thứ Hai, các bộ trưởng ngoại giao EU nhóm họp ở Brussels đã mạnh mẽ lên án cuộc đàn áp thẳng tay của chế độ đối với những người biểu tình. Nhưng họ không thể nhất trí về bất kỳ hình phạt nào. Yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt do Phần lan và các nước Scandinavia khác đưa ra đã bị bác bỏ.
Italy bác bỏ các hình phạt.
Italy nói riêng đã phản đối các hình phạt bởi vì chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi không muốn gây nguy hiểm cho các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với nước thuộc địa cũ của nó. Nó cũng lo lắng về làn sóng tị nạn mới từ Bắc Phi. Gadhafi đã đe dọa sẽ mở cửa các biên giới nếu EU ủng hộ những người biểu tình. Điều đó được thấy như một lời đe dọa rỗng tuếch ở Brussels, bởi vì Gadhafi đã mất kiểm soát đất nước, nhưng Italy vẫn cứng rắn trong việc phản đối trừng phạt.
EU đang nói về việc áp đặt một lệnh cấm gia đình Gadhafi vào khối 27 nước, và đóng băng các tài sản của chính phủ Libya ở nước ngoài. Chính phủ Đức tin rằng những biện pháp như thế có thể được nhất trí mà không cần Italy ủng hộ. “Chúng ta phải thừa nhận rằng không phải mọi người đều muốn thể hiện mình theo cùng một cách vào lúc này,” Westerwelle nói. Điều quan trọng hơn đối với các đối tác của EU là nhất trí trên một ngôn ngữ rõ ràng,” ông nói thêm.
Tuy nhiên rât có thể là những hình phạt được đề nghị không gây ấn tượng với nhà độc tài. Trong tình trạng thiếu một lập trường chung của EU, nhiều chính phủ đang cố gắng gây áp lực qua những kênh song phương. Bộ trưởng Ngoại giao Anh William Hague nói với người con trai thứ hai của Gadhafi là Saif al-Islam Gadhafi, yêu cầu chấm dứt đổ máu. Chính phủ Anh là một trong những quan hệ chủ yếu của Libya ở Phương Tây từ thời Tony Blaire, Thủ tướng Anh vào thời gian đó, đã đến thăm Gadhafi năm 2004 nâng một cách có hiệu quả thân phận hạ đẳng của lãnh đạo Libya và bảo đảm sự hợp tác của ông ta trong cuộc chiến chống Islamist khủng bố.
Trong những năm gần đây, con trai của Gadhafi là mối liên hệ quan trọng giữa hai chính phủ. Anh ta có một ngôi nhà ở London, vào khoảng giữa lứa tuổi 30 và đang học tiến sĩ ở Trường Kinh tế London (LSE) từ năm 2003 đến 2008. Anh ta được coi như một người bạn với Phương Tây và một nhà cải cách, và anh ta vận động trong các giới cao cấp ở London. Những mối quan hệ của anh ta gồm có Hoàng từ Andrew, Đại diện đặc biệt của Anh tại Thương mại và Đầu tư Quốc tế, và cựu Bộ trưởng Kinh tế Anh Peter Mandelson. Blair thậm chí còn gọi Gadhafi-con là một người “bạn của gia đình.”
Kêu gọi Liên Hiệp Quốc áp đặt vùng cấm bay trên không phận Libya.
Nhưng Saif al-Islam dường như đã quay ngoắt trong sự phản ứng với cuộc nổi dậy. Các nhà quan sát London khó có thể tin vào tai của mình khi anh ta tuyên bố trong một bài nói hôm chủ nhật rằng gia đình Gadhafi sẽ chiến đấu “đến viên đạn cuối cùng.” LSE phản ứng lại bằng cách nói rằng nó sẽ trả lại khoản hiến tặng chính từ Quỹ Gadhafi. Cựu cố vấn nghiên cứu của Saif, giáo sư chính trị học nổi tiếng David Held, nói ông “kinh hoàng” về bài phát biểu đó, và rằng sinh viên cũ của ông đã trở thành “kẻ thù của những lý tưởng mà anh ta đã từng tuyên bố.”
Những báo cáo gần đây từ Libya gợi cho thấy rằng chế độ này sẽ bám chặt lấy đường lối cứng rắn của nó. Ibrahim Dabbashi, phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc yêu cấu những hình phạt quyết liệt hơn chống nước ông ta. Ông kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt vùng cấm bay trên Libya để ngăn những cuộc không kích chống những người biểu tình và phá vỡ sự cung cấp cho quân đội. Dabbashi là một trong mười hai nhà ngoại giao đã hăng hái ủng hộ cuộc nổi dậy chống Gadhafi.
Hội đồng Bảo an sẽ họp hôm thứ Ba. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã có cuộc điện đàm 40 phút với Gadhafi hôm thứ Hai và yêu cầu ông ta ngừng các cuộc tấn công vào những người biểu tình - nhưng vô hiệu. Vấn đề bây giờ là Gadhafi có thể duy trì cuộc chiến tranh chống lại nhân dân của ông ta bao lâu nữa./.
.
.
.
No comments:
Post a Comment