Lan Phương - VOA
Chủ nhật, 20 tháng 2 2011
Từ xưa đến nay, quyền cao chức trọng thường đi kèm theo với quà tặng đắt giá. Quan chức từ nước nhỏ đến nước lớn đều không thể tránh được những quà cáp do nước ngoài tặng trong các lễ nghi thù tiếp, chưa kể đến những quà tặng từ người trong nước dành cho họ. Tại Hoa Kỳ một quốc gia có lịch sử mới hơn 200 năm, có những luật lệ rất rõ ràng phân minh để xử lý vấn đề quà tặng. Mời quí vị theo dõi bài viết của Lan Phương trong Câu Chuyện Nước Mỹ tuần này.
Tặng quà gì mới xứng đáng cho một người đã có tất cả mọi thứ, từ trên 5 ngàn đầu đạn hạt nhân cho đến một nền kinh tế lớn nhất thế giới? Trong tuần qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho công bố một danh sách các quà tặng cùng trị giá của những món quà đó từ các nguyên thủ quốc gia trên thế giới biếu tổng thống Barack Obama và những nhân vật khác trong chính phủ.
Năm 2009 Tổng thống Obama đã nhận được một bức điêu khắc bằng gỗ mun trị giá 6 ngàn đô la từ Tổng thống Tanzania. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama nhận được một chuỗi ngọc trai đeo cổ trị giá 14 ngàn 200 đô la của quốc vương Abdullah nước Ả Rập Saudi. Tổng thống và nhân viên của ông nhận được tất cả 20 cặp khuy gài tay áo từ nhiều người quyền cao chức trọng ở nước ngoài gửi tặng.
Ấy thế nhưng tất cả những người may mắn như vậy đều không được phép giữ những món quà đó làm của riêng. Theo điều 1 chương 9 của Hiến Pháp Hoa Kỳ qui định thì "Không một ai nắm giữ chức vụ trong chính phủ được phép nhận mà không có sự đồng ý của quốc hội, bất cứ loại quà tặng, tiền bạc, chức, tước gì từ bất cứ vị vua, hoàng tử hay một chính phủ nước ngoài nào." Nhưng luật lệ đó không thể ngăn những người quyền cao chức trọng nước ngoài tặng quà cho các quan chức chính phủ Mỹ.
Danh sách quà tặng từ những quan chức chính phủ nước ngoài vào năm 2009 lên tới 950 ngàn đô la.
Mặc dù các giới chức chính phủ Mỹ không được phép giữ những quà tặng đó, nhưng thường thì họ vẫn nhận vì lý do được nêu lên trên giấy tờ khai báo: "không nhận sẽ làm cho người tặng và chính phủ Hoa Kỳ bẽ mặt." Hầu hết những quà tặng từ nước ngoài đều được giao nộp lại cho chính phủ liên bang. Quà của Tổng thống và Phó Tổng thống được đưa vào Văn Khố Quốc Gia. Còn quà cho các giới chức khác trong chính phủ thường được trả về cho cơ quan mà họ làm việc và được báo cáo với Cơ Quan Quản Trị Dịch Vụ Chung GSA của chính phủ Liên Bang. Tuy nhiên một số quà tặng được giữ lại chỉ được phép "dùng làm của công" mà thôi. Rất nhiều trong số những món quà giữ lại đó là những hiện vật để trang hoàng, như một tấm thảm do Thủ tướng Ấn Mahmohan Singh tặng cho Phó Tổng thống Joe Biden hay một bộ đồ sứ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tặng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Luật lệ liên bang cũng cho phép các giới chức chính phủ mua lại những quà tặng này. Nhưng trong năm 2009 chỉ có 5 người mua lại mà thôi.
Theo danh sách những món quà nước ngoài gửi tặng năm 2009 thì đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama được tặng quà nhiều nhất, với trị giá tổng cộng lên tới 244.266 đô la, sau đó mới đến Tổng thống Obama với 165.808 đô la. Tiếp theo là Ngoại trưởng Clinton. Phó Tổng thống Biden chỉ đứng hạng 7 trên danh sách 10 quan chức Mỹ được tặng quà nhiều nhất.
Tuy nhiên một quan chức Mỹ được nước ngoài tặng quà được phép giữ lại những món quà nhỏ, với trị giá dưới 30 đô la mỗi lần, theo như luật lệ dã được sửa đổi dưới thời Tổng thống Reagan.
Bất cứ món quà nào không do một quan chức chính phủ nước ngoài tặng được coi là một quà nội địa. Những món quà này được cho đi theo bất cứ cách gì mà Tổng thống và phu nhân muốn. Nếu họ muốn giữ, họ không phải mua lại từ chính phủ.
Thường thì Tổng thống và phu nhân chỉ giữ lại rất ít các quà tặng mà họ nhận được vì nhiều lý do. Sau đây là một số lý do cho việc không giữ quà tặng:
- Luật lệ buộc phải trả tiền cho một số những quà tặng từ nước ngoài.
- Đơn vị đặc trách quà tặng của Tòa Bạch Ốc liên tục nhận được vô số quà tặng của công chúng gửi tới, và hầu như không cách gì mà Tổng thống và phu nhân có thời giờ để mắt đến phần lớn những quà cáp này.
- Để bảo vệ Tổng thống và gia đình, Cơ Quan Bảo Vệ Yếu Nhân đòi hỏi phải hủy tất cả những quà tặng gì là đồ ăn thức uống, nước hoa hay các loại kem bôi ngoài da.
- Bất cứ những quà cáp gì mà Tổng thống và đệ nhất phu nhân giữ lại cũng phải báo cáo cho Sở đặc trách về Đạo đức của chính phủ.
- Tổng thống và phu nhân có thể phải trả thuế liên bang đánh trên trị giá của những món quà tặng mà họ giữ.
Tất cả những món quà mà Tổng thống và phu nhân không giữ lại đều được đơn vị đặc trách quà tặng của Tòa Bạch Ốc đưa vào Văn Khố Quốc Gia như đã nói ở trên, và chúng trở thành một phần của bộ sưu tập trong viện bảo tàng thư viện của Tổng thống. Hầu hết các quà tặng nội địa mà Tổng thống và phu nhân không giữ lại được đem tặng cho các tổ chức từ thiện hay các tổ chức phi chính phủ hoặc chuyển giao cho Văn Khố Quốc Gia để giữ cho thư viện Tổng thống sau này.
Xin nhắc lại, dưới thời Tổng thống Reagan, luật lệ giữ quà tặng đã được sửa đổi để nâng tổng số trị giá các món quà mà các quan chức được phép giữ từ 100 đô la lên 180 đô la trong một năm.
Cũng xin thuật lại với quí vị về một món quà tặng của Liên Bang Xô Viết thời chiến lạnh, trên nguyên tắc là do các em học sinh Xô Viết gửi tặng cho đại sứ Mỹ Averell Harriman năm 1946. Đó là một mô hình dấu triện của Hoa Kỳ khắc trên gỗ, lớn vào khoảng hơn nửa mét.
Đại sứ Harriman đã treo nó trong Spaso House, tư dinh của đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Moscow.
Đến năm 1952 dưới thời đại sứ George Kennan, một vụ thanh tra kỹ thuật của cơ quan phản gián Mỹ đã khám phá một máy vi âm có thể được khởi động từ xa bằng tín hiệu radio đã bị lén gài đặt trong món quà tặng này.
Đến năm 1960, khi Liên Xô đem vụ máy bay U-2 của Hoa Kỳ bị bắn rơi trên không phận của Liên Xô ra trước Hội Đồng Bảo An, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, ông Henry Cabot Lodge, Jr. đã trưng dẫn vụ Xô Viết giấu dụng cụ do thám trong dấu triện lớn làm quà tặng cho đại sứ Mỹ để làm bằng chứng cho thấy Liên Xô cũng do thám Hoa Kỳ, và đã chặn được một nghị quyết do Liên Xô đề xuất lên án Hoa Kỳ về vụ máy bay U-2 tại Hội Đồng Bảo An.
Xin quí vị đóng góp ý kiến về vấn đề quà tặng cho các quan chức chính phủ. Lan Phương chân thành cảm ơn quí vị.
Năm 2009 Tổng thống Obama đã nhận được một bức điêu khắc bằng gỗ mun trị giá 6 ngàn đô la từ Tổng thống Tanzania. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama nhận được một chuỗi ngọc trai đeo cổ trị giá 14 ngàn 200 đô la của quốc vương Abdullah nước Ả Rập Saudi. Tổng thống và nhân viên của ông nhận được tất cả 20 cặp khuy gài tay áo từ nhiều người quyền cao chức trọng ở nước ngoài gửi tặng.
Ấy thế nhưng tất cả những người may mắn như vậy đều không được phép giữ những món quà đó làm của riêng. Theo điều 1 chương 9 của Hiến Pháp Hoa Kỳ qui định thì "Không một ai nắm giữ chức vụ trong chính phủ được phép nhận mà không có sự đồng ý của quốc hội, bất cứ loại quà tặng, tiền bạc, chức, tước gì từ bất cứ vị vua, hoàng tử hay một chính phủ nước ngoài nào." Nhưng luật lệ đó không thể ngăn những người quyền cao chức trọng nước ngoài tặng quà cho các quan chức chính phủ Mỹ.
Danh sách quà tặng từ những quan chức chính phủ nước ngoài vào năm 2009 lên tới 950 ngàn đô la.
Mặc dù các giới chức chính phủ Mỹ không được phép giữ những quà tặng đó, nhưng thường thì họ vẫn nhận vì lý do được nêu lên trên giấy tờ khai báo: "không nhận sẽ làm cho người tặng và chính phủ Hoa Kỳ bẽ mặt." Hầu hết những quà tặng từ nước ngoài đều được giao nộp lại cho chính phủ liên bang. Quà của Tổng thống và Phó Tổng thống được đưa vào Văn Khố Quốc Gia. Còn quà cho các giới chức khác trong chính phủ thường được trả về cho cơ quan mà họ làm việc và được báo cáo với Cơ Quan Quản Trị Dịch Vụ Chung GSA của chính phủ Liên Bang. Tuy nhiên một số quà tặng được giữ lại chỉ được phép "dùng làm của công" mà thôi. Rất nhiều trong số những món quà giữ lại đó là những hiện vật để trang hoàng, như một tấm thảm do Thủ tướng Ấn Mahmohan Singh tặng cho Phó Tổng thống Joe Biden hay một bộ đồ sứ của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì tặng Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Luật lệ liên bang cũng cho phép các giới chức chính phủ mua lại những quà tặng này. Nhưng trong năm 2009 chỉ có 5 người mua lại mà thôi.
Theo danh sách những món quà nước ngoài gửi tặng năm 2009 thì đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama được tặng quà nhiều nhất, với trị giá tổng cộng lên tới 244.266 đô la, sau đó mới đến Tổng thống Obama với 165.808 đô la. Tiếp theo là Ngoại trưởng Clinton. Phó Tổng thống Biden chỉ đứng hạng 7 trên danh sách 10 quan chức Mỹ được tặng quà nhiều nhất.
Tuy nhiên một quan chức Mỹ được nước ngoài tặng quà được phép giữ lại những món quà nhỏ, với trị giá dưới 30 đô la mỗi lần, theo như luật lệ dã được sửa đổi dưới thời Tổng thống Reagan.
Bất cứ món quà nào không do một quan chức chính phủ nước ngoài tặng được coi là một quà nội địa. Những món quà này được cho đi theo bất cứ cách gì mà Tổng thống và phu nhân muốn. Nếu họ muốn giữ, họ không phải mua lại từ chính phủ.
Thường thì Tổng thống và phu nhân chỉ giữ lại rất ít các quà tặng mà họ nhận được vì nhiều lý do. Sau đây là một số lý do cho việc không giữ quà tặng:
- Luật lệ buộc phải trả tiền cho một số những quà tặng từ nước ngoài.
- Đơn vị đặc trách quà tặng của Tòa Bạch Ốc liên tục nhận được vô số quà tặng của công chúng gửi tới, và hầu như không cách gì mà Tổng thống và phu nhân có thời giờ để mắt đến phần lớn những quà cáp này.
- Để bảo vệ Tổng thống và gia đình, Cơ Quan Bảo Vệ Yếu Nhân đòi hỏi phải hủy tất cả những quà tặng gì là đồ ăn thức uống, nước hoa hay các loại kem bôi ngoài da.
- Bất cứ những quà cáp gì mà Tổng thống và đệ nhất phu nhân giữ lại cũng phải báo cáo cho Sở đặc trách về Đạo đức của chính phủ.
- Tổng thống và phu nhân có thể phải trả thuế liên bang đánh trên trị giá của những món quà tặng mà họ giữ.
Tất cả những món quà mà Tổng thống và phu nhân không giữ lại đều được đơn vị đặc trách quà tặng của Tòa Bạch Ốc đưa vào Văn Khố Quốc Gia như đã nói ở trên, và chúng trở thành một phần của bộ sưu tập trong viện bảo tàng thư viện của Tổng thống. Hầu hết các quà tặng nội địa mà Tổng thống và phu nhân không giữ lại được đem tặng cho các tổ chức từ thiện hay các tổ chức phi chính phủ hoặc chuyển giao cho Văn Khố Quốc Gia để giữ cho thư viện Tổng thống sau này.
Xin nhắc lại, dưới thời Tổng thống Reagan, luật lệ giữ quà tặng đã được sửa đổi để nâng tổng số trị giá các món quà mà các quan chức được phép giữ từ 100 đô la lên 180 đô la trong một năm.
Cũng xin thuật lại với quí vị về một món quà tặng của Liên Bang Xô Viết thời chiến lạnh, trên nguyên tắc là do các em học sinh Xô Viết gửi tặng cho đại sứ Mỹ Averell Harriman năm 1946. Đó là một mô hình dấu triện của Hoa Kỳ khắc trên gỗ, lớn vào khoảng hơn nửa mét.
Đại sứ Harriman đã treo nó trong Spaso House, tư dinh của đại sứ Hoa Kỳ tại thủ đô Moscow.
Đến năm 1952 dưới thời đại sứ George Kennan, một vụ thanh tra kỹ thuật của cơ quan phản gián Mỹ đã khám phá một máy vi âm có thể được khởi động từ xa bằng tín hiệu radio đã bị lén gài đặt trong món quà tặng này.
Đến năm 1960, khi Liên Xô đem vụ máy bay U-2 của Hoa Kỳ bị bắn rơi trên không phận của Liên Xô ra trước Hội Đồng Bảo An, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, ông Henry Cabot Lodge, Jr. đã trưng dẫn vụ Xô Viết giấu dụng cụ do thám trong dấu triện lớn làm quà tặng cho đại sứ Mỹ để làm bằng chứng cho thấy Liên Xô cũng do thám Hoa Kỳ, và đã chặn được một nghị quyết do Liên Xô đề xuất lên án Hoa Kỳ về vụ máy bay U-2 tại Hội Đồng Bảo An.
Xin quí vị đóng góp ý kiến về vấn đề quà tặng cho các quan chức chính phủ. Lan Phương chân thành cảm ơn quí vị.
.
.
.
No comments:
Post a Comment