Nguyễn Hữu Quý
Thứ bảy, ngày 12 tháng hai năm 2011
Chuẩn bị cho mùa bầu cử đã được ấn định vào tháng 5/2011; Mấy hôm nay báo chí nói nhiều đến việc sửa đổi Hiến pháp (HP); còn nhớ, tháng 8/2010 còn có hẳn một Hội thảo khoa học “Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết Hiến Pháp 1992”.
Có thể điều tôi nó ra dưới đây sẽ gây tranh cãi; quả thực, đây là một hội thảo rất vô duyên, thật là buồn cho những người làm khoa học và cả những người làm công tác lập pháp của nước nhà; các vị không thoát ra được cái danh mà các vị đang khoác vào mình; đó là nhân danh Viện nọ, Viện kia; Giáo sư nọ, Tiến sỹ kia…(?!).
Một bản HP biết nó cần phải sửa; thì bàn luôn về việc sửa nó đi (!); Tại sao lại còn phải “xây dựng tiêu chí”, rồi mới đến “phương pháp tổng kết…”; nó không xứng đáng để tổ chức một Hội thảo nhân danh khoa học chỉ để làm một việc tầm phào như vậy (?!).
Nói về lịch sử của HP nước nhà, vào Bách khoa toàn thư mở Wikipedia; thì từ năm 1946 đến nay, nước ta có HP gốc và các lần sửa đổi vào các năm như sau:
Theo TS Nguyễn Sỹ Dũng đánh giá: “Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kỳ bản hiến pháp nào trên thế giới”.
Vậy thì, tại sao không lấy HP 1946 ra để làm cơ sở để sửa đổi, mà lại là HP 1992 đầy tranh cãi?
Tại sao nhân danh những nhà khoa học, các vị không nói ra điều này với những người lãnh đạo đất nước? mà cứ phải là sửa đổi từ HP 1992? và dựa vào bản HP này để sửa đổi?
Các vị nhân danh là những nhà khoa học hàng đầu mà việc tổ chức hội thảo của các vị chẳng đáng “khoa học” chút nào (?!). Nó đã không khoa học ngay từ điểm khởi đầu, thì làm sao mà có kết quả mong muốn được, hỡi những người làm… khoa học (?!).
Tết ra, tôi đọc một bài của nhà Ngoại giao Dương Danh Dy [chắc rằng không cần phải giải thích Bác là ai] trên Blog Nguyễn Xuân Diện; nhà Ngoại giao Dương Danh Dy vốn là người cẩn trọng, lịch sự; mà năm nay Bác đã phải cùng đến cụm từ “ăn theo, nói leo”; tôi là người ít tuổi, nên xin phép mượn Bác để nói cho trường hợp này; rằng, các vị chưa thoát ra được là những người “ăn theo, nói leo”.
Cũng đầu năm Tân Mão, trong bài viết: “Nguyễn Trường Tộ-nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, của tác giả Trần Khuê, đăng trên báo điện tử chungta.com, ngày 08/02/2011, khi tác giả nói về Nguyễn Trường Tộ: Suốt đời, ông đã tâm niệm: “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa”. Quả thực, tôi rất tâm đắc với tâm niệm này của cụ Nguyễn Trường Tộ.
Nên chăng, những người nhân danh là trí thức nước nhà; thôi thì, trừ những người “ăn theo, nói leo chuyên nghiệp"; thì số đông còn lại, ta cũng nên hiểu lại, đâu là “nhân”, đâu là “nghĩa”; và đâu là “bất nhân, bất nghĩa”… để còn kịp cứu nước nhà; thông qua việc sửa HP lần này; hay còn phải… tiếp tục Hội thảo như trên và...còn phải... "xin ý kiến lãnh đạo" để cho phép được sửa đổi đến mức nào?
Đã đến lúc phải đặt tâm niệm của cụ Nguyễn Trường Tộ vào việc “Sửa Hiến pháp để dân nắm mọi quyền lực”; mà báo chí đã nói từ trước tết Nguyên đán Tân Mão và trước ĐH XI vừa rồi.
Sửa đổi Hiến pháp và sự cứu nguy vận mệnh dân tộc Việt Nam
Trước khi viết bài này, thì ngay trong sáng nay (12/02), trên VNN đăng bài: “Những ngộ nhận về Hiến pháp”, bài của TS Nguyễn Sỹ Phương; đáng chú ý, khi tác giả viết [trích cả đoạn, phần tô đậm là tôi nhấn mạnh]:
Hiến pháp ta trong hầu hết các điều khoản đề cập đều mở đầu: “Công dân có quyền...”, và tại điều 51 còn quy định: "Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định". Cách trình bày đó dễ dẫn tới ngộ nhận quyền công dân do nhà nước cho mà có, mâu thuẫn với nguyên lý dân chủ: "mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá (chứ không phải nhà nước) cho họ những quyền không ai có thể chối cãi" (Tuyên ngôn độc lập). Ngộ nhận trên đồng nghĩa ngộ nhận coi hiến pháp là công cụ của nhà nước sinh ra để cai trị dân, tức nhà nước giữ quyền lập hiến - vốn đặc trưng của nhà nước quân chủ, chứ không phải như trong nhà nước dân chủ, hiến pháp là công cụ của dân, đưa ra những thước đo, chuẩn mực, quy tắc ứng xử, giới hạn pháp lý nhà nước được phép làm, hoặc phải làm, theo đúng những đòi hỏi của chủ nhân nó là người dân, tức nhân dân lập hiến hay người dân có quyền phúc quyết hiến pháp; điển hình như Hiến pháp EU, từng nước thành viên buộc phải tổ chức dân phúc quyết. Chính vì sinh ra để bảo đảm quyền, lợi ích của dân, nên hầu hết hiến pháp các nước hiện đại đều bắt đầu bằng chương mục: quyền cơ bản công dân. Sau đó mới đến các chương mục về bộ máy nhà nước để bảo đảm quyền đó.
Ở phần cuối bài, TS Nguyễn Sỹ Phương, viết tiếp:
Hiện ở ta, mối quan hệ giữa 3 cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp được bàn cãi nhiều về học thuật, theo lý thuyết tam quyền phân lập hay coi đó là một thể thống nhất có phân công phân nhiệm. Dù theo quan điểm nào thì câu hỏi thực tế vẫn phải trả lời là toà án khi thụ lý và ra phán quyết có phải xin ý kiến chỉ đạo của ai hay cấp nào không? Nếu có, thì pháp luật không còn là tối thượng mà người và cấp chỉ đạo mới là tối thượng ! không thể biện hộ bằng bất cứ quan điểm gì.
Hiện ở ta, mối quan hệ giữa 3 cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp được bàn cãi nhiều về học thuật, theo lý thuyết tam quyền phân lập hay coi đó là một thể thống nhất có phân công phân nhiệm. Dù theo quan điểm nào thì câu hỏi thực tế vẫn phải trả lời là toà án khi thụ lý và ra phán quyết có phải xin ý kiến chỉ đạo của ai hay cấp nào không? Nếu có, thì pháp luật không còn là tối thượng mà người và cấp chỉ đạo mới là tối thượng ! không thể biện hộ bằng bất cứ quan điểm gì.
Cảm ơn TS Nguyễn Sỹ Phương và TS Nguyễn Sỹ Dũng; tôi mượn nội dung nói trên đây của các vị, như muốn nói với những người có trách nhiệm (được phân công) trong việc sửa đổi HP lần này (2011), rằng:
- Từ sự đánh giá của TS Nguyễn Sỹ Dũng về HP 1946, thì nên lấy nó là HP gốc để sửa đổi (nếu cần); mà không phải là sửa đổi từ HP 1992; kể cả việc đưa ra Quốc hội để biểu quyết HP 1946, đem áp dụng mà không cần phải hội thảo, thêm bớt làm gì.
- HP sửa đổi lần này phải đảm bảo đúng với tên gọi của nó, tức là đúng nghĩa một bản HP; và phải đảm bảo rằng, mọi tổ chức phải chịu sự giám sát cuả HP, để đảm bảo tính tối thượng của HP mà như TS Nguyễn Sỹ Phương đã nói trên đây.
- Phải đặt tâm niệm của cụ Nguyễn Trường Tộ [đã nói trên đây] vào bản thân mình, trước khi bàn đến “Sửa Hiến pháp để dân nắm mọi quyền lực”.
- Hãy cứu nguy dân tộc Việt Nam! bởi vì “Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn”, là nỗi đau, sự mất mát khủng khiếp nhất của dân tộc Việt Nam; lần đầu tiên xẩy ra trong hơn 4000 năm lịch sử của mình; từ việc “mất gốc” rồi sẽ đến “làm một tỉnh, hoặc một khu tự trị cho giặc phương Bắc” chỉ là vấn đề thời gian; nguyên nhân từ đâu thì hẳn không cần giải thích; hoặc là đây, TS Hà Sỹ Phu đã giải thích trong bài “Vong bản từ đâu”; Bởi vậy, “Sửa Hiến pháp để dân nắm mọi quyền lực” theo đúng với tên gọi của nó, là sự sống còn của dòng máu Việt Nam.
12.02.2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment