Sunday, February 20, 2011

QUAN ĐIỂM của VIỆT NAM về INTERNET TƯƠNG ĐỐI GIỐNG VỚI TRUNG QUỐC (VOA)


Nguyễn Trung | Washington, DC  
Chủ nhật, 20 tháng 2 2011

Thưa quý vị, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ) có trụ sở ở New York mới ra một phúc trình về tình hình tự do báo chí toàn cầu năm 2010, trong đó nhận định rằng Việt Nam nằm trong số các nước ‘duy trì tình trạng kiểm soát Internet nghiêm ngặt nhất trên thế giới’. Để tìm hiểu kỹ hơn phần nói về Việt Nam trong bản báo cáo này, Nguyễn Trung đã trao đổi với ông Bob Dietz, người điều phối chương trình châu Á của CPJ. Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn trong chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ tuần này.

Ông Bob Dietz nhn đnh v vai trò ca các trang web xã hi đi vi vic cng c xã hi dân s: 'Tôi nghĩ chúng đóng vai trò nht đnh nào đó. Nhưng v cơ bn, điu dn ti thành công trong các cuc ni dy chng các chính quyn đc đoán không phi là vn đ k thut và công ngh. Điu gây thách thc đi vi nhà nước chính là người dân bày t quyết tâm và ý chí mt cách ci m và hòa bình. Tôi cho rng k c không có Facebook hay Twitter, chính ph vn s phi đi mt vi các bt mãn và bt đng t dân chúng'.

VOA: Trong phúc trình mới nhất, CPJ nhận định ra sao về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam?

Ông Bob Dietz: Chúng tôi thấy rằng tình hình vẫn vậy. Chính phủ vẫn tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận và đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt đối với những gì truyền thông, cả báo in, phát thanh lẫn báo mạng, có thể đưa tin.

VOA: Thưa ông, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo Quốc tế cho rằng vấn đề tự do Internet ở Việt Nam trong tình trạng tương tự như Trung Quốc. Xét về khía cạnh nào, thưa ông?

Ông Bob Dietz: Chúng tôi thấy quan điểm của Việt Nam về vấn đề Internet tương đối giống với Trung Quốc. Họ nhận ra rằng mạng toàn cầu là một thành phần quan trọng của nền kinh tế cũng như xã hội hiện đại, nên đã quyết tâm thúc đẩy việc mở rộng mạng lưới Internet trên toàn quốc.
Nhưng họ vẫn tiếp tục có ý định duy trì kiểm soát nội dung thông tin và bóp nghẹt tiếng nói họ cho là đe dọa tới chính quyền.

VOA: Khảo sát của cơ quan ông cho rằng chính phủ Việt Nam sử dụng ba biện pháp chính để kiểm soát không gian mạng Internet. Thưa ông, những phương thức đó là gì?

Ông Bob Dietz: Các biện pháp đó tương tự như Trung Quốc nhưng không giống hoàn toàn. Thứ nhất, họ chặn và lọc các website ở Việt Nam, nên người dân trong nước không thể tiếp cận các trang web mà chính phủ không đồng tình. 
Thêm nữa, họ rõ ràng đã sử dụng hacker để tiến hành các đợt tấn công trên mạng, bao gồm cả hình thức ‘từ chối dịch vụ’ (DOS), nhắm vào những trang web mà họ cảm thấy không hài lòng và muốn đánh sập.
Cuối cùng, nhà nước sử dụng các hệ thống luật lệ để bắt giữ và đe dọa các phóng viên cũng như blogger trong nước. Như vậy, có thể thấy họ dùng cả biện pháp kỹ thuật, luật pháp cũng như xã hội để chặn những lời chỉ trích chính phủ trên mạng.

VOA: Thưa ông, Hà Nội từng lên tiếng bác bỏ việc tấn công các trang web đối lập đồng thời khẳng định rằng, xin trích, ‘ở Việt Nam, quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận được bảo đảm và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật’, và rằng ‘những lo ngại cho rằng chính phủ đe dọa tự do chính kiến trên mạng và một thế giới Internet mở là không có cơ sở’. Suy nghĩ của ông ra sao?

Ông Bob Dietz: Chính phủ chắc chắn họ phải nhất quyết khẳng định họ không liên quan và không dính líu gì tới những vụ việc như vậy. Đây là chiến thuật Trung Quốc từng thực hiện. Dưới chỉ thị của chính phủ, ‘liên minh hacker áo đỏ’ và các nhóm khác rõ ràng hoạt động nhắm vào các mục tiêu trên mạng. Tôi thấy những lời phản bác của Việt Nam không thành thật.

VOA: Trong phúc trình của mình, CPJ cũng cho rằng ‘Việt Nam chặn trang web xã hội Facebook’. Theo ông, vì sao Hà Nội lại làm vậy?

Ông Bob Dietz: Mới đây, việc chặn Facebook cũng đã xảy ra ở Trung Đông nữa. Tôi nghĩ rằng không chỉ Facebook mà Twitter, Flickr hay thậm chí là cả các tin nhắn SMS là những phương tiện truyền tải thông tin mới trong xã hội, và chúng là những thách thức thực sự đối với các chính phủ.

Những trang web truyền tải nội dung thông thường phần lớn là mang tính thụ động. Còn các trang web xã hội giờ mới chính là những phương tiện mà ngày càng có nhiều người sử dụng để truyền tải thông tin. Tôi nghĩ rằng chính quyền đã nhận ra thách thức đối với quyền lực của mình từ các trang web xã hội như vậy.

VOA: Vậy, ông đánh giá ra sao về tầm quan trọng của các trang web xã hội như Facebook hay Twitter trong việc củng cố một xã hội dân sự?

Ông Bob Dietz: Tôi nghĩ chúng đóng vai trò nhất định nào đó. Nhưng về cơ bản, điều dẫn tới thành công trong các cuộc nổi dậy chống các chính quyền độc đoán không phải là vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Điều gây thách thức đối với nhà nước chính là người dân bày tỏ quyết tâm và ý chí một cách cởi mở và hòa bình.
Tôi cho rằng kể cả không có Facebook hay Twitter, chính phủ vẫn sẽ phải đối mặt với các bất mãn và bất đồng từ dân chúng. Các phương tiện kỹ thuật đó giúp người dân tổ chức để bày tỏ sự phản kháng, chứ không phải là động cơ chính.

VOA:
Ngoài việc dựa vào các thông tin từ các hãng thông tấn để thu nhập tin tức, Ủy ban Bảo vệ  Nhà báo Quốc tế có liên hệ với các blogger trong nước từng lên tiếng bị tấn công để nghe ý kiến trực tiếp của họ về tình hình báo chí ở Việt Nam hay không, thưa ông?
Ông Bob Dietz: Chúng tôi có liên hệ với một số người ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi phải rất thận trọng vì chúng tôi hiểu rằng việc chúng tôi trao đổi với những người đó có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của họ vì chúng tôi biết rằng chính quyền cũng tiến hành theo dõi người dân.

VOA: Vậy, trong bối cảnh ông vừa nêu lên, CPJ sẽ làm gì để bảo vệ các nhà báo và blogger ở Việt Nam?

Ông Bob Dietz: Điều chúng tôi đã làm là theo dõi sát tình hình ở Việt Nam và truyền tải thông tin ra bên ngoài. Chúng tôi cũng tiếp tục duy trì các liên lạc với một số người ở Việt Nam. Mang lại sự thay đổi nhanh chóng không phải là điều dễ dàng, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng.
Chúng tôi thấy rằng các phóng viên ở Việt Nam, không chỉ ký giả báo mạng mà còn các phóng viên thông thường khác, đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ.

Cám ơn ông Bob Dietz. Đến đây cũng đã kết thúc chuyên mục ‘Câu chuyện Việt Nam’ do Nguyễn Trung phụ trách, phát sóng vào lúc 10 giờ tối thứ Bảy hàng tuần. Quý vị có thể bình luận về bài phỏng vấn này cũng như đọc các tin tức mới nhất, xem các phóng sự video, bình luận, trao đổi với các độc giả khác trên trang web của chúng tôi ở địa chỉ www.voatiengviet.com cũng như trên các trang web xã hội Facebook, Twitter và Yahoo 360 độ plus. Nguyễn Trung xin chân thành cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình tuần sau.
.
.
.

No comments: